Theo các nhà nghiên cứu thì bệnh được cho là do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus cư trú trong đường tiêu hóa của tôm gây ra, nhưng theo một cơ chế khá phức tạp.
Thể thực khuẩn (Phage là từ viết tắt của Bacteriophage) là loại virus kí sinh trên vi khuẩn, loại virus này hoàn toàn không gây hại cho người và động vật. Mỗi vi khuẩn có thể là vật chủ của 1 hoặc nhiều Phage kí sinh. Phage phân bố khá rộng rãi trong tự nhiên.
Phage có 2 dạng: dạng có độc lực cao và dạng không có độc :loại phage có độc lực sẽ nhân lên trong tế bào vi khuẩn và giết chết vi khuẩn ngay sau đó; quá trình này gọi là chu trình tan (lytic cycle). Loại phage "ôn hòa" hơn sau khi xâm nhập vào vi khuẩn sẽ xảy ra một trong hai trường hợp: sẽ nhân lên theo cách của phage độc lực và giết chết tế bào vi khuẩn; hoặc các DNA/RNA của phage sẽ kết hợp với DNA của vi khuẩn và phage sẽ nhân lên khi vi khuẩn nhân lên, quá trình nhân lên theo cách này gọi là chu trình tiềm tan (lysogenic cycle).
Khi tích hợp được với phage tương thích và tạo được các colonies có lớp biofilm bao bọc và và sinh được độc tố (toxine). thì vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus sẽ tiết ra độc tố làm rối loạn chức năng gan tụy và hoại tử mô gan tụy, đẫn đến tôm chết sớm. Chính cơ chế này giải thích lý do tại sao khó phòng bệnh và việc điều trị bằng kháng sinh không mang lại hiệu quả mong muốn.
Cơ chế gây bệnh EMS
Vibrio parahaemolyticus có khả năng ký sinh trên rất nhiều đối tượng thủy sinh vật như cua, tôm, hàu, ốc, kể cả ký sinh trùng...chúng cũng bùng phát theo các điều kiện như:
+ Khi tảo tàn (vì tảo chết là nguồn hữu cơ tốt cho vi khuẩn này).
+ Khi nguồn hữu cơ trong ao cao.
+ Khi nhiệt độ cao
+ Khi pH cao.
+ Khi độ mặn cao.
+ Khi ao nuôi có nhiều ốc, hàu và ký sinh trùng.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh tôm chết sớm (EMS):
* Trên cả đàn tôm
- Giai đoạn đầu các triệu chứng bệnh thường không rõ ràng.
- Tôm chậm lớn và chết ở đáy ao.
- Tiếp theo tôm bệnh có hiện tượng vỏ mềm và biến màu.
- Tôm bị bệnh thường lờ đờ, nơi tấp mé, quay đảo trên mặt nước, giảm ăn và chết sau đó.
- Tôm có thể chết rất nhanh sau khi phát hiện bệnh 2-3 ngày.
- Nhiều trường hợp ghi nhận tôm ngưng chết khi ngưng cho ăn và sau đó chết rất nhanh khi cho ăn trở lại
* Trên cá thể tôm bệnh
- Gan tôm bệnh thường gặp có nhiều trạng thái khác nhau như:
+ Sưng to, mềm nhũn.
+ Biến màu.
+ Nhiều trường hợp gan bị teo nhỏ và dai.
+ Vỏ mềm, đục cơ.
- Giải phẩu mô học thường phát hiện:
+ Đốm đen trên gan.
+ Tế bào gan bị hoại tử.
+ Lượng chất béo dự trữ trong gan hầu như không còn.
+ Mẫu gan tụy bị bội nhiễm ở các mức độ khác nhau.
+ Kiểm tra PCR không thấy virus.
Để phòng chống, cần áp dụng các biện pháp tổng hợp:
- Chọn tôm bố mẹ sạch bệnh để ngăn cản quá trình lây nhiễm bệnh từ tôm bố mẹ sang tôm con.
- Đảm bảo tôm và môi trường, nguồn nước, dụng cụ, thiết bị trong trại giống phải sạch khuẩn.
- Sốc Formol 100 - 200ppm, trong 30 giây đến 1 phút, để chọn post khỏe, không nhiễm bệnh, loại bỏ bớt những con mang mầm bệnh, trước khi thả giống.
- Chuẩn bị và sát trùng ao cẩn thận trước khi thả nuôi: sên vét đáy ao, phơi nắng đáy ao (nếu có thể), sát trùng đáy ao. Xử lý diệt khuẩn nước vào ao nuôi tôm thật cẩn thận.
- Không thả nuôi tôm mật độ quá cao. Có thể ghép nuôi cùng cá rô phi (nuôi nước xanh).
- Sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng, thức ăn không nhiễm nấm, cho ăn bổ sung vitamin C, A, E, và glucan.
- Quản lý môi trường ao nuôi tốt và ổn định bằng sản phẩm men vi sinh.
- Hạn chế dùng các hóa chất, kháng sinh.
- Loại bỏ các chất gây độc cho gan tụy tôm như các ion kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật... có trong nước.
- Khi xảy ra bệnh, đối với tôm nhỏ, trước khi xả bỏ, phải dùng thuốc diệt khuẩn (chlorine, formol) để khử trùng, hạn chế lây nhiễm.
- Trong quá trình thu tôm, phải xử lý nước bằng thuốc diệt khuẩn (chlorine, formol) trước khi xả ra ngoài, hạn chế lây nhiễm.