Có nên cho tôm thẻ ăn vào ban đêm hay không

Theo: admin - Cập nhật lúc: 10:08:41 - 06/02/2024

Trong nuôi tôm ngoại trừ chi phí đầu tư chiếm tỷ lệ cao nhất thì chi phí thức ăn cũng chiếm hơn 50% chi phí trong mỗi vụ. Việc quản lý lượng thức ăn là hết sức cần thiết. Vậy một ngày nên cho tôm ăn bao nhiêu cử là đủ? Có nên cho tôm ăn vào ban đêm hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

 


Tập tính ăn của tôm thẻ chân trắng


Tập tính ăn tôm sú và tôm thẻ cũng có sự khác nhau. Tôm thẻ thường có nhu cầu đạm (protein) trong thức ăn thấp hơn tôm sú, tôm thẻ rất háo ăn có thể ăn liên tục trong ngày.


Vì thế, việc cho tôm ăn cần phải cân nhắc dựa trên đặc điểm của từng loại tôm: Nhu cầu đạm, tập tính bắt mồi, vận động liên tục, đường ruột ngắn, hệ thống miễn dịch, hoạt động lột xác,…


Khi thả thức ăn vào ao cách đàn tôm khoảng gần 11 mét, tôm thẻ cảm nhận ngay sự có mặt của thức ăn và lập tức đổi hướng tiến đến nguồn thức ăn. Nếu thả thức ăn ngay gần đàn tôm, cả đàn sẽ kéo đến rất nhanh khiến một lượng thức ăn có thể bị vùi xuống đáy ao do tôm tranh nhau ăn mồi.

 

co-nen-cho-tom-the-an-vao-ban-dem-hay-khong


Dùng nhá để quản lý lượng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng hiệu quả. Ảnh: uv-vietnam.com.vn


Tôm thẻ chân trắng có đặc tính cơ hội, chúng chỉ xâu xé phần thức ăn ở lớp nước trên mà không để ý để phần thức ăn bị vỡ chìm xuống bên dưới. Một điều khá thú vị là tôm thẻ khi bắt được một viên thức ăn chúng sẽ bỏ phần còn lại và tiếp tục đi theo đàn, nhai viên thức ăn đó một ít sau đó lại thả ra.


Khi thấy viên thức ăn lớn hơn chúng ngay lập tức nhả viên thức ăn nhỏ ra và chiếm lấy lượng thức ăn lớn hơn. Dường như không muốn bị bỏ lại khỏi đàn cũng như những vùng khác cũng đang có thức ăn.


Những con tôm thẻ nhỏ hơn sẽ phải ăn những mảnh vụ, viên thức ăn sót lại của những con tôm lớn hơn. Nếu đàn tôm ít con, lượng thức ăn bị vùi lấp sẽ được moi lên.


Vậy có nên cho tôm ăn vào ban đêm hay không?


Tập tính ăn của tôm thẻ chân trắng là bắt mồi liên tục trong ngày. Người nuôi thường cho tôm ăn từ 4 – 5 lần/ngày. Nếu hệ thống quạt nước, sục khí của ao nuôi không đảm bảo lượng oxy thì không nên cho tôm ăn vào ban đêm.


Vào ban đêm, đàn tôm bung ra khắp đáy ao và bắt đầu đào bới tìm thức ăn. Lúc này, chúng ăn thức ăn tự nhiên trong ao và không thích thức ăn viên nhiều. Khoảng 2 giờ trước khi mặt trời mọc, tập tính ăn của tôm bắt đầu thay đổi, chúng chuyển sang ăn thức ăn viên.


Nhưng ở giống tôm khác như tôm sú thì hoạt động này lại diễn ra mạnh mẽ suốt cả ngày. Vì vậy khi nuôi tôm sú, người nuôi thường cho tôm ăn thêm các cử vào ban đêm để đảm bảo dinh dưỡng cung cấp đủ cho tôm phát triển đạt sản lượng.

 

Việc cho tôm ăn đêm khi không cần thiết sẽ có thể gây ra một số vấn đề dưới đây:


– Cho tôm ăn vào ban đêm có thể gây ra tích tụ chất thải hữu cơ trong ao nuôi, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến chất lượng nước.


– Tôm là loài hoạt động chủ yếu vào ban ngày và thường ít hoạt động vào ban đêm. Do đó, việc cho tôm ăn vào ban đêm có thể dẫn đến lãng phí thức ăn và không hiệu quả.


– Ánh mặt trời giúp tôm tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Cho tôm ăn vào ban đêm có thể làm giảm hiệu quả tiêu hóa và tăng nguy cơ bệnh tật.


Nhìn chung, cho tôm ăn ban đêm hay không còn tùy thuộc vào loài tôm nuôi và tùy vào kỹ thuật nuôi của người đứng ao. Qua một vài khảo sát, đa số người nuôi tôm thẻ thường không cho ăn vào ban đêm, cử cuối cùng sẽ trước 21h mỗi ngày. Tuy nhiên vẫn có một số người nuôi cho ăn vào ban đêm để có thể bổ sung tối đa dinh dưỡng cho tôm.


Vì vậy, bà con cần nên cân nhắc sắp xếp các cử cho ăn hợp lý để tránh lãng phí thức ăn, gây tốn thêm chi phí và gây hại cho môi trường nước ao.


Nguồn Tepbac


 
bình luận 0 Lượt xem 667

Bài liên quan

Công nghệ gen và chọn giống tôm kháng bệnh: Tiềm năng và thách thức

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:37:43 - 02/05/2025

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, tôm là một trong những loài động vật quan trọng, góp phần tạo ra giá trị kinh tế lớn cho nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước ở khu vực Đông Nam Á.

 
Xem chi tiết

Tôm mới thả mà ao có rong đáy

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:01:53 - 29/04/2025

“Tôm mới thả mà có rong đáy” thực chất lại là một cảnh báo nguy hiểm, cần được nhận diện và xử lý đúng cách.

 
Xem chi tiết

Các biện pháp thay thế kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Theo: - Cập nhật lúc: 08:52:38 - 28/04/2025

Trong bối cảnh ngành thủy sản toàn cầu ngày càng phát triển mạnh mẽ, việc duy trì năng suất cao mà vẫn đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường đang trở thành thách thức then chốt. Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu chính là việc lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản – đặc biệt là trong nuôi tôm, loài thủy sản mang lại giá trị xuất khẩu lớn cho nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam.

 
Xem chi tiết

Ảnh hưởng của bọt khí siêu nhỏ lên tôm thẻ chân trắng

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:05:28 - 26/04/2025

Nuôi tôm tại Việt Nam đối mặt với thách thức lớn từ bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Nghiên cứu này đánh giá tiềm năng ứng dụng công nghệ bong bóng nano oxy và ozone trong kiểm soát bệnh, thông qua thí nghiệm so sánh hiệu quả giữa bong bóng thường và bong bóng nano trên tôm thẻ chân trắng. Mục tiêu nhằm tìm giải pháp thay thế kháng sinh, cân bằng giữa hiệu quả diệt khuẩn và an toàn cho tôm.

 
Xem chi tiết
Xem chi tiết
        

CÔNG TY TNHH NIKOLET

MST: 6300304627 Do Sở KH & ĐT tỉnh Hậu Giang cấp ngày 18/09/2019

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thêm - Chức vụ Giám đốc

Địa chỉ: Tỉnh lộ 925, Ấp Thạnh Thuận, Xã Đông Thạnh, Huyện Châu Thành, Hậu Giang

Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 8B, Đường số 9, KDC Hồng Phát, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 02936297986 - 0946666674

Website: www.nikolet.com.vn  - Email: mcthem@yahoo.com.vn

Tổng lượt truy cập: 249472
Đang truy cập: 1

Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com