Màu nước và tảo trong nuôi tôm

Theo: admin - Cập nhật lúc: 10:26:45 - 25/07/2024

Trong nuôi tôm cần phải thường xuyên quan sát màu nước và tảo trong ao tôm. Bởi tảo có 2 loại tảo; tảo độc và tảo có lợi, người nuôi phải chú ý khắc phục màu nước và tảo trong ao tôm kịp thời tránh gây ảnh hưởng đến môi trường ao nuôi.


mau-nuoc-va-tao-trong-ao-nuoi-tom

 

I. CÁC LOẠI TẢO ĐỘC CHO AO


Cần xử lý kịp thời khi nhận thấy màu nước và tảo độc trong ao tôm; các loại tảo gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến động vật thủy sản như: tảo Lam, tảo Giáp, tảo Mắt…các loại tảo này thường tiết ra độc tố gây hoại tử gan tôm, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng nước nuôi tôm

 

Tảo lam:


- Khi tảo lam phát triển với mật độ dày đặc có thể thấy hạt liti trên mặt nước bằng mắt thường, nước ao sẽ có màu xanh lam, xanh ngọc, nổi váng xanh trên mặt nước và có mùi hôi.


- Trong ao có tảo lam tôm thường mắc bệnh đường ruột.


- Gây mùi hôi cho tôm, gây nhờn nước


- Tảo lam sợi sẽ cản trở sự hô hấp của tôm


Tảo mắt (euglenophyta)


- Khi tảo mắt phát triển thì nước ao có màu nâu đen, xanh rau má.


- Khi môi trường giàu chất hữu cơ, ô nhiễm thì tảo sinh khối rất nhanh, ảnh hưởng rất lớn đếm hàm lượng Oxy hòa tan trong ao


- Quan sát trên kính hiển vi: Tảo mắt di chuyển nhanh trong nước nhờ có lông roi nằm ở đầu trước cơ thể đơn bào có điểm mắt màu đỏ.


Tảo giáp (pyrrophyta)


- Nếu ăn trúng loại tảo này sẽ làm cho tôm khó tiêu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, bị bệnh phân đứt khúc. Ngoài ra tảo giáp còn là nguyên nhân làm cho tôm nổi đầu về đêm do thiếu Oxy trong nước.


- Quan sát trên kính hiển vi: Tảo có màu đen giống hạt lơ lửng, có khe ở giữa và có gai.


- Ao nước có màu nâu đỏ/màu trà sẫm, mặt nước xuất hiện vàng nâu đậm. pH giao động ngày đêm lớn


II. CÁC LOẠI TẢO CÓ LỢI


Trong nuôi tôm tại môi trường nước bà con sẽ luôn gặp sự biến đổi màu nước và tảo trong ao nuôi, cần phải nắm được thông tin biện pháp xử lý khi có tảo độc và duy trì cải tạo tảo có lợi.

Tảo khuê

- Tảo khuê hay còn gọi là tảo silic có giá trị dinh dưỡng cao và là nguồn thức ăn rất tốt cho ấu trùng của các loài thủy sinh vật giai đoạn sống đáy.
- Khi tảo silic này chiếm ưu thế nước ao sẽ có màu vàng nâu hay vàng lục.


Tảo Lục


- Khi tảo lục chiếm ưu thế nước sẽ có màu xanh nhạt.


- Kích cỡ tảo nhỏ, không gây mùi cho vật nuôi.


- Đồng thời có khả năng sản sinh ra được chất ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn Vibrio sp.


Đặc điểm của sự phát triển của tảo trong ao tôm


- Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy sự mất cân bằng hàm lượng Nitơ và Phosphor là nguyên nhân gây biến đổi thành phần loài tảo trong ao. Trong quá trình nuôi, lượng NO2–, lượng NO3–tăng đáng kể theo thời gian nuôi, lượng NH4+ tăng trong tháng nuôi đầu và có xu hướng cân bằng về cuối vụ là do tảo hấp thụ trong quá trình quang hợp.


- Hàm lượng P thải ra từ thức ăn thừa được tảo hấp thụ mạnh, tuy nhiên do hàm lượng quá lớn nên dẫn đến hiện tượng quá dư thừa về cuối vụ.


- Khi tỉ lệ N/P từ 5/1 xuống còn 2/1 là điều kiện thuận lợi cho tảo lam phát triển. Đó là lý do tại sao tảo lam hay phát triển vào cuối vụ nuôi.


III. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TẢO TRONG AO TÔM


1. Quản lý khi tảo phát triển mật độ dày:


- Vớt xác tảo


- Nếu có ao lắng đã được xử lý nước nên thay nước để giảm mật độ tảo, nếu là ao đất rộng lớn điều này sẽ rất khó đó là điều mà người nuôi tôm luôn đi tìm giải pháp nào dễ hơn. Ngay tại buổi triển lãm hội chợ chế biến ngành nông lâm thủy sản ao ương di động hay còn gọi là bể ương nổi được các Trung tâm khuyến nông, người dân nuôi tôm quan tâm nhiều đó là sự lựa chọn cách nuôi mới sang nhiều giai đoạn dễ dàng thay đổi nước trong ao, kiểm soát ao nuôi tốt nhất.


- Kiểm soát thức ăn không cho ăn dư.


- Xử lý tảo bằng men vi sinh- Cắt tảo bằng vôi đêm với liều lượng cho phép <20kg/1000m3 nước sau khi dánh vôi sử dụng kèm zeolite 20kg/1000m3 với mật đường ủ 3-6h đánh vào ban đêm.


- Với tảo Lam phát triển chiếm ưu thế có thể dùng formol với liều lượng 2-4lit/1000m3 nước, đánh lúc trời sáng, nắng.


- Với trường hợp tảo đỏ, giáp phát triển mạnh có thể dùng BKC đánh -2ppm vào ban ngày nắng.


- Nếu ao có nhiều tảo Lam và Mắt có thể dùng Oxy già 1-3ppm đánh vào lúc tới mát.


- Hút bùn và xiphon đáy thường xuyên.


2. Quản lý tảo khi tảo tàn:


- Kiểm tra các thông số trong nước và nhanh chóng điều chỉnh.


- Bổ sung oxy viên, tăng cường chạy quạt để kịp thời bổ sung oxy cho tôm


- Thay 30% nước trong ao nếu có ao lắng


- Giảm 30- 50% lượng thức ăn để điều chỉnh chất lượng nước.


3. Quản lý ao nuôi tôm khi thiếu tảo:


- Ao thiếu tảo thường diễn ra khi nước đục, ao nghèo dinh dưỡng, hàm lượng chất hữu cơ lơ lửng trong ao nhiều…


- Cần sử dụng các biện pháp tổng hợp để trợ lắng và bổ sung dinh dưỡng nhằm gây màu nước cho ao tôm.


 
bình luận 0 Lượt xem 118

Bài liên quan

Ao tôm bị nấm đồng tiền

Theo: - Cập nhật lúc: 08:58:40 - 07/09/2024

Nấm đồng tiền là một loại nấm hại phổ biến trong ao nuôi tôm, gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe tôm và hiệu quả nuôi trồng. Đây là loại nấm phát triển trên bề mặt ao, hình thành các đốm tròn giống như đồng tiền. Khi nấm đồng tiền phát triển mạnh, chúng có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường ao và tôm nuôi.

 
 
Xem chi tiết

Đường ruột tôm bị đứt quãng

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:51:17 - 06/09/2024

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, sức khỏe đường ruột của tôm đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Đường ruột không chỉ là nơi tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng mà còn là hệ thống bảo vệ quan trọng giúp tôm chống lại các tác nhân gây bệnh.

 
 
 
Xem chi tiết

Thực hiện 3 không trong nuôi tôm để tránh lây nhiễm mầm bệnh

Theo: admin - Cập nhật lúc: 10:06:33 - 05/09/2024

Việc thực hiện nghiêm túc "ba không" trong nuôi tôm là một trong những biện pháp quan trọng nhất để ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh, đảm bảo sức khỏe cho tôm và nâng cao hiệu quả sản xuất.

 
Xem chi tiết

Các vật chất lơ lửng bám vào mang tôm

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:47:14 - 04/09/2024

Những vật chất lơ lửng ở ao không chỉ ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của tôm mà còn làm giảm năng suất và chất lượng của vụ nuôi. Bài viết này sẽ phân tích nguyên nhân dẫn đến hiện tượng vật chất lơ lửng bám vào mang tôm, hậu quả của nó và đưa ra các giải pháp để khắc phục.

 
Xem chi tiết
Xem chi tiết
        

CÔNG TY TNHH NIKOLET

MST: 6300304627 Do Sở KH & ĐT tỉnh Hậu Giang cấp ngày 18/09/2019

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thêm - Chức vụ Giám đốc

Địa chỉ: Tỉnh lộ 925, Ấp Thạnh Thuận, Xã Đông Thạnh, Huyện Châu Thành, Hậu Giang

Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 8B, Đường số 9, KDC Hồng Phát, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 02936297986 - 0946666674

Website: www.nikolet.com.vn  - Email: mcthem@yahoo.com.vn

Tổng lượt truy cập: 221924
Đang truy cập: 3

Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com