Nhu cầu khoáng chất cho tôm thẻ chân trắng là gì?

Theo: - Cập nhật lúc: 09:35:21 - 18/01/2021

Khoáng chất đóng vai trò rất quan trọng trong thành phần dinh dưỡng của các loài động vật thủy sản, nhất là trong mô hình nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp. Việc bổ sung các khoáng chất không những giúp tôm khỏe mạnh mà còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường khả năng miễn dịch cho tôm. Và nhu cầu khoáng chất cho tôm thẻ chân trắng là gì? Tham khảo bài viết dưới đây để bà con hiểu hơn về khoáng cho tôm thẻ.


Vai trò khoáng chất ở tôm thẻ chân trắng

  • Giúp ích cho quá trình tăng trưởng và vững chắc của lớp vỏ ngoài.
  • Đóng vai trò là chất xúc tác cho hoạt động của các emzim
  • Điều hòa hệ tim mạch, tuần hoàn máu, tiêu hóa của tôm
  • Góp mặt trong các phản ứng hóa học quan trọng của cơ thể tôm
  • Góp phần tạo lên cơ thể của tôm
  • Giữ thăng bằng các thể dịch lỏng trong cơ thể


Nhu cầu khoáng chất cho tôm thẻ chân trắng


nhu-cau-khoang-chat-cho-tom-the-chan-trang| Điều trị bệnh đường ruột trên tôm 02936297986, bệnh đầu vàng


Nhu cầu khoáng chất cho tôm thẻ chân trắng là rất cần thiết


Đối với tôm khoáng chất có vai trò quan trọng giúp hình thành lên vỏ cân bằng áp suất thẩm thấu. Khoáng chất là một phần cấu tạo nên các tế bào , mô cơ ở tôm.


Nhu cầu khoáng chất cho tôm thẻ chân trắng rất cao vì chất khoáng là thành phần quan trọng trong cơ thể tôm giúp quá trình lột xác được dễ dàng, đồng thời tốc độ tăng trưởng cũng cao hơn. Nếu thiếu khoáng tôm sẽ dễ bị cong thân, mềm vỏ. Bên cạnh đó khi mật độ nuôi tôm thẻ chân trắng cao thì việc bổ sung khoáng cần phải được quan tâm và bổ sung kịp thời.


Bà con có thể bổ sung liên tục khoáng chất cho tôm thẻ chân trắng trong suốt vụ nuôi, nhất là ở giai đoạn tăng trưởng nhanh của tôm từ 2 đến 3 tháng tuổi. Nhu cầu khoáng của tôm thay đổi tùy theo dạng khoáng. Các loại khoáng ở dạng tinh thể có thể dễ hòa tan trong nước và được hấp thụ cao nhất ở dạng các ion, những hợp chất khác trao đổi điện tử với khoáng hình thành các hợp chất bền, ít tan sẽ khó hấp thụ. Tuy vậy, việc bổ sung khoáng chất cho tôm, nếu trộn cho ăn thì hiệu quả cao hơn nhiều, thay vì tạt xuống nước.


Tôm thẻ chân trắng có tốc độ tăng trưởng nhanh, do tôm lột xác liên tục, lại được nuôi theo mô hình thâm canh mật độ cao nên khoáng chất cũng rất cao. Khi nước có độ mặn càng cao thì hàm lượng khoáng hòa tan sẵn có càng cao và ngược lại. Khi nước ao có độ mặn thấp, hàm lượng Ca, Mg, P, Na,… trong nước thấp, tôm hấp thụ khoáng không đủ, đặc biệt trong quá trình sinh trưởng, nhu cầu khoáng chất cho tôm thẻ chân trắng lại tăng cao. Vì vậy bà con phải luôn duy trì đồ kiềm 100mg/l trở lên, bằng cách sử dụng CaCO3. Bên cạnh đó, phải thường xuyên tạt khoáng cho ao nuôi để tôm cứng vỏ dễ lột xác, giúp tôm tăng trưởng nhanh.


Lớp vỏ của tôm được hình thành chủ yếu từ CaCO3 với một lượng ít Mg, P và S. Tôm có thể hấp thụ khoáng trực tiếp từ môi trường nước thông qua uống và hấp thụ qua mang. Do đó, bà con có thể sử dụng khoáng trực tiếp vào trong nước để bù lượng khoáng mất đi trong quá trình lột xác của tôm là rất cần thiết.


Nhu cầu chất khoáng trong khẩu phần ăn cho tôm


Khi nuôi ở nồng độ muối thấp, tôm sẽ khó khăn hơn trong việc lấy muối khoáng hòa tan trong môi trường nước vì vậy khoáng phải được bổ sung trực tiếp cho khẩu phần ăn. Tôm được nuôi trong môi trường nước có độ mặn cao thì không cần bổ sung Ca. Trong thức ăn tôm thẻ chân trắng, lượng P cần bổ sung dao động từ 1-2%. Ca có thể ảnh hưởng đến sự hữu dụng của P do đó tỉ lệ Ca trong khẩu phần không nên vượt quá 2,5%.


Những nguyên liệu phối trộn trong khẩu phần ăn tôm rất giàu Mg, do đó không cần thiết phải bổ sung thường xuyên Mg vào thức ăn cho tôm. Na, Cl, K, Ca và Mg thường tôm có thể nhận từ nước, đáp ứng nhu cầu sinh lý của tôm.


Cách bổ sung nhu cầu khoáng chất cho tôm thẻ chân trắng


+ Để bổ sung tốt nhu cầu khoáng chất cho tôm thẻ chân trắng bà con nên bổ sung vào buổi chiều hoặc lúc từ 22-24 giờ, vì đó là thời gian tôm thẻ chân trắng thường lột xác. Khi tôm thẻ lột xác, nhu cầu oxy hòa tan trong ao tăng gấp đôi và sau khi lột xác tôm sẽ thường hấp thu khoáng chất từ môi trường nước để tạo vỏ, quá trình hấp thu khoáng chất thường diễn ra mạnh lúc 2-4 giờ.


+ Khi tôm có hiện tượng mềm vỏ, khó lột xác, bà con cần phải định kỳ tạt khoáng bột xuống ao với liệu lượng 1kg/1000m3 nước kết hợp trộn khoáng nước liều lượng 10ml/kg thức ăn ( và cho ăn 2 lần / ngày ) sẽ khắc phục được hiện tượng tôm mềm vỏ, khó lột xác.


+ Tôm thẻ chân trắng thường phát triển nhanh nên nhu cầu khoáng chất cho tôm thẻ chân trắng cũng tăng nhanh , tăng trưởng nhanh nhất vào khoảng từ 30-65 ngày tuổi. Nếu trong giai đoạn này thấy tôm có hiện tượng chậm lớn chứng tỏ hàm lượng Ca, Mg trong nước thiếu, không đủ nhu cầu hấp thu của tôm, cần phải bổ sung khoáng nước bằng cách trộn vào thức ăn với liều lượng 5ml/ kg thức ăn, và cho ăn 2 lần/ ngày.


Ngoài ra bà con cũng nên tham khảo và sử dụng thêm các loại men vi sinh cho tôm để bổ sung lợi khuẩn đường ruột, cải thiện hệ tiêu hóa cho tôm. Giúp phòng và phục hồi sức khỏe tôm sau khi nhiễm bệnh hoại tử gan tụy cấp tính, giảm các triệu chứng của bệnh chậm lớn gây ra do EHP.


Bổ sung men vi sinh lợi khuẩn đường ruột cho tôm


Hiện tượng tôm thiếu khoáng có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với quá trình nuôi tôm. Do vậy việc bổ sung các khoáng chất phù hợp nhu cầu khoáng chất cho tôm thẻ chân trắng là rất quan trọng. Hy vọng qua những chia sẻ ở trên sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về các khoáng chất cho tôm cũng như là nhu cầu bổ sung khoáng chất trong quá trình nuôi tôm. Nếu còn thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline 02936297986 - 0946666674 để được tư vấn.


 
bình luận 0 Lượt xem 290

Bài liên quan

Lưu ý nuôi tôm càng xanh toàn đực

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:14:29 - 17/04/2024

Trong kỹ thuật nuôi tôm càng xanh toàn đực thì việc cho ăn cần phải được theo dõi thường xuyên.

Xem chi tiết

Bảo vệ tôm nuôi trong thời điểm nắng nóng

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:29:39 - 16/04/2024

Theo dự báo của ngành chuyên môn, nắng nóng sẽ tiếp tục kéo dài cho đến ngày 20/4 và sau đó sẽ có mưa nhưng không liên tục. Hiện tại, thời tiết những ngày tháng 4 đang vào cao điểm nắng nóng gay gắt, sự chênh lệch về nhiệt độ giữa ngày và đêm khá cao, có thể dẫn đến môi trường ao nuôi dễ biến động, rủi ro tôm nuôi dễ mắc bệnh hoại tử gan tụy cấp, phân trắng, vi bào tử trùng…

Xem chi tiết

Có nên bổ sung thức ăn cho nuôi tôm quảng canh

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:17:21 - 15/04/2024

Nuôi tôm quảng canh dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên là chủ yếu. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn phát triển của tôm lại cần bà con bổ sung thêm nguồn thức ăn bên ngoài. Điều này có thật sự cần thiết hay không? Hãy cùng bài viết đi tìm câu trả lời có nên bổ sung thức ăn cho nuôi tôm quảng canh không nhé!

Xem chi tiết

Nuôi tôm trong điều kiện thời tiết bất lợi

Theo: admin - Cập nhật lúc: 10:27:58 - 13/04/2024

Hiện nay, thời tiết vào mùa nắng nóng xen kẽ những cơn mưa, rất dễ làm môi trường ao nuôi biến động mạnh, ảnh hưởng đến sức đề kháng của tôm nuôi. Do đó, mầm bệnh có cơ hội để phát triển, làm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng tôm nuôi.

Xem chi tiết
Xem chi tiết
        

CÔNG TY TNHH NIKOLET

MST: 6300304627 Do Sở KH & ĐT tỉnh Hậu Giang cấp ngày 18/09/2019

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thêm - Chức vụ Giám đốc

Địa chỉ: Tỉnh lộ 925, Ấp Thạnh Thuận, Xã Đông Thạnh, Huyện Châu Thành, Hậu Giang

Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 8B, Đường số 9, KDC Hồng Phát, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 02936297986 - 0946666674

Website: www.nikolet.com.vn  - Email: mcthem@yahoo.com.vn

Tổng lượt truy cập: 97104
Đang truy cập: 1

Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com