Giải pháp khắc phục bệnh virus gây hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV) trên tôm

Theo: - Cập nhật lúc: 09:22:20 - 06/12/2022

Tôm là loài giáp xác có giá trị xuất khẩu cao được nuôi phổ biến tại các huyện vùng U Minh Thượng, tứ giác Long Xuyên thuộc tỉnh Kiên Giang. Nghề nuôi tôm đã góp phần giải quyết đáng kể công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân vùng nông thôn, ven biển.




Tuy vậy, bên cạnh những lợi ích kinh tế mang lại, nghề nuôi tôm đang đứng trước thách thức lớn về tình hình dịch bệnh. Theo kết quả xét nghiệm của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy Sản II và Chi cục Thú y tỉnh Kiên Giang cho thấy bệnh IHHNV là bệnh thường gặp ở tấc cả các vùng nuôi và gây thiệt hại kinh tế cho người nuôi. Do vậy, bà con nuôi tôm cần chú ý các dấu hiệu bệnh lý và tác nhân gây bệnh để khắc phục bệnh IHHNV trên tôm, nhằm góp phần giảm thiệt hại và phòng ngừa dịch bệnh lây lan.


1 - Tác nhân gây bệnh


Tác nhân gây bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu là giốngParvovirus. Virus ký sinh trong nhân tế bào tuyến anten, tế bào hệ bạch huyết, tế bào mang, tế bào dây thần kinh, không có thể ẩn mà có thể vùi, chúng làm hoại tử và sưng to nhân vật chủ.


2 - Dấu hiệu bệnh lý


Tôm nhiễm bệnh IHHNV thường hôn mê, hoạt động yếu, chủy biến dạng. Tôm sú (Penaeus monodon) bị bệnh lúc sắp chết thường chuyển màu xanh, cơ phần bụng màu đục. Ấu trùng và hậu ấu trùng có thể đã nhiễm virus nhưng bệnh không xảy ra, đến giai đoạn postlarvae 35 thì dấu hiệu chính của bệnh mới thể hiện và kèm theo tỷ lệ chết dữ dội. Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) thể hiện hội chứng dị hình còi cọc, tôm giống chủy biến dạng, sợi anten quăn queo, vỏ kitin xù xì hoặc biến dạng. Tôm kém ăn, phân đàn cao. Hệ số còi cọc trong đàn tôm giống thẻ chân trắng bị bệnh IHHNV thường từ 10 – 30%, khi bị bệnh nặng hệ số còi cọc lớn 30% có khi tới 50%.


3 - Đặc điểm phân bố và lây truyền của bệnh


Bệnh IHHNV lan truyền cả chiều đứng và chiều ngang. Trong quần đàn tôm nhiễm IHHNV, những con bị bệnh mà sống sót sẽ mang virus theo suốt cuộc đời và sau khi tham gia sinh sản sẽ truyền virus cho thế hệ con (lây truyền theo chiều đứng). Ngoài ra, con khỏe ăn con bệnh làm bệnh này lây lan rất nhanh trong quần đàn tôm nuôi (lây nhiễm theo trục ngang).


4 - Giải pháp khắc phục bệnh


IHHNV là bệnh do virus, nên hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu chữa trị. Do đó, giải pháp khắc phục bệnh là định hướng chủ yếu để quản lý bệnh này trong thực tế sản xuất. Để khắc phục bệnh cần quan tâm đến một số vấn đề sau:


- Chỉ nên dùng tôm mẹ không nhiễm virus để tham gia sinh sản nhân tạo trong các trại tôm giống.



- Nên chọn những đàn giống không nhiễm IHHNV bằng kỹ thuật PCR nuôi thịt.


- Có thể áp dụng kỹ thuật sốc post larvae bằng formol (150 – 200 ppm) thời gian 30 phút và sục khí mạnh để loại đi những con post larvae yếu và mang mầm bệnh trước khi thả tôm giống xuống ao nuôi thương phẩm.


- Làm tốt công tác tẩy dọn vệ sinh trước và sau một vụ nuôi để diệt virus tự do, diệt và ngăn chặn xâm nhập của những cơ thể sinh vật mang virus (cua, còng, chim ăn cá).


- Áp dụng hình thức nuôi tôm ít thay nước và không lấy nước trực tiếp từ biển để tránh sự xâm nhập của virus vào ao; duy trì thích hợp và ổn định các yếu tố môi trường.


- Trong ao chứa nước, có thể dùng Neguvon để diệt các sinh vật mang mầm bệnh với nồng độ 0,4 – 0,6 ppm và làm mất khả năng cảm nhiễm của virus tự do trong nước bằng một số hóa chất sát trùng như formol 30 – 50 ppm, chlorine 30 – 60 ppm,…



- Tùy theo từng địa phương mà chọn vụ nuôi thích hợp, tránh mùa mà bệnh thường xuất hiện là giải pháp có hiệu quả để khắc phục bệnh trong thực tiển sản xuất. Ngoài ra, quản lý chất lượng nước và môi trường ao nuôi luôn thích hợp và ổn định là phương pháp quan trọng và có hiệu quả.


- Khi bệnh đã xảy ra, cần dùng thuốc sát trùng với nồng độ cao (chlorine > 70ppm) diệt virus và sinh vật mang virus trước khi thả ra môi trường bên ngoài để giảm bớt sự lây lan trên diện rộng.


Nguồn Internet

 
bình luận 0 Lượt xem 356

Bài liên quan

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Theo: Nikolet - Cập nhật lúc: 10:41:34 - 25/04/2024

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Xem chi tiết

Ứng dụng công nghệ cao để phát triển thương hiệu tôm Bạc Liêu

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:46:55 - 24/04/2024

Để Bạc Liêu sớm trở thành “Trung tâm công nghiệp tôm của cả nước”, tạo thương hiệu “tôm sạch Bạc Liêu", địa phương đã xác định các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao là hướng phát triển chính.

Xem chi tiết

Nhiệt độ và các yếu tố khác ảnh hưởng đến màu sắc tôm như thế nào?

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:16:30 - 23/04/2024

Có thể bà con đã từng tự hỏi vì sao tôm lại có nhiều màu sắc khác nhau như vậy? Liệu màu sắc có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng của chúng không? Điều gì tác động từ môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến chất lượng, màu sắc của tôm và làm thế nào chúng ta có thể nhận biết được?

Xem chi tiết

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:42:29 - 22/04/2024

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Xem chi tiết
Xem chi tiết
        

CÔNG TY TNHH NIKOLET

MST: 6300304627 Do Sở KH & ĐT tỉnh Hậu Giang cấp ngày 18/09/2019

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thêm - Chức vụ Giám đốc

Địa chỉ: Tỉnh lộ 925, Ấp Thạnh Thuận, Xã Đông Thạnh, Huyện Châu Thành, Hậu Giang

Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 8B, Đường số 9, KDC Hồng Phát, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 02936297986 - 0946666674

Website: www.nikolet.com.vn  - Email: mcthem@yahoo.com.vn

Tổng lượt truy cập: 98225
Đang truy cập: 7

Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com