Vì sao tôm thẻ chân trắng chậm lớn? Cách khắc phục như thế nào?

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:56:57 - 30/07/2021

Tôm thẻ chân trắng là đối tượng thủy sản được bà con nuôi phổ biến bởi dễ nuôi và nguồn thu ổn định. Tuy vậy, người nuôi hiện nay vẫn gặp nhiều trường hợp tôm thẻ chân trắng chậm lớn so với dự kiến, điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của cả mùa vụ. Vậy, vì sao tôm thẻ chân trắng chậm lớn?



Những nguyên nhân khiến tôm chậm lớn


Tình trạng tôm thẻ chân trắng chậm lớn được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là do: con giống kém chất lượng, dịch bệnh, mật độ nuôi quá nhiều, không sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản hoặc sử dụng không hợp lý, lạm dụng kháng sinh,…


1) Tôm giống kém chất lượng


Không phải đơn thuần mà các chuyên gia luôn khuyên bà con nên chọn những con tôm giống khỏe mạnh, đầy đủ các chi, bộ,… từ những cơ sở cung cấp giống có uy tín. Thực tế cho thấy, những con tôm giống chất lượng có tỉ lệ sống cao và phát triển tốt hơn những con tôm giống kém chất lượng không rõ nguồn gốc.

2) Quản lý thức ăn không tốt


Nếu như cho tôm ăn quá nhiều sẽ gây ra tình trạng dư thừa và chất hữu cơ sẽ tích tụ dưới đáy gây ô nhiễm ao nuôi thì cho tôm ăn quá ít sẽ khiến tôm chậm phát triển. Thậm chí, nếu không cung cấp đủ thức ăn trong khi mật độ tôm nuôi cao sẽ gây ra tình trạng cạnh tranh thức ăn, dẫn đến hao hụt lớn. Bên cạnh đó, thức ăn không cung cấp đủ Vitamin và các khoáng chất cần thiết cũng khiến tôm yếu ớt, chậm phát triển.


3) Dịch bệnh


Dịch bệnh là yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến tôm nuôi, không chỉ tôm phát triển chậm mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ chết hàng loạt. Trong đó, có thể kể đến một số dịch bệnh khiến tôm chậm lớn như: bệnh còi MPV (Monodon Baculovirus), HPV (Hepatopancreative virus), Hội chứng chết sớm EMS,… Ngoài ra, tôm nhiễm bệnh phân trắng cũng khiến tôm bị suy giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và suy yếu.


4) Mật độ nuôi quá dày


Các chuyên gia luôn khuyến cáo bà con nuôi tôm tùy theo điều kiện mà thả nuôi tôm với mật độ phù hợp. Nếu thả nuôi với mật độ quá dày, thức ăn và những chất dinh dưỡng cần thiết không đủ cung cấp cho tôm sẽ khiến tôm phát triển chậm và thời gian lột xác kéo dài. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tôm mềm vỏ ở một số ao nuôi.

5) Lạm dụng kháng sinh


Sử dụng kháng sinh là cách được nhiều bà con sử dụng để phòng bệnh cho tôm. Song, việc lạm dụng sử dụng quá nhiều và quá liều kháng sinh khiến khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm suy giảm góp phần khiến tôm phát triển chậm. Do vậy, hiện nay các chuyên gia khuyến cáo bà con nên hạn chế sử dụng kháng sinh trong phòng bệnh cho tôm, thay vào đó nên sử dụng các chế phẩm vi sinh để xử lý các yếu tố môi trường và kiểm soát mầm bệnh cho tôm.


Những cách khắc phục tình trạng tôm chậm lớn


Khi đã biết được các nguyên nhân khiến tôm chậm lớn, cách khắc phục cũng trở nên dễ dàng hơn. Trong đó:



- Chọn tôm giống chất lượng, khỏe mạnh, không bị nhiễm dịch bệnh,… bởi đây là yếu tố quan trọng bà con cần lưu ý trước mỗi vụ nuôi; Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi để có điều chỉnh kịp thời; Loại bỏ những con tôm nhiễm bệnh ra khỏi ao nuôi trước khi chúng lây lan ra khắp ao;



- Từ tháng nuôi thứ 2 trở đi, các chất thải hữu cơ và thức ăn của tôm tích tụ nhiều dưới đáy ao tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát khí độc, bà con nên sử dụng vi sinh xử lý đáy ao EcoClean Sludge Reducer để phân hủy chất hữu cơ và kiểm soát khí độc;



- Tuyệt đối không được sử dụng thuốc trừ sâu để cải tạo ao. Đồng thời nên nuôi tôm đúng khung lịch thời vụ tùy theo từng khu vực;


Lời kết


Trên đây là một số nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng tôm thẻ chân trắng chậm lớn. Hy vọng sẽ giúp ích cho bà con trong vụ nuôi của mình. Chúc bà con vụ mùa bội thu!


Internet

 
bình luận 0 Lượt xem 575

Bài liên quan

Cần thận trọng trong mùa vụ thả tôm nuôi nước lợ năm 2024

Theo: admin - Cập nhật lúc: 10:34:22 - 18/05/2024

Theo khung lịch mùa vụ thả giống tôm nuôi nước lợ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng do ngành Nông nghiệp tỉnh ban hành thì mùa vụ thả nuôi tôm năm 2024 sẽ được thực hiện bắt đầu từ ngày 10/1/2024 đến ngày 30/9/2024 đối với tôm thẻ chân trắng và từ ngày 15/3 đến 30/9 đối với tôm sú.

Xem chi tiết

Cắt tảo sợi cho ao nuôi đang có tôm

Theo: admin - Cập nhật lúc: 10:31:26 - 18/05/2024

Quản lý chất lượng nước là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Trong môi trường nuôi tôm nước ngọt, nước lợ thì tảo sợi chính là một trong những lo lắng đối với người nuôi. Để tìm ra một phương pháp diệt chúng nhưng vẫn phải an toàn khi ao đang có tôm, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Xem chi tiết

Trời giảm nhiệt, người nuôi tôm đồng loạt xuống giống

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:36:44 - 17/05/2024

Trong tuần qua, nông dân ở Trà Vinh đã thả nuôi gần 600ha tôm sú, tôm thẻ chân trắng với số lượng hơn 195 triệu con giống nhờ thời tiết thuận lợi.

Xem chi tiết

Độ sâu ao nuôi tôm nói lên điều gì

Theo: admin - Cập nhật lúc: 10:46:40 - 16/05/2024

Trong ao nuôi tôm, một yếu tố quan trọng thường ít được nhắc đến, nhưng lại vô cùng quan trọng, đó là "độ sâu mực nước". Điều gì làm nên ý nghĩa và tầm quan trọng của độ sâu mực nước ao trong quá trình nuôi tôm? Hãy cùng nhìn sâu vào "lòng" của ao nuôi để khám phá sự ảnh hưởng mà độ sâu mực nước mang lại.

Xem chi tiết
Xem chi tiết
        

CÔNG TY TNHH NIKOLET

MST: 6300304627 Do Sở KH & ĐT tỉnh Hậu Giang cấp ngày 18/09/2019

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thêm - Chức vụ Giám đốc

Địa chỉ: Tỉnh lộ 925, Ấp Thạnh Thuận, Xã Đông Thạnh, Huyện Châu Thành, Hậu Giang

Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 8B, Đường số 9, KDC Hồng Phát, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 02936297986 - 0946666674

Website: www.nikolet.com.vn  - Email: mcthem@yahoo.com.vn

Tổng lượt truy cập: 102030
Đang truy cập: 6

Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com