Đề phòng dịch bệnh thủy sản trong mùa mưa lũ

Theo: Admin - Cập nhật lúc: 11:24:18 - 13/10/2020

Hiện tượng biến đổi khí hậu, thời tiết không theo quy luật có chiều hướng gia tăng và có khả năng xảy ra siêu bão, bão mạnh, lũ lớn, khiến diện tích các vùng nuôi trồng thủy sản có nguy cơ ngập úng cao, gây thất thoát tôm, cá và thiệt hại cho người chăn nuôi. Bên cạnh đó, thời tiết thay đổi đột ngột khiến thủy sản sinh trưởng và phát triển kém. Vì vậy, bà con nông dân cần chủ động các biện pháp phòng chống dịch bệnh, lũ lụt, để bảo vệ thủy sản nuôi trong mùa mưa bão.


thuỷ sản


 

Trong các đợt mưa bão thường có sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa và đây là điều kiện thuận lợi để mầm bệnh phát triển. Nếu công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản không được thực hiện tốt, khi có sự trao đổi nước giữa các thủy vực tự nhiên và vùng nuôi thủy sản sẽ làm lây lan các mầm bệnh phổ biến cho cá nuôi như các bệnh do ký sinh trùng (bệnh trùng bánh xe, trùng quả dưa, nấm thủy mi, rận cá, bệnh đóng rong ở tôm…), các bệnh do vi khuẩn, vi rút (bệnh ghẻ hay còn gọi là bệnh đốm đỏ, bệnh viêm ruột, đốm trắng, hoại tử gan tụy...).

 

 

 

Để chủ động bảo vệ thủy sản, giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất do mưa bão gây ra, người nuôi cần thường xuyên quan sát tình trạng cá, tôm bơi lội trong ao. Khi có hiện tượng cá, tôm nổi đầu cần xác định nguyên nhân là do đâu, nếu là do thiếu ô xy, cần tăng quạt nước hoặc phun nước, giảm lượng thức ăn, thay một phần nước ao, hoặc cấp thêm nước mới vào ao, tiến hành san thưa để giảm bớt mật độ. Đối với ao nuôi sau mỗi lần thay nước người nuôi phải xử lý nước bằng cách tạt vôi bột (vôi nông nghiệp) với liều lượng 3kg/m3 nước để làm sạch nước. Thường xuyên theo dõi mức nước, màu nước trong ao để kịp thời điều chỉnh; theo dõi thời tiết nhất là những tháng chuyển mùa và những ngày chuyển trời để kịp thời điều chỉnh lượng thức ăn.

 

 

 

Bên cạnh đó, người nuôi cần tăng cường sức đề kháng cho thủy sản nuôi như bổ sung vitamin C trộn vào thức ăn cho cá ăn hàng ngày. Liều lượng sử dụng tùy theo đối tượng nuôi, ví dụ như rô phi là 50 - 60 mg/kg cá/ngày. Hoặc sử dụng chế phẩm sinh học probiotic và enzyme tổng hợp để tăng cường tiêu hóa và bảo vệ đường ruột. Liều lượng và cách sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc sử dụng dầu mực nhằm bao bọc thức ăn và thuốc, tránh tan rữa nhanh trong môi trường nước. Tạo mùi hấp dẫn cho cá, tôm bắt mồi nhiều.

 

 

 

Đối với ao nuôi cá, sau mỗi lần thay nước người nuôi phải xử lý nước bằng cách tạt vôi bột (vôi nông nghiệp) với liều lượng 2-3kg/100m3nước. Người nuôi tôm cần chủ động dự trữ các loại vôi, hóa chất, chế phẩm sinh học, men vi sinh dùng để xử lý môi trường nước. Bên cạnh đó, người nuôi cũng cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra yếu tố môi trường như: pH, nhiệt độ, độ kiềm, độ mặn, độ trong… để có biện pháp điều chỉnh phù hợp. Cần rải vôi bột xung quanh bờ ao; sau các trận mưa lớn nên rút bớt nước tầng mặt hoặc bổ sung nước mặn từ ao chưa lắng/xử lý (nếu có điều kiện) và chạy quạt/sục khí để hạn chế hiện tượng phân tầng nước trong ao nuôi. Đồng thời bổ sung khoáng chất, vitamin nhằm tăng cường sức đề kháng cho tôm, cá nuôi.

 

 

 

Đối với nuôi tôm, người nuôi cần thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường nước ao và biểu hiện hoạt động của tôm nuôi. Nếu không thực sự cần thiết, người nuôi không nên sử dụng trực tiếp nguồn nước ngoài sông, rạch đưa vào ao nuôi tôm, mà lấy nước qua ao lắng và xử lý nước trước khi bơm vào ao nuôi tôm. Người nuôi cũng cần bổ sung men tiêu hóa, khoáng chất trong khẩu phần thức ăn tôm nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật để giúp tôm nuôi tăng sức đề kháng, chống chịu các điều kiện thời tiết bất thường. Khi có hiện tượng bất thường, người nuôi cần liên hệ với cán bộ khuyến nông cơ sở để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh thiệt hại.

 

 

 

Ngoài ra, người nuôi cũng cần bảo đảm môi trường ao nuôi cho cá, tôm bằng các biện pháp hóa dược như sử dụng bột đá, vôi bột, vôi nước bón định kỳ cho ao nuôi, liều lượng tùy theo đối tượng nuôi. Có thể sử dụng chất khác như Zeolite bón vào 3 tháng cuối chu kỳ nuôi để chúng hấp thu các độc tố (NH3, H2S) và kim loại nặng, liều dùng 1-2kg/100m3, định kỳ 10 ngày/lần.

 

 

 

Đối với các loài nhuyễn thể nuôi (ngao/nghêu, hầu, sò huyết…), người nuôi cần thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường cơ bản (như pH, nhiệt độ, độ mặn…) vùng nuôi, vệ sinh bãi nuôi sạch sẽ, chủ động san thưa, không để mật độ nuôi quá dày.

 

 

 

Đối với nuôi cá lồng, bè cần sử dụng chất khử trùng treo trong lồng/bè để khử trùng môi trường nước, diệt các tác nhân gây bệnh cho cá nuôi. Sử dụng vôi bột đựng trong bao tải treo ở đầu nguồn nước hoặc khu vực cho ăn trong các lồng bè. Treo túi cách mặt nước khoảng 1/3 - 1/2 độ sâu của nước trong lồng/bè. Liều lượng sử dụng là 2 - 4 kg vôi/10m3 nước. Khi vôi tan hết lại tiếp tục treo túi khác. Hoặc sử dụng hóa chất có thành phần chính là Tricloisoxianuric axit đựng trong túi vải treo trong lồng, bè (vị trí và độ sâu treo như túi vôi). Liều lượng sử dụng là 50g/10m3nước, khi thuốc tan hết thì bổ sung thuốc mới.

 

 

 
bình luận 0 Lượt xem 404

Bài liên quan

Kỹ thuật cải tạo ao, đầm

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:25:13 - 27/03/2024

Trong nuôi trồng thủy sản thì khâu cải tạo ao, đầm rất là quan trọng, bởi vì sau một vụ nuôi: Phân cá, thức ăn dư thừa, các chất thải và mầm bệnh lắng đọng...

Xem chi tiết

Trà Vinh nuôi tôm nước lợ: Bám sát 06 giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:07:33 - 26/03/2024

Trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) diện tích nuôi tôm nước lợ năm 2023 đạt 677.781ha; tổng sản lượng đạt 939.701 tấn (tôm sú 258.512 tấn, tôm thẻ 681,189 tấn); chiếm tỷ trọng 93% và sản lượng chiếm 86% so với cả nước.

Xem chi tiết

Khí độc ao tôm: Nguy cơ và hướng xử lý

Theo: admin - Cập nhật lúc: 10:30:06 - 25/03/2024

Ao tôm khi nuôi khoảng 1 tháng thì bắt đầu có khí độc NH3, NO2 do thức ăn dư thừa, phân tôm, bùn sìn, tảo tàn.

Xem chi tiết

Đắt như tôm tươi, ở ĐBSCL, cứ 1kg tôm bằng tiền bán 27kg lúa, có nhà giàu sụ nhờ nuôi tôm

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:25:25 - 23/03/2024

Nghe là biết con tôm bán chạy và được nhiều người mua như thế nào rồi. Vì con tôm có giá trị dinh dưỡng cao nên thuộc vào hàng quý. Có người bảo, 13 tỉnh ĐBSCL sản xuất 1 vụ lúa có thể nuôi người dân trong vùng khoảng 5 năm...

Xem chi tiết
Xem chi tiết
        

CÔNG TY TNHH NIKOLET

MST: 6300304627 Do Sở KH & ĐT tỉnh Hậu Giang cấp ngày 18/09/2019

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thêm - Chức vụ Giám đốc

Địa chỉ: Tỉnh lộ 925, Ấp Thạnh Thuận, Xã Đông Thạnh, Huyện Châu Thành, Hậu Giang

Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 8B, Đường số 9, KDC Hồng Phát, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 02936297986 - 0946666674

Website: www.nikolet.com.vn  - Email: mcthem@yahoo.com.vn

Tổng lượt truy cập: 94135
Đang truy cập: 1

Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com