4 cách phòng bệnh cho tôm

Theo: Admin - Cập nhật lúc: 10:04:55 - 27/07/2021

Người nuôi cần thực hiện: nuôi có trách nhiệm, áp dụng kỹ thuật tiên tiến, đáp ứng dinh dưỡng hợp lý và không sử dụng kháng sinh để phòng bệnh.


Nuôi có trách nhiệm




Người nuôi tôm ở nước ta đã áp dụng hệ thống kiểm tra chất lượng đối với nghề nuôi tôm xuất khẩu. Ðó là hệ thống VietGAP, GlobalGAP… Đây là những mô hình sản xuất thân thiện với môi trường, ít sử dụng thuốc kháng sinh, chất hóa học, tạo ra sản phẩm sạch có lợi cho sức khỏe con người và cho hiệu quả kép về kinh tế và môi trường. Đây cũng là cách phòng bệnh cho tôm hữu hiệu.


Ðể áp dụng theo VietGAP, các trại nuôi cần bắt đầu từ việc quản lý bên trong trại, như: Cơ sở hạ tầng phù hợp tiêu chuẩn và được sử dụng đúng cách; Các nguồn nước nuôi tôm không bị ô nhiễm và được xử lý trước khi nuôi; Đường nước thải phải riêng biệt, được xử lý để không làm ô nhiễm môi trường; Khi cải tạo ao, không được dùng các hóa chất bị cấm; Thả tôm giống khỏe từ cơ sở giống được chứng nhận; thả giống đúng thời điểm; sử dụng các chế phẩm sinh học; ghi chép, quản lý thức ăn, hóa chất,…


Áp dụng kỹ thuật nuôi tiên tiến


Áp dụng kỹ thuật nuôi tiên tiến, an toàn là phương pháp phòng ngừa bệnh, hạn chế rủi ro một cách hiệu quả trong suốt quá trình nuôi tôm. Việc mạnh dạn ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất và ý thức về bảo vệ môi trường ngày càng được coi trọng là xu thế tất yếu hiện nay khi sản xuất phải gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Thực tế cho thấy, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất thủy sản, các đối tượng nuôi cho năng suất cao hơn 30 – 35% so với nuôi truyền thống, con giống ươm đạt tỷ lệ sống cao hơn 10 – 20% so với ương truyền thống.


Trong các năm qua và định hướng cho nuôi tôm trong 2016, người nuôi nên áp dụng các mô hình tiên tiến, đạt hiệu quả như: nuôi theo công nghệ Biofloc, tôm – lúa, nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học.


Dinh dưỡng hợp lý


Chế độ dinh dưỡng hoàn chỉnh rất cần thiết trong nuôi tôm. Đặc biệt là với các hình thức nuôi thâm canh hay bán thâm canh. Tuy nhiên, nguy cơ mất cân bằng dinh dưỡng trong tôm do thói quen nuôi truyền thống có thể xảy ra. Khi đó khả năng miễn dịch và sức đề kháng bệnh của tôm có thể bị ảnh hưởng đáng kể bởi sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng khác nhau, nhất là các vitamin và khoáng chất. Quản lý thức ăn không tốt, ngoài việc làm chi phí vụ nuôi tăng cao, nhiều vấn đề khác liên quan đến biến đổi môi trường, ảnh hưởng sức khỏe tôm nuôi và dịch bệnh sẽ nảy sinh. Như vậy, bổ sung chất dinh dưỡng thích hợp không những giúp loại bỏ bệnh mà còn cho phép hệ thống miễn dịch của tôm hoạt động ở mức tối ưu giúp tôm khỏe mạnh, tăng sức đề kháng và cho năng suất cao.


Không sử dụng kháng sinh để phòng bệnh


Việc sử dụng kháng sinh để phòng bệnh một cách bừa bãi và không theo hướng dẫn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “nhờn thuốc” và làm môi trường nuôi tồn dư kháng sinh, làm cho bệnh trên tôm trở nên phức tạp, khó chữa hơn. Vì vậy, người nuôi cần phải tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc khi sử dụng kháng sinh, đó là: Chỉ sử dụng kháng sinh điều trị khi chắc chắn có nhiễm khuẩn; Chỉ sử dụng những loại kháng sinh nằm trong danh mục được phép sử dụng; Tuyệt đối không dùng các loại thuốc đã bị cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản.


Sử dụng thảo dược để phòng trị bệnh cho động vật thủy sản đang ngày càng được khuyến khích áp dụng rộng rãi do an toàn, tiết kiệm chi phí nuôi. Một số loại thảo dược thường được sử dụng để phòng bệnh cho tôm: nước ép của tỏi tươi, đọt ổi non, cây chó đẻ, quả chanh…


Theo Lê Cung, Tạp chí thủy sản Việt Nam

 
bình luận 0 Lượt xem 284

Bài liên quan

Cần thận trọng trong mùa vụ thả tôm nuôi nước lợ năm 2024

Theo: admin - Cập nhật lúc: 10:34:22 - 18/05/2024

Theo khung lịch mùa vụ thả giống tôm nuôi nước lợ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng do ngành Nông nghiệp tỉnh ban hành thì mùa vụ thả nuôi tôm năm 2024 sẽ được thực hiện bắt đầu từ ngày 10/1/2024 đến ngày 30/9/2024 đối với tôm thẻ chân trắng và từ ngày 15/3 đến 30/9 đối với tôm sú.

Xem chi tiết

Cắt tảo sợi cho ao nuôi đang có tôm

Theo: admin - Cập nhật lúc: 10:31:26 - 18/05/2024

Quản lý chất lượng nước là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Trong môi trường nuôi tôm nước ngọt, nước lợ thì tảo sợi chính là một trong những lo lắng đối với người nuôi. Để tìm ra một phương pháp diệt chúng nhưng vẫn phải an toàn khi ao đang có tôm, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Xem chi tiết

Trời giảm nhiệt, người nuôi tôm đồng loạt xuống giống

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:36:44 - 17/05/2024

Trong tuần qua, nông dân ở Trà Vinh đã thả nuôi gần 600ha tôm sú, tôm thẻ chân trắng với số lượng hơn 195 triệu con giống nhờ thời tiết thuận lợi.

Xem chi tiết

Độ sâu ao nuôi tôm nói lên điều gì

Theo: admin - Cập nhật lúc: 10:46:40 - 16/05/2024

Trong ao nuôi tôm, một yếu tố quan trọng thường ít được nhắc đến, nhưng lại vô cùng quan trọng, đó là "độ sâu mực nước". Điều gì làm nên ý nghĩa và tầm quan trọng của độ sâu mực nước ao trong quá trình nuôi tôm? Hãy cùng nhìn sâu vào "lòng" của ao nuôi để khám phá sự ảnh hưởng mà độ sâu mực nước mang lại.

Xem chi tiết
Xem chi tiết
        

CÔNG TY TNHH NIKOLET

MST: 6300304627 Do Sở KH & ĐT tỉnh Hậu Giang cấp ngày 18/09/2019

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thêm - Chức vụ Giám đốc

Địa chỉ: Tỉnh lộ 925, Ấp Thạnh Thuận, Xã Đông Thạnh, Huyện Châu Thành, Hậu Giang

Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 8B, Đường số 9, KDC Hồng Phát, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 02936297986 - 0946666674

Website: www.nikolet.com.vn  - Email: mcthem@yahoo.com.vn

Tổng lượt truy cập: 102108
Đang truy cập: 8

Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com