Bệnh EHP trên tôm có nguồn lây từ đâu?

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:13:03 - 13/01/2023

Việc lây truyền EHP cho tôm đến nay vẫn còn rất nhiều ẩn số. Có thể tôm post đã bị nhiễm EHP từ tôm bố mẹ, nhưng sau khi kiểm cho thì tỉ lệ rất thấp. Cũng không thể loại trừ khả năng thức ăn tươi sống của tôm bố mẹ chính là thủ phạm chính. Kiểm tra EHP cho kết quả dương tính ở giun nhiều tơ và Artemia, có thể đây là những ổ dịch tự nhiên lây truyền sang tôm. Nhưng vẫn chưa chứng minh được chúng chỉ là vật nhiễm thụ động hay là vector truyền bệnh.
nguồn lây EHP trên tôm


Vì tôm là loài ăn thịt, chúng có thể ăn cả thịt đồng loại, nên đường tiêu hóa rất có thể là con đường chính để lây nhiễm mầm bệnh, sau đó là nước hoặc chất thải trong ao. Do đó, một loạt các vật chủ giáp xác cũng có khả năng là ổ chứa mầm bệnh trong các hệ thống nuôi tôm. Các mầm bệnh WSSV, IHHNV và EHP trước khi lây nhiễm cho tôm có thể tồn tại ở các động vật không xương sống, trong môi trường xung quanh các trại nuôi tôm.


Vi bào tử trùng EHP


Sự lây truyền của EHP chủ yếu là qua đường tiêu hóa vào qua môi trường nước bị ô nhiễm. Trước đây, vốn đã có nghi ngờ rằng EHP được truyền từ các mầm bệnh trung gian sang tôm thẻ. Trong đó có giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và một số động vật đáy. Sự lây lan của bệnh sẽ càng nghiêm trọng hơn trong các trại giống, khi nguồn thức ăn tươi sống từ địa phương được sử dụng cho tôm bố mẹ. Tuy vậy, cho đến nay vẫn có rất ít thông tin về phương thức truyền lây của các mầm bệnh trung gian trong hệ thống sản xuất tôm.

 


Vi bào tử trùng EHP là một nỗi lo cho ngành nuôi tôm. Ảnh: Aquaculture


Giun nhiều tơ có thể làm lây lan EHP?


Giun nhiều tơ là một động vật không xương sống ở nhiều vùng nước khác nhau, nhất là nơi cửa sông ven biển. Chúng đóng vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn dưới mặt nước. Hoạt động như một động vật ăn thịt, cũng như sẽ làm mồi cho các động vật lớn hơn, bao gồm cả tôm. Trong tự nhiên chúng thường được dùng làm mồi câu cá và là thức ăn ưa thích cho tôm bố mẹ ở nhiều trại giống. Do đó, ngày càng có nhiều lo ngại hơn về hoạt động truyền lây mầm bệnh của giun nhiều tơ cho tôm. Chúng có thể hấp thu mầm bệnh lơ lửng trong nước vào cơ thể, chúng cũng có thể là thức ăn tự nhiên của tôm. Khi các mô hình nuôi tôm thâm canh ngày càng phát triển, cộng thêm việc quản lý môi trường kém có thể làm mầm bệnh phát triển mạnh mẽ hơn.


Môi trường và thói quen kiếm ăn của những con giun nhiều tơ này khiến chúng trở thành kẻ lây lan mầm bệnh tiềm tàng. Chúng tiếp xúc với mầm bệnh khi ăn phải phân và xác tôm. Môi trường sống và hệ sinh này làm cho giun nhiều tơ trở thành vật trung gian tự nhiên lý tưởng, có thể là vật chủ sao chép hoặc vật chủ mang mầm bệnh và được coi là nhân tố quan trọng trong việc truyền bệnh cho tôm.


Giun nhiều tơ là vật nhiễm thụ động hay vector truyền bệnh?


Giun nhiều tơ ăn phải bào tử từ EHP có thể là một nguy cơ tiềm ẩn đối với tôm bố mẹ trong trại giống, khi được sử dụng làm thức ăn cho chúng. Sau khi bị nhiễm bệnh, tôm bố mẹ sẽ thải ra các bào tử trong phân, làm lây nhiễm sang trứng và ấu trùng. Nếu những con tôm bố mẹ bị nhiễm bệnh này không được đưa ra khỏi trại, thì nguy cơ lây lan EHP vẫn rất cao, do việc cung cấp liên tục tôm giống bị nhiễm bệnh cho các trại nuôi. Điều này có nghĩa là các trại sản xuất giống có thể hoạt động giống như một "nhà máy" sản xuất mầm bệnh, do sự nhân lên nhanh chóng, thông qua chu kỳ sản xuất và sự di chuyển của tôm giống giữa các khu vực bị nhiễm bệnh và không bị nhiễm bệnh.


Các bào tử của mầm bệnh vẫn tồn tại trong đường tiêu hóa để gây nhiễm trùng lâm sàng cho tôm. Tuy nhiên, không có giai đoạn nhân lên hoặc sự hình thành bào tử xảy ra trong các mô của ký chủ. Từ các quan sát mô bệnh học, rõ ràng là sự tăng sinh hoặc nhân lên của bào tử EHP không xảy ra ở giun nhiều tơ. Do đó, tôm không bị lây nhiễm từ giun nhiều tơ mà chúng có thể đóng vai trò là vật mang mầm bệnh thụ động, phát tán bào tử gây bệnh cho tôm. Vì là vật mang mầm bệnh thụ động nên chúng không thể di truyền cho đời sau. Tuy nhiên, vẫn cần có những biện pháp hợp lý để loại bỏ mối nguy hại của giun nhiều tơ gây ra cho tôm.


Nguồn Internet

 

 
bình luận 0 Lượt xem 311

Bài liên quan

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Theo: admin - Cập nhật lúc: 10:41:27 - 29/03/2024

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Xem chi tiết

Kỹ thuật cải tạo ao, đầm

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:25:13 - 27/03/2024

Trong nuôi trồng thủy sản thì khâu cải tạo ao, đầm rất là quan trọng, bởi vì sau một vụ nuôi: Phân cá, thức ăn dư thừa, các chất thải và mầm bệnh lắng đọng...

Xem chi tiết

Trà Vinh nuôi tôm nước lợ: Bám sát 06 giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:07:33 - 26/03/2024

Trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) diện tích nuôi tôm nước lợ năm 2023 đạt 677.781ha; tổng sản lượng đạt 939.701 tấn (tôm sú 258.512 tấn, tôm thẻ 681,189 tấn); chiếm tỷ trọng 93% và sản lượng chiếm 86% so với cả nước.

Xem chi tiết

Khí độc ao tôm: Nguy cơ và hướng xử lý

Theo: admin - Cập nhật lúc: 10:30:06 - 25/03/2024

Ao tôm khi nuôi khoảng 1 tháng thì bắt đầu có khí độc NH3, NO2 do thức ăn dư thừa, phân tôm, bùn sìn, tảo tàn.

Xem chi tiết
Xem chi tiết
        

CÔNG TY TNHH NIKOLET

MST: 6300304627 Do Sở KH & ĐT tỉnh Hậu Giang cấp ngày 18/09/2019

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thêm - Chức vụ Giám đốc

Địa chỉ: Tỉnh lộ 925, Ấp Thạnh Thuận, Xã Đông Thạnh, Huyện Châu Thành, Hậu Giang

Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 8B, Đường số 9, KDC Hồng Phát, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 02936297986 - 0946666674

Website: www.nikolet.com.vn  - Email: mcthem@yahoo.com.vn

Tổng lượt truy cập: 94212
Đang truy cập: 1

Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com