Hội chứng tôm chết sớm EMS | Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS) | AHPND

Theo: admin - Cập nhật lúc: 15:23:32 - 22/01/2021

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính AHPNS / AHPND (hội chứng tôm chết sớm EMS) xảy ra trên tôm sú (Penaeus monodon) và tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei)


Tôm có thể bị nhiễm bệnh hoại tử gan tụy trong suốt quá trình nuôi, tập trung nhiều ở giai đoạn tôm nhỏ đến 45 ngày tuổi. Gây chết hàng loạt nhanh chóng.

 

Bệnh do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus tạo ra một độc tố mạnh làm phá hủy nhanh mô và làm rối loạn chức năng gan tụy trong hệ thống tiêu hóa của tôm. Đây là nguyên nhân làm tôm chết sớm trong vòng 30 ngày đầu tiên sau khi thả, tỷ lệ tôm chết có thể lên tới trên 70%.


Ban đầu, triệu chứng của bệnh không rõ ràng, tôm chậm lớn, lờ đờ, bỏ ăn, tấp mé và rớt đáy. Sau đó tôm bệnh bị mềm vỏ, màu sắc tôm thay đổi, gan tụy mềm nhũn, teo lại hoặc sưng to.


Để phòng chống, cần áp dụng các biện pháp tổng hợp:


- Chọn tôm bố mẹ sạch bệnh để ngăn cản quá trình lây nhiễm bệnh từ tôm bố mẹ sang tôm con.


- Đảm bảo tôm và môi trường, nguồn nước, dụng cụ, thiết bị trong trại giống phải sạch khuẩn.


- Sốc Formol 100 - 200ppm, trong 30 giây đến 1 phút, để chọn post khỏe, không nhiễm bệnh, loại bỏ bớt những con mang mầm bệnh, trước khi thả giống.


- Chuẩn bị và sát trùng ao cẩn thận trước khi thả nuôi: sên vét đáy ao, phơi nắng đáy ao (nếu có thể), sát trùng đáy ao. Xử lý diệt khuẩn nước vào thật cẩn thận.


- Không thả nuôi tôm mật độ quá cao. Có thể ghép nuôi cùng cá rô phi (nuôi nước xanh).


- Sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng, thức ăn không nhiễm nấm, cho ăn bổ sung vitamin C, A, E, và glucan.


- Quản lý môi trường ao nuôi tốt và ổn định bằng sản phẩm men vi sinh.


- Hạn chế dùng các hóa chất, kháng sinh.


- Loại bỏ các chất gây độc cho gan tụy tôm như các ion kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật... có trong nước.


- Khi xảy ra bệnh, đối với tôm nhỏ, trước khi xả bỏ, phải dùng thuốc diệt khuẩn (chlorine, formol) để khử trùng, hạn chế lây nhiễm.


- Trong quá trình thu tôm, phải xử lý nước bằng thuốc diệt khuẩn (chlorine, formol) trước khi xả ra ngoài, hạn chế lây nhiễm.


Việt Linh biên soạn

 
bình luận 0 Lượt xem 404

Bài liên quan

Yêu cầu kỹ thuật trong nuôi tôm nước ngọt

Theo: admin - Cập nhật lúc: 10:53:11 - 15/05/2024

Nuôi tôm trong ao nước ngọt là mô hình đã được triển khai trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng thành công. Dưới đây là một số kỹ thuật dựa theo kinh nghiệm của những mô hình đã thực hiện thành công. 

Xem chi tiết

Giá tôm thẻ chân trắng nguyên liệu tăng

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:50:14 - 14/05/2024

Theo UBND tỉnh Cà Mau, giá tôm thẻ chân trắng nguyên liệu trong tháng 4/2024 tăng so với tháng trước đó. Đây là dấu hiệu đáng mừng, tạo sự phấn khởi cho nhiều người nuôi tôm công nghiệp.

Xem chi tiết

Tại sao điều trị bệnh trên tôm lại kém hiệu quả?

Theo: admin - Cập nhật lúc: 10:28:31 - 13/05/2024

Việc trị bệnh trong ngành nuôi tôm luôn là một thách thức không nhỏ đối với những người làm trong lĩnh vực này.

Xem chi tiết

Nuôi tôm càng xanh toàn đực 2 giai đoạn, lợi nhuận tăng 30 - 55%

Theo: admin - Cập nhật lúc: 10:04:55 - 10/05/2024

Tỷ lệ tôm đực trong mô hình trên 95%, kích cỡ tôm thương phẩm đồng đều. Lợi nhuận bình quân đạt hơn 800 triệu đồng/ha, cao hơn 30 - 55% so với cách truyền thống.

Xem chi tiết
Xem chi tiết
        

CÔNG TY TNHH NIKOLET

MST: 6300304627 Do Sở KH & ĐT tỉnh Hậu Giang cấp ngày 18/09/2019

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thêm - Chức vụ Giám đốc

Địa chỉ: Tỉnh lộ 925, Ấp Thạnh Thuận, Xã Đông Thạnh, Huyện Châu Thành, Hậu Giang

Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 8B, Đường số 9, KDC Hồng Phát, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 02936297986 - 0946666674

Website: www.nikolet.com.vn  - Email: mcthem@yahoo.com.vn

Tổng lượt truy cập: 101338
Đang truy cập: 7

Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com