CÁC TRƯỜNG HỢP BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM NUÔI

Theo: Admin - Cập nhật lúc: 10:24:12 - 30/06/2021

Khác với bệnh hoại tử gan tụy cấp AHPND xảy ra tập trung vào mùa nắng nóng, bệnh đốm trắng ngược lại xảy ra ở giai đoạn mùa lạnh, khi nhiệt độ xuống thấp dưới 32 độ C.


Bệnh đốm trắng được biết đến từ lâu và là một bệnh nguy hiểm cho nghề nuôi tôm.


Tuy nhiên, không phải trường hợp nào tôm bị đốm trắng cũng gây ra tình trạng chết cấp tính (có thể đạt đến tỷ lệ chết 100%) trong vòng 2 – 3 ngày.


Vào năm 1997, bằng những nghiên cứu thực nghiệm tại Thailand, giáo sư Chalor Limsuwan và cộng sự tại trường Đại học Kasesart đã xác định và mô tả kỹ bốn trường hợp tôm bị bệnh đốm trắng khác nhau.


Với những thông tin bên dưới, hy vọng có thể hỗ trợ người nuôi có thể có thể xác định rõ các vấn đề về đốm trắng nếu gặp phải trong ao nuôi của mình, qua đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn nhất.




TRƯỜNG HỢP 1


Nếu phát hiện tôm bệnh tấp mé ở giai đoạn trong tháng nuôi đầu đến 12 gram có những đốm trắng rõ ràng dưới vỏ đầu ngực và trên đốt bụng (đặc biệt ở đốt đuôi).


Ngoài ra tôm giảm ăn rõ rệt, kiểm tra PCR sau đó cho kết quả dương tính và kiểm tra mô học cho thấy mô bị nhiễm virus đốm trắng điển hình thì không thể làm bất cứ gì cho trường hợp này.


Mọi nỗ lực khống bệnh hầu như đều không mang lại hiệu quả vì những con tôm khỏe mạnh bắt đầu ăn những con tôm chết, chúng sẽ nhanh chóng bị nhiễm virus đốm trắng và chết cấp tính với tỷ lệ cao – có thể đạt 100% – ngay sau đó trong 02 – 03 ngày.

 

TRƯỜNG HỢP 2


Tôm nuôi xuất hiện những đốm trắng trên vỏ đầu ngực nhưng vẫn ăn bình thường, trong trường hợp này, có khả năng đàn tôm không nhiễm virus đốm trắng.


Điều này càng đặc biệt đúng, nếu như người nuôi không phát hiện có tôm yếu tấp mé.


Kiểm tra PCR những con tôm “bị đốm trắng” này cho kết quả âm tính.


Kiểm tra mô bệnh học cho thất các mô bình thường.


Trong trường hợp này, có thể các đốm trắng trên vỏ đầu ngực của tôm là kết quả của quá trình lắng đọng can – xi trên vỏ đầu ngực do tôm phải sống trong môi trường ao nuôi với pH cao kéo dài, pH buổi sáng thường đo được ở mức 8,3.


Trong trường hợp này, cần hạ pH xuống dưới mức 8,0 nhưng phải trên 7,5 vào buổi sáng.


Bằng cách này, trong lần lột xác kế tiếp, đốm trắng sẽ biến mất một cách tự nhiên.


TRƯỜNG HỢP 3


Nếu tôm cập mé xuất hiện đốm trắng cùng với màu sắc nâu sậm hoặc mang dơ thì đấy không phải là do tôm bị nhiễm virus đốm trắng.


Mặc dù tôm có thể giảm ăn nhẹ, nhưng phần lớn đàn tôm vẫn ăn bình thường.


Kiểm tra PCR và mô học không phát hiện virus đốm trắng, tuy nhiên sẽ có sự xuất hiện của vi khuẩn trên nhiều cơ quan khác nhau của tôm.


Trong trường hợp này, biện pháp tốt nhất là cố gắng loại bỏ hoàn toàn những con tôm bệnh ra khỏi ao nuôi và tiến hành cải thiện triệt để môi trường (chẳng hạn như giảm chất thải, giảm tảo …).


TRƯỜNG HỢP 4


Thỉnh thoảng khi chài tôm, người nuôi thấy vài con tôm có hiện tượng đốm trắng trên vỏ đầu ngực.


Tuy nhiên, những con tôm này vẫn hoạt động bình thường, không tấp mé và ăn tốt.


Chúng thường xuất hiện ở giai đoạn cuối vụ nuôi trước khi thu hoạch.


Kiểm tra PCR đốm trắng những con tôm này cho kết quả âm tính.


Sau khi lột xác, đốm trắng hoàn toàn biết mất.


vienloci

 
bình luận 0 Lượt xem 583

Bài liên quan

Phòng trị vi bào tử trùng EHP

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:48:49 - 14/07/2025

Bệnh EHP (Enterocytozoon Hepatopenaei), hay còn gọi là bệnh vi bào tử trùng EHP, một trong những mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngành tôm.

 
 
 
Xem chi tiết

Một số cải tiến kỹ thuật trong nuôi tôm thẻ chân trắng ao đất

Theo: admin - Cập nhật lúc: 18:42:38 - 11/07/2025

Hiện nay, tại nhiều khu vực nuôi tôm thẻ chân trắng trong cả nước, phát triển nhiều loại hình nuôi, tùy theo điều kiện tài chánh, khả năng nắm bắt kỹ thuật...

 
 
Xem chi tiết

Cách tư duy để vi sinh phát triển mạnh trong nuôi tôm

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:33:56 - 11/07/2025

Vi sinh đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái ao nuôi tôm. Chúng giúp cải thiện chất lượng nước, phân hủy chất thải, kiểm soát mầm bệnh và cung cấp nguồn dinh dưỡng tự nhiên cho tôm. Để vi sinh phát triển mạnh trong ao nuôi tôm, chúng ta cần đảm bảo một số yếu tố.

 
 
 
Xem chi tiết

Có nên đánh khoáng cho vi sinh phát triển

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:06:52 - 10/07/2025

Trong quá trình nuôi tôm, việc kiểm soát môi trường nước đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của tôm nuôi. Một trong những biện pháp được nhiều người nuôi áp dụng là "đánh khoáng" để hỗ trợ hệ vi sinh vật trong ao. Tuy nhiên, không ít người vẫn còn băn khoăn về tính hiệu quả và sự cần thiết của phương pháp này. Vậy, có nên "đánh khoáng" để vi sinh phát triển hay không?

 
 
Xem chi tiết
Xem chi tiết
        

CÔNG TY TNHH NIKOLET

MST: 6300304627 Do Sở KH & ĐT tỉnh Hậu Giang cấp ngày 18/09/2019

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thêm - Chức vụ Giám đốc

Địa chỉ: Tỉnh lộ 925, Ấp Thạnh Thuận, Xã Đông Thạnh, Huyện Châu Thành, Hậu Giang

Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 8B, Đường số 9, KDC Hồng Phát, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 02936297986 - 0946666674

Website: www.nikolet.com.vn  - Email: mcthem@yahoo.com.vn

Tổng lượt truy cập: 298466
Đang truy cập: 38

Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com