Tôm thẻ chân trắng mắc bệnh đen mang

Theo: admin - Cập nhật lúc: 14:41:00 - 01/10/2021

Nguyên nhân bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng thường là do ao bị ô nhiễm, nước trong ao lâu ngày không được làm sạch, trong ao có nhiều tạp chất hữu cơ, tảo tàn, thức ăn dư thừa,...



Bệnh ở tôm thẻ chân trắng rất nhiều và đa dạng, điều này gây khó khăn cho các hộ gia đình muốn lập nghiệp bằng nghề nuôi tôm thẻ này. Một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay là bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng. Đen mang là căn bệnh thường thấy khiến nhiều hộ nuôi tôm lo lắng. Vậy nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là gì và khi tôm mắc bệnh đen mang bà con cần phải làm gì để điều trị cũng như phòng ngừa để nó không tái phát trở lại?
bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng


Bệnh đen mang thường gặp ở tôm thẻ chân trắng


Các triệu chứng của bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng


– Mang tôm có màu đen hoặc màu nâu. Khi bị nhiễm nặng các bộ phận, chân và đuôi cũng bị đen.


– Tôm thường bị nổi đầu do thiếu oxy, bơi lờ đờ trên mặt nước hoặc bơi dạt vào bờ.


– Tôm bị bệnh mang đen thường giảm ăn, chậm lớn và chết khi có thêm các tác nhân khác.


– Ngoài ra không chỉ phát hiện bệnh trên tôm, bà con cũng cần chú ý đến nước ao nuôi. Khi tôm trong ao bị bệnh thì đáy ao cũng yếu khí, nhiều bùn đen, tảo dày, khí độc cao. Đặc biệt bệnh đen mang ở tôm thường xuất hiện trong ao nuôi có mật độ con giống cao, sục khí không đủ, không thay nước, ít sử dụng vi sinh xử lý đáy.


Nguyên nhân dẫn đến bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng


+ Nguyên nhân của bệnh đen mang tôm trên tôm thẻ thường là do ao bị ô nhiễm, nước trong ao không được làm sạch lâu ngày.


+ Trong ao có nhiều các tạp chất, chất hữu cơ, tảo tàn và thức ăn thừa. Đáy ao có nhiều bùn bã hữu cơ, hàm lượng nitrat và các khí độc amoniac cao.


+ Mang và vỏ tôm bị đóng rong làm cho các chất hữu cơ dễ bám vào và làm mang tôm chuyển màu.


+ Do pH nước thấp, trong nước nếu có nhiều ion kim loại nặng (nhôm, sắt), muối của chúng kết tụ trên mang tôm làm chuyển màu đen.


Cách trị bệnh đen mang hiệu quả cho tôm thẻ chân trắng


– Khi phát hiện tôm bị đen mang cần phải giảm ngay lượng thức ăn dư thừa trong ao, nếu có điều kiện thuận lợi thì nên thay nước ao, lưu ý cần có ao lắng để xử lý nước trước khi đưa vào ao nuôi.


– Tiếp theo bà con có thể sử dụng sản phẩm đặc trị đen mang trên tôm ACTION , hòa với nước sạch, tạt đều ao vào lúc 8-10 giờ sáng ( nên sử dụng vào lúc trời nắng); mở quạt nước mạnh giúp sạch mang tôm nhanh chóng.


– Sau 2 ngày điều trị bằng ACTION bà con sử dụng vi sinh xử lý đáy ao để phân hủy các chất hữu cơ dư thừa tích tụ đáy ao và làm sạch nước ao nuôi, ngăn bệnh tái phát cho tôm.


– Nếu phát hiện có khí độc NH3, NO2 thì có thể sử dụng AQUA-YUCCA (nước) để hấp thụ khí độc, làm sạch môi trường nước.


Khi phát hiện tôm bị đen mang bà con cần phải giảm ngay lượng thức ăn dư thừa trong ao


Cách phòng bệnh đen mang trên tôm thẻ


Để phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng, bà con nên tìm hiểu các thông tin dưới đây:


– Bệnh đóng rong thường xuất hiện trong giai đoạn tôm lớn từ 2 tháng trở lên. Để phòng bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng hiệu quả cần phải đảm bảo các yếu:


+ Quản lý khẩu phần ăn của tôm sao cho không quá dư thừa, nên trộn thêm Vitamin C vào thức ăn tôm thẻ chân trắng giúp tôm đề kháng tốt.


+ Thường xuyên theo dõi mật độ tảo, màu nước trong ao nuôi tôm để kịp thời xử lý. Đảm bảo màu nước, độ pH trong ao ở mức ổn định.


+ Nên chọn con giống chất lượng cao, kết hợp áp dụng nuôi tôm theo công nghệ sinh học để đảm bảo tôm khỏe mang lại vụ mùa thắng lợi.


Trên đây là những nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa khi tôm mắc bệnh đen mang.


 

 
bình luận 0 Lượt xem 634

Bài liên quan

Lưu ý nuôi tôm càng xanh toàn đực

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:14:29 - 17/04/2024

Trong kỹ thuật nuôi tôm càng xanh toàn đực thì việc cho ăn cần phải được theo dõi thường xuyên.

Xem chi tiết

Bảo vệ tôm nuôi trong thời điểm nắng nóng

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:29:39 - 16/04/2024

Theo dự báo của ngành chuyên môn, nắng nóng sẽ tiếp tục kéo dài cho đến ngày 20/4 và sau đó sẽ có mưa nhưng không liên tục. Hiện tại, thời tiết những ngày tháng 4 đang vào cao điểm nắng nóng gay gắt, sự chênh lệch về nhiệt độ giữa ngày và đêm khá cao, có thể dẫn đến môi trường ao nuôi dễ biến động, rủi ro tôm nuôi dễ mắc bệnh hoại tử gan tụy cấp, phân trắng, vi bào tử trùng…

Xem chi tiết

Có nên bổ sung thức ăn cho nuôi tôm quảng canh

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:17:21 - 15/04/2024

Nuôi tôm quảng canh dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên là chủ yếu. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn phát triển của tôm lại cần bà con bổ sung thêm nguồn thức ăn bên ngoài. Điều này có thật sự cần thiết hay không? Hãy cùng bài viết đi tìm câu trả lời có nên bổ sung thức ăn cho nuôi tôm quảng canh không nhé!

Xem chi tiết

Nuôi tôm trong điều kiện thời tiết bất lợi

Theo: admin - Cập nhật lúc: 10:27:58 - 13/04/2024

Hiện nay, thời tiết vào mùa nắng nóng xen kẽ những cơn mưa, rất dễ làm môi trường ao nuôi biến động mạnh, ảnh hưởng đến sức đề kháng của tôm nuôi. Do đó, mầm bệnh có cơ hội để phát triển, làm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng tôm nuôi.

Xem chi tiết
Xem chi tiết
        

CÔNG TY TNHH NIKOLET

MST: 6300304627 Do Sở KH & ĐT tỉnh Hậu Giang cấp ngày 18/09/2019

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thêm - Chức vụ Giám đốc

Địa chỉ: Tỉnh lộ 925, Ấp Thạnh Thuận, Xã Đông Thạnh, Huyện Châu Thành, Hậu Giang

Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 8B, Đường số 9, KDC Hồng Phát, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 02936297986 - 0946666674

Website: www.nikolet.com.vn  - Email: mcthem@yahoo.com.vn

Tổng lượt truy cập: 97232
Đang truy cập: 4

Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com