Những biểu hiện và biện pháp phòng bệnh tôm hồng thân hiệu quả

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:55:00 - 24/06/2022

Trong các loại bệnh trên tôm thì bệnh hồng thân là một trong những loại bệnh vô cùng nguy hiểm có thể gây chết tôm hàng loạt, thậm chí thiệt hại toàn bộ ao nuôi nếu không có biện pháp chữa trị và phòng ngừa kịp thời. Vì vậy, để hiểu rõ bệnh tôm bị hồng thân, bà con nuôi tôm cần hiểu rõ tác động gây bệnh, biểu hiện và các với cách phòng ngừa để có thể nuôi tôm an toàn hiệu quả nhất nhé !!

 

Nguyên nhân dẫn đến tôm bị hồng thân?


Tôm bị hồng thân hay còn gọi là bệnh đỏ thân trên tôm thường do chủng virus WSSV ( White spot syndrome virus) kết hợp với các loài vi khuẩn bội nhiễm Vibrio vulnificus, Stapphylococus spl, V.anginolyticus… Virus WSSV có độc lực mạnh tấn công mô tế bào, khiến tế bào bị tổn thương và gây chết tôm ở hầu hết giai đoạn từ ấu trùng đến khi trưởng thành. Nếu tôm bị nhiễm bệnh này sẽ gây thiệt hại lớn cho người nông dân.

 

Dấu hiệu nhận biết tôm bị hồng thân


— Biểu hiện của tôm thẻ bị hồng thân khá rõ ràng, tôm ăn yếu, tấp vào gần bờ, quan sát cơ thể tôm có màu hồng hoặc đỏ bầm.


— Ngoài ra, tôm còn xuất hiện các đốm trắng nhỏ và gan tụy có màu trắng xám.


— Bệnh đặc biệt nguy hiểm nếu ao nuôi bị nhiễm nặng, có thể gây chết rải rác sau từ 5 – 7 ngày ủ bệnh.


Tôm bị hồng thân có thể chế sau 5 - 7 ngày ủ bệnh


Bệnh hồng thân trên tôm có thể chế sau 5 – 7 ngày ủ bệnh


Điều trị bệnh đường ruột trên tôm 02936297986, bệnh đầu vàng


Tôm bị hồng thân có biện pháp chữa trị và phòng ngừa như thế nào?


Đây là hội chứng mới nên chỉ có biện pháp phòng ngừa chứ chưa có cách chữa trị hiệu quả. Bà con có thể sử dụng phương pháp PCR để kiểm tra và loại bỏ những con giống có bị nhiễm bệnh, lựa chọn những con giống có sức đề kháng tốt, khỏe mạnh nên chọn mùa thích hợp để nuôi tôm.


— Xử lý, cải cách đáy ao bằng cách đánh tạt để diệt giáp xác động vật và các cá thể bệnh khác rồi cấy nấm vi sinh cho ao nuôi.


— Bổ sung thêm vitamin C, B, A, các loại khoáng chất thiết yếu cho khẩu phần ăn của tôm.

 

Thường xuyên ổn định môi trường ao nuôi bằng cách sử dụng men vi sinh, sử dụng hàng ngày với liều lượng theo sự hướng dãn của nhà sản xuất. Nếu phát hiện tôm bị hồng thân nhiễm bệnh trong giai đoạn tôm thương phẩm thì nên thu hoạch ngay, sau đó xử lý nước ao trước khi thải đi.


Hiện tại, tôm thẻ bị hồng thân vẫn là một trong những bệnh chỉ có các biện pháp phòng ngừa bệnh chứ chưa có phương pháp phòng ngừa hiệu quả. Để ngăn ngừa bệnh, ngay từ đầu cần chú ý đến việc lựa chọn nguồn giống tốt, nuôi tôm theo kỹ thuật, áp dụng các phương pháp PCR để có thể loại bỏ các con giống nhiễm virus WSSV.


Với bệnh hồng thân trên tôm, bà con sẽ nuôi tôm an toàn sinh học, thường xuyên sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý ao nuôi tôm và bổ sung các chế phẩm sinh học, các loại men vi sinh để tăng sức đề kháng cho tôm trước những mầm bệnh nguy hiểm.


Mọi thông tin cần tư vấn về tôm bị hồng thân và đặt hàng các sản phẩm chữa bệnh trên tôm, xin quý khách vui lòng liên hệ đến Nikolet để được các kỹ thuật viên tư vấn và mua hàng trực tuyến.


Nguồn Internet


 
bình luận 0 Lượt xem 379

Bài liên quan

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Theo: admin - Cập nhật lúc: 10:41:27 - 29/03/2024

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Xem chi tiết

Kỹ thuật cải tạo ao, đầm

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:25:13 - 27/03/2024

Trong nuôi trồng thủy sản thì khâu cải tạo ao, đầm rất là quan trọng, bởi vì sau một vụ nuôi: Phân cá, thức ăn dư thừa, các chất thải và mầm bệnh lắng đọng...

Xem chi tiết

Trà Vinh nuôi tôm nước lợ: Bám sát 06 giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:07:33 - 26/03/2024

Trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) diện tích nuôi tôm nước lợ năm 2023 đạt 677.781ha; tổng sản lượng đạt 939.701 tấn (tôm sú 258.512 tấn, tôm thẻ 681,189 tấn); chiếm tỷ trọng 93% và sản lượng chiếm 86% so với cả nước.

Xem chi tiết

Khí độc ao tôm: Nguy cơ và hướng xử lý

Theo: admin - Cập nhật lúc: 10:30:06 - 25/03/2024

Ao tôm khi nuôi khoảng 1 tháng thì bắt đầu có khí độc NH3, NO2 do thức ăn dư thừa, phân tôm, bùn sìn, tảo tàn.

Xem chi tiết
Xem chi tiết
        

CÔNG TY TNHH NIKOLET

MST: 6300304627 Do Sở KH & ĐT tỉnh Hậu Giang cấp ngày 18/09/2019

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thêm - Chức vụ Giám đốc

Địa chỉ: Tỉnh lộ 925, Ấp Thạnh Thuận, Xã Đông Thạnh, Huyện Châu Thành, Hậu Giang

Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 8B, Đường số 9, KDC Hồng Phát, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 02936297986 - 0946666674

Website: www.nikolet.com.vn  - Email: mcthem@yahoo.com.vn

Tổng lượt truy cập: 94228
Đang truy cập: 1

Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com