Nguyên nhân tôm mềm vỏ và cách phòng tránh tình trạng này

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:17:02 - 05/12/2022

Bệnh mềm vỏ ở tôm là bệnh thường xảy ra ở tôm nuôi. Quan sát tôm trong sàn ăn hoặc tôm cặp mé ( sát mép nước bờ ao) nếu tôm bị bệnh sẽ có những biểu hiện như: vỏ mềm, mỏng, vỏ có màu sẫm, bị nhăn, gồ ghề,… làm giảm sức đề kháng của tôm, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm bệnh tấn công khiến tôm suy yếu, chậm phát triển và chết rải rác sau vài ngày nhiễm bệnh.

 

Nguyên nhân gây ra bệnh mềm vỏ ở tôm là gì?


Tôm bị bệnh mềm vỏ thường có yếu ớt, phát triển chậm, tôm có thể chết rải rác mỗi ngày. Nếu bệnh nặng có thể gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và giá trị thương phẩm của tôm.

 

Tùy vào môi trường nuôi, nguồn nước và chế độ dinh dưỡng mà các nguyên nhân gây ra bệnh mềm vỏ trên tôm thẻ chân trắng là khác nhau, sau đây là một vài lý do:

 

— Do thiếu dinh dưỡng: Tôm thiếu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là thiếu hàm lượng canxi và phospho rất dễ bị mắc bệnh. Khi tôm lột xác nếu không cung cấp đủ các khoáng chất cần thiết để tôm tạo vỏ thì sẽ dẫn đến mềm vỏ.

 

— Do yếu tố môi trường: Nước ao nuôi bị ô nhiễm do nước thải công nghiệp, nông nghiệp hoặc dư lượng hóa chất,… Nước có độ mặn thấp hoặc độ kiềm thấp là một trong những nguyên nhân khiến ao nuôi thiếu chất khoáng, không đáp ứng được yêu cầu hình thành vỏ mới, vì thế sau khi lột vỏ tôm không có được lớp vỏ mới cứng như ban đầu.

 

Hiện tượng tôm bị mềm vỏ kinh niên: bệnh mềm vỏ ở tôm xảy ra khi tôm mắc bệnh vỏ mỏng, nhăn nheo, gợn sóng và tình trạng mềm vỏ kéo dài trong vài tuần, tôm bệnh dễ bị sinh vật bám ký sinh và mầm bệnh tấn công. Tôm yếu, chậm lớn, dần dần kiệt sức và chết. Ngoài ra, nếu tôm sống sót cũng còi cọc, phân đàn.

 

 

Một số cách phòng bệnh mềm vỏ trên tôm thẻ chân trắng


Trong công tác cải tạo ao, thực hiện đúng quy trình cải tạo theo 3 bước sau: cải tạo bằng cơ học, hóa học và sinh học (lưu ý bà con không nên lạm dụng hóa chất hoặc dùng thuốc trừ sâu để cải tạo ao).


— Thường xuyên kiểm tra nước ao nuôi có phải là nước thải công nghiệp, nông nghiệp có chứa chất độc hại hay không để có những phương án thay đổi nguồn nước cấp khi cần thiết.


— Lựa chọn giống tốt, giống phải được kiểm dịch để luôn đạt chuẩn


— Thả giống với mật độ vừa phải


— Bổ sung thêm khoáng chất định kỳ cho ao nuôi tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tạo vỏ ở tôm và là phương pháp phòng bệnh mềm vỏ ở tôm.


— Lựa chọn thức ăn từ nhà cung cấp uy tín và luôn đảm bảo chất lượng là cách phòng bệnh mềm vỏ ở tôm, có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển của tôm.


— Thường xuyên trộn thêm vitamin và men tiêu hóa giúp tôm hấp thụ thức ăn một cách tốt nhất.


— Thường xuyên đo độ pH, độ mặn của ao nuôi để có những cách điều chỉnh sau cho phù hợp nhất với sự phát triển của tôm.


— Trong trường hợp tôm bị nhiễm bệnh và có các dấu hiệu mềm vỏ thì phải nhanh chóng can thiệp ngay bằng cách tăng cường cung cấp oxy, đồng thời tạt vôi để tăng kiềm, đưa độ pH lên 8,0. Mặt khác, bà con tiến hành cải thiện chất lượng nước, giảm khí độc trong ao, tạo môi trường thông thoáng cho ao nuôi.


Trên đây là một vài chia sẻ của các chuyên gia về nguyên nhân và cách phòng bệnh mềm vỏ ở tôm. Hy vọng qua bài viết này bà con có thể phòng và phát hiện bệnh sớm để có cách điều trị tốt nhất. 


Nguồn Internet

 
bình luận 0 Lượt xem 374

Bài liên quan

Khu nuôi tôm công nghệ cao đẹp như resort

Theo: admin - Cập nhật lúc: 10:34:50 - 03/05/2024

Khu nuôi tôm công nghệ cao của ông Đặng Bá Mạnh tại thôn Đồng Cói (xã Cộng Hòa, TP Cẩm Phả) được đầu tư quy mô lớn, cảnh đẹp tựa như một khu resort.

Xem chi tiết

Chủ động bảo vệ thủy sản nuôi trong mùa nắng nóng

Theo: admin - Cập nhật lúc: 11:22:33 - 02/05/2024

Nhiệt độ nước là một trong những thông số quan trọng trong quản lý chất lượng môi trường nuôi, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của động vật thủy sản.

Xem chi tiết

Biện pháp phòng và trị bệnh phân trắng trên tôm thẻ chân trắng

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:34:15 - 29/04/2024

Bệnh phân trắng trên tôm thẻ và tôm sú diễn ra rất phức tạp. Bệnh xảy ra nhanh, cấp tính, gây chết tôm hàng loạt, hoặc làm tôm chậm lớn, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tôm thương phẩm nếu không phòng trị hiệu quả.

Xem chi tiết

Phương pháp quản lý ao nuôi ghép tôm sú với cá dìa?

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:49:22 - 27/04/2024

Nuôi ghép tôm sú với cá dìa, để hạn chế ô nhiễm nên sử dụng thức ăn công nghiệp dạng hạt, viên, lượng thức ăn hàng ngày đối với tôm từ 2 – 10% tổng trọng lượng đàn tôm nuôi.

Xem chi tiết
Xem chi tiết
        

CÔNG TY TNHH NIKOLET

MST: 6300304627 Do Sở KH & ĐT tỉnh Hậu Giang cấp ngày 18/09/2019

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thêm - Chức vụ Giám đốc

Địa chỉ: Tỉnh lộ 925, Ấp Thạnh Thuận, Xã Đông Thạnh, Huyện Châu Thành, Hậu Giang

Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 8B, Đường số 9, KDC Hồng Phát, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 02936297986 - 0946666674

Website: www.nikolet.com.vn  - Email: mcthem@yahoo.com.vn

Tổng lượt truy cập: 99550
Đang truy cập: 1

Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com