Cách xử lý khí độc trong ao nuôi tôm hiệu quả nhất hiện nay

Theo: - Cập nhật lúc: 11:06:47 - 23/12/2023

Khí độc trong ao nuôi tôm là một trong những yếu tố gây khó khăn cho bà con khi nuôi. Bởi khi khí độc trong ao phát sinh liên tục và khi đạt đến mức cao sẽ gây độc cho tôm nuôi. Do đó việc xử lý khí độc trong ao nuôi tôm là vô cùng quan trọng. Tham khảo bài viết dưới đây để biết cách xử lý khí độc trong ao nuôi.


xu-ly-khi-doc-trong-ao-nuoi-tom | Điều trị bệnh đường ruột trên tôm 02936297986, bệnh đầu vàng

 

Cách xử lý khí độc trong ao nuôi tôm

 

Khí độc trong ao nuôi tôm như H2S, NO2, NH3 làm cho tôm suy yếu, giảm ăn và dễ nhiễm bệnh. Xử lý khí độc trong ao nuôi tôm với các chuyên gia của Nuôi tôm an toàn sẽ mang lại kết quả khả quan


Các loại khí độc NH3 và NO2 trong ao nuôi tôm


– Khí NH3 và NO2 trong ao nuôi tôm được sản sinh từ các sản phẩm sau


Thức ăn của tôm: trong quá trình cho tôm ăn, một lượng lớn thức ăn sẽ bị dư thừa vàng lắng đọng xuống đáy ao nuôi tôm.tạo ra các khí độc có hại cho tôm


Phân tôm cá: thường thì tôm chỉ hấp thụ hết khoảng 30% thức ăn còn lại sẽ được bài tiết vào nước. Đây là nguyên nhân hàng đầu sản sinh ra khí độc trong ao.


Tảo phân hủy cũng là một nguyên nhân sinh ra chất đạm


Nguyên nhân và cách xử lý khí độc trong ao nuôi tôm


+ Đối với những ao nuôi cũ, ao ở vùng ngập mặn có nhiều xác cây sú vẹt, ao lót bạt được sử dụng qua nhiều vụ nuôi, chất hữu cơ dưới đáy ao tích tụ lâu ngày sẽ gây ra hiện tượng thiếu khí oxy và là nguyên nhân chính xuất hiện khí độc trong ao nuôi.


+ Sau một quá trình nuôi tôm, khi lượng khí thải trong ao nhiều sẽ sản sinh ra một lượng khí độc, đặc biệt là khí H2S rất nguy hiểm cho tôm nuôi cho nên cần xử lý khí độc trong ao nuôi tôm trước khi thả lứa mới.


+ Tiếng động của mưa làm tôm tập trung xuống đáy ao, nơi mà chất thải và khí độc tiếp xúc trực tiếp với tôm. Để hạn chế được lượng khí độc này bà con cần sử dụng một số biện pháp xử lý khí độc trong ao nuôi để tôm không bị nhiễm bệnh.


+ Khi nhiệt độ thấp do trời mưa làm tôm di chuyển đến khu vực chất thải vì nước ở khu vực có chất thải sẽ ấm hơn và ở đó tôm bị nhiễm khí độc H2S.


+ Trời âm u, nhiều mây sẽ che ánh sáng mặt trời và làm cho tải không có ánh sáng để quang hợp, quá trình hô hấp của tảo sẽ làm cho oxy hoàn tan trong ao bị giảm xuống thấp, khí độc sẽ tăng nhanh và phân tán đến nơi cho ăn làm tôm yếu và dễ mắc các bệnh thường gặp trên tôm.


+ Mưa kèm theo xuất hiện sóng trên mặt nước, điều này sẽ tạo ra luồng nước ở dưới đáy ao, khuấy động đáy ao nuôi làm tróc lớp bùn mỏng bảo vệ mặt đáy, khí H2S sẽ thoát ra phủ khắp đáy ao.


+ Quá trình thu tỉa tôm, dớt tôm chết của người nuôi cũng làm xáo trộn đáy ao, làm khí độc có điều kiện thoát ra từ lớp bùn đáy.


+ Khi tôm lột xác chúng cũng thường tập trung ở khu vực chất thải, nơi tiềm ẩn khí độc vì thế dễ bị ảnh hưởng của khí độc.


Sự xuất hiện của khí độc trong ao đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển của tôm, vì vậy khi thấy ao có nhiều chất hữu cơ, tạp chất,… bà con cần tiến hành các biện pháp xử lý khí độc trong ao nuôi tôm để tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển và lột xác của tôm.


Nguyên nhân của khí độc xuất hiện trong ao và cách xử lý khí độc trong ao nuôi tôm


Khí độc trong ao ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của tôm


Tác hại của khí độc trong ao nuôi tôm


+ Khí độc trong ao nuôi tôm rất nguy hiểm đối với sự sinh trưởng và phát triển của tôm. Đặc biệt là khi hàm lượng H2S có trong ao đạt ở mức 0,01ppm sẽ làm cho tôm bị nhiễm độc và chết. Khí H2S trong ao độc hơn rất nhiều NH3, NO2 và hiện nay vẫn chưa có biện pháp nào để kiểm tra sự xuất hiện của khí này trong ao ngoài cách định kỳ xử lý khí độc trong ao nuôi tôm.


+ Đối với tôm sú thường sống tập trung dưới đáy ao nên điều này rất dễ làm tôm bị ảnh hưởng khí độc, tôm sẽ ăn yếu, giảm ăn hoặc bỏ ăn, nhiễm bệnh hoặc thậm chí chết do khí độc H2S.


+ Nhưng đối với tôm thẻ chân trắng thì thường hoạt động trong tầng nước nên cũng ít khi bị ảnh hưởng bởi khí độc. Tuy nhiên khi đến thời kỳ lột xác hoặc quá trình tìm thức ăn chúng sẽ phải tiếp xúc với đáy ao và dễ bị khí độc làm ảnh hưởng.


+ Khi tôm bị nhiễm khí độc sẽ thường nổi đầu, bơi lờ đờ trên mặt nước, táp mé bờ. Nếu bà con không tiến hành xử lý khí độc trong ao nuôi tôm kịp thời sẽ làm tôm dễ bị nhiễm bệnh và chết.


+ NH3 và NO2- cao làm giảm hệ miễn dịch của tôm khiến tôm dễ mắc các bệnh như cong thân , EMS, hội chứng gan tụy cấp, đỏ thân, hoại tử cơ…


+ NH3 và NO2- sẽ tạo môi trường thuận lợi cho tảo phát triển, gây ra hiện tượng thiếu oxi vào ban đêm đồng thời làm gia tăng lượng khí độc trong ao nuôi tôm


Cách xử lý khí độc trong ao nuôi tôm hiệu quả


Nếu bà con không xử lý bùn đáy ao nuôi tôm một cách kịp thời sẽ làm tôm bị ngộ độc và stress, tạo điều kiện tốt cho tảo độc phát triển. Và để xử lý bùn đáy ao hiệu quả Nuôi tôm an toàn khuyến cáo bà con nên sử dụng chế phẩm vi sinh giúp phân hủy thức ăn dư thừa, chất thải và giúp xử lý bùn đáy ao nuôi tôm, ổn định nồng độ khí NH3/NO2, cải thiện hệ vi sinh có lợi trong nền đáy ao, giảm sự phát triển của vi sinh và ký sinh trùng có hại trong ao.

 

Trong quá trình nuôi tôm, khi lượng chất thải, chất hữu cơ,… trong ao nhiều sẽ xuất hiện các loại khí độc và làm ảnh hưởng đến chất lượng nuôi cũng như sự phát triển của tôm. Chính vì vậy bà con cần tiến hành xử lý khí độc trong ao nuôi tôm một cách kịp thời, theo định kỳ và phù hợp với từng điều kiện ao nuôi.


 

Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bà con có thêm nhiều kiến thức trong việc chăm sóc và quản lý ao nuôi. Mọi thắc mắc cần tư vấn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline 02936297986 - 0946666674 để được gặp chuyên gia tư vấn. Chúc bà con nuôi tôm thành công!


 
bình luận 0 Lượt xem 523

Bài liên quan

Ứng dụng công nghệ cao để phát triển thương hiệu tôm Bạc Liêu

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:46:55 - 24/04/2024

Để Bạc Liêu sớm trở thành “Trung tâm công nghiệp tôm của cả nước”, tạo thương hiệu “tôm sạch Bạc Liêu", địa phương đã xác định các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao là hướng phát triển chính.

Xem chi tiết

Nhiệt độ và các yếu tố khác ảnh hưởng đến màu sắc tôm như thế nào?

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:16:30 - 23/04/2024

Có thể bà con đã từng tự hỏi vì sao tôm lại có nhiều màu sắc khác nhau như vậy? Liệu màu sắc có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng của chúng không? Điều gì tác động từ môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến chất lượng, màu sắc của tôm và làm thế nào chúng ta có thể nhận biết được?

Xem chi tiết

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:42:29 - 22/04/2024

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Xem chi tiết

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:44:39 - 20/04/2024

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Xem chi tiết
Xem chi tiết
        

CÔNG TY TNHH NIKOLET

MST: 6300304627 Do Sở KH & ĐT tỉnh Hậu Giang cấp ngày 18/09/2019

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thêm - Chức vụ Giám đốc

Địa chỉ: Tỉnh lộ 925, Ấp Thạnh Thuận, Xã Đông Thạnh, Huyện Châu Thành, Hậu Giang

Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 8B, Đường số 9, KDC Hồng Phát, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 02936297986 - 0946666674

Website: www.nikolet.com.vn  - Email: mcthem@yahoo.com.vn

Tổng lượt truy cập: 97945
Đang truy cập: 1

Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com