Kỹ thuật lót bạt ao nuôi tôm đạt năng suất, hiệu quả cao bà con nên biết

Theo: - Cập nhật lúc: 11:36:09 - 11/01/2021

Kỹ thuật lót bạt ao nuôi tôm hiện nay đang được bà con rất đặc biệt quan tâm. Vì mô hình nuôi tôm bằng lót bạt nền đáy là phương pháp giúp kiểm soát tốt chất lượng nước, kiểm soát chất thải để ngăn ngừa dịch bệnh trên tôm nuôi. Và để nhằm nâng cao hiệu quả của phương pháp nuôi tôm lót bạt nền đáy, bà con cần phải chuẩn bị tốt quá trình xử lý ao nuôi, thả giống và quá trình chăm sóc tôm cho đến khi thu hoạch.


Điều trị bệnh đường ruột trên tôm 02936297986, bệnh đầu vàng


Chú ý khi lót bạt đáy ao nuôi tôm
– Trong kỹ thuật lót bạt ao nuôi tôm khâu chuẩn bị là quan trọng nhất. Trước khi lót bạt cần xử lý đáy ao nuôi thần kỹ sao cho đáy ao phẳng, không còn những dị vật khiến bạt rách, đặc biệt không được hút thuốc gần nơi có bạt.

– Hàn các tấm bạt với nhau: sử dụng máy hàn nhiệt kết dính 2 mép bạt với nhau sao cho mép 2 tấm bạt phải ở vị trí phẳng nhất nơi đáy ao, điều đó tránh được mối hàn bị hở trong quá trình hàn nhiệt

– Ngay sau khi hàn và trải bạt trong nền ao hoàn tất hãy cố định các mép bạt bằng cách chôn sâu mép bạt ở các bờ xung quanh áo. Nên chôn sâu từ 20 cm trở lên để đảm bảo mép bạt không bị bung ra khi gặp các điều kiện bất thường như mưa gió, bão … xói mòn bờ ao …

 

Kỹ thuật lót bạt ao nuôi tôm hiệu quả
Chuẩn bị ao nuôi tôm lót bạt nền đáy

Để áp dụng phương pháp nuôi tôm lót bạt nền đáy, trong quá trình xử lý ao, bà con cần làm phẳng đáy ao dọn dẹp sạch sẽ mặt phẳng và loại bỏ các vật nhọn như sắt, đá, cành cây,…. và có độ nghiêng về hướng cống rãnh thoát nước. Sau đó bà con sử dụng tấm bạt HDPE, phủ đều cả đáy ao và bờ ao.

Trong quá trình trải bạt phải đảm bảo bạt nằm sát nền đáy, tốt nhất là bà con nên lắp thêm 3-4 ống thoát khí lên bờ ao, điều này giúp khi đưa nước vào ao không có hiện tượng bạt bị phồng từ dưới lên.

Nếu ao nuôi sử dụng bạt từ vụ trước, sau khi kết thúc vụ nuôi phải dùng bơm cao áp xịt rửa toàn bộ bề mặt bạt. Sau đó dùng nước Chlorine 5% vệ sinh bề mặt đáy ao và phơi bạt tối thiểu 5 ngày mới tiến hành vụ nuôi mới. Để kỹ thuật lót bạt ao nuôi tôm đạt hiệu quả cao, cần phải chuẩn bị ao nuôi thật kỹ lưỡng.

 

Cấp nước và thả giống vào ao nuôi tôm
+ Trong kỹ thuật lót bạt ao nuôi tôm thì việc cấp nước vào ao làm sao an toàn và hợp vệ sinh là điều rất quan trọng. Nước trước khi được cấp vào ao nuôi phải được xử lý qua ao lắng để loại bỏ các tạp chất, vi sinh vật có hại làm ảnh hưởng đến ao nuôi tôm. Sau khi xử lý nước qua ao lắng, để 10 ngày rồi bơm qua ao nuôi chính qua túi lọc, và độ sâu nước ao > 1,4m.

+ Bà con lưu ý không nên bơm nước vào ao khi có thông báo vùng dịch bệnh thải nước ra vùng nuôi, nước có nhiều váng bọt, nhiều huyền phù lơ lửng và không lấy nước khi thủy triền đang lên. Và quan trọng nhất trong cách lót bạt đáy ao chính là kiểm tra chất lượng nước cũng như ao đã chuẩn bị trước khi cấp nước để việc nuôi tôm lót bạt được thuận lợi và đạt hiệu quả cao.

+ Khi chuẩn bị ao nuôi, bà con nên tham khảo và lắp thêm quạt nước cho ao nuôi để cung cấp oxy cho tôm. Hệ thống quạt nước giúp nâng cao nồng độ oxy hòa tan trong nước, đồng thời giúp cân bằng nhiệt độ bề mặt nước và nhiệt độ nước đáy. Ngoài ra quạt nước còn giúp gom chất thải vào giữa ao giúp quá trình xi phong đáy ao dễ dàng hơn.

+ Xiphong đáy ao là biện pháp xử lý chất thảu và chất lắng đọng khác ở đáy ao nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp, không những hút hết những chất hữu cơ bị phân hủy dưới đáy ao nuôi tôm, giúp giải phóng khí độc hại tránh gây ra các bệnh cho tôm nuôi.

+ Giống nuôi tôm đảm bảo chất lượng, bà con nên lựa chọn ở những nhà cung cấp có uy tín. Trước khi thả tôm phải được kiểm tra và điều chỉnh độ mặn, pH giữa túi đựng tôm vào ao nuôi để tránh tôm bị sốc. Nuôi tôm an toàn khuyến cáo bà con nên thả tôm lúc trời mát, mật độ thả nuôi nên từ 120- 150 con/m2. Ngoài ra có thể sử dụng máy pockit PCR của chúng tôi để kiểm tra bệnh trên tôm nhanh chóng và hiệu quả nhất.

 

Cách chăm sóc tôm và quản lý ao nuôi sau khi thả giống
Ngoài việc thực hiện đúng kỹ thuật lót bạt ao nuôi tôm, bà con cũng phải chọn thức ăn và cho tôm ăn đúng cách, đủ khẩu phần, hàm lượng dinh dưỡng phải phù hợp với sự phát triển của tôm, cần theo dõi thường xuyên để điều chỉnh thức ăn cho phù hợp, tránh để bị thiếu hoặc thừa.

+ Lưu ý: bà con không nên cho tôm ăn khi trời mưa vì lúc này nhiệt độ và độ mặn thay đổi. Trong quá trình tôm lột xác nên thường xuyên bổ sung thêm khoáng chất và giảm lượng thức ăn trong ao nuôi tôm. Có thể tham khảo chế phẩm vi sinh Gut-Well để bổ sung lợi khuẩn đường ruột, cải thiện hệ tiêu hóa, phục hồi sức khỏe tôm sau khi bị nhiễm bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm.

+ Sau khi thả tôm ở ao nuôi lót bạt nền đáy 10 ngày nên sử dụng chế phẩm sinh học làm sạch đáy ao định kỳ 10 ngày / lần.

Trong quá trình nuôi tôm, bà con cũng nên thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường để có biện pháp khắc phục kịp thời khi có sự cố môi trường, nên duy trì các yếu tố môi trường ở ngưỡng thích hợp cho tôm: pH = 7,5-8,5; độ kiềm 80- 120mg/l, oxy hòa tan: 4mg/l trở lên, độ mặn 15-25ppm. Trong tháng đầu thả tôm chỉ quạt khí về đêm, sang tháng thứ 2 trở đi cần vận hành quạt khí 24/24, nên sắm mát phát điện dự phòng khi mất điện.

Và bà con nên lưu ý áp dụng một số biện pháp phòng bệnh tổng hợp, quản lý tốt các yếu tố môi trường để vụ nuôi tôm được thành công và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Hy vọng với những chia sẻ về kỹ thuật lót bạt ao nuôi tôm trên đây đã chia sẻ sẽ giúp bà con có một vụ nuôi hiệu quả, đạt kết quả cao. Mọi thông tin cần tư vấn vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline 02936297986 - 0946666674 để được gặp chuyên gia tư vấn.


 
bình luận 0 Lượt xem 489

Bài liên quan

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Theo: admin - Cập nhật lúc: 10:41:27 - 29/03/2024

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Xem chi tiết

Kỹ thuật cải tạo ao, đầm

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:25:13 - 27/03/2024

Trong nuôi trồng thủy sản thì khâu cải tạo ao, đầm rất là quan trọng, bởi vì sau một vụ nuôi: Phân cá, thức ăn dư thừa, các chất thải và mầm bệnh lắng đọng...

Xem chi tiết

Trà Vinh nuôi tôm nước lợ: Bám sát 06 giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:07:33 - 26/03/2024

Trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) diện tích nuôi tôm nước lợ năm 2023 đạt 677.781ha; tổng sản lượng đạt 939.701 tấn (tôm sú 258.512 tấn, tôm thẻ 681,189 tấn); chiếm tỷ trọng 93% và sản lượng chiếm 86% so với cả nước.

Xem chi tiết

Khí độc ao tôm: Nguy cơ và hướng xử lý

Theo: admin - Cập nhật lúc: 10:30:06 - 25/03/2024

Ao tôm khi nuôi khoảng 1 tháng thì bắt đầu có khí độc NH3, NO2 do thức ăn dư thừa, phân tôm, bùn sìn, tảo tàn.

Xem chi tiết
Xem chi tiết
        

CÔNG TY TNHH NIKOLET

MST: 6300304627 Do Sở KH & ĐT tỉnh Hậu Giang cấp ngày 18/09/2019

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thêm - Chức vụ Giám đốc

Địa chỉ: Tỉnh lộ 925, Ấp Thạnh Thuận, Xã Đông Thạnh, Huyện Châu Thành, Hậu Giang

Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 8B, Đường số 9, KDC Hồng Phát, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 02936297986 - 0946666674

Website: www.nikolet.com.vn  - Email: mcthem@yahoo.com.vn

Tổng lượt truy cập: 94256
Đang truy cập: 4

Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com