Tăng cường giám sát và quản lý tác nhân Enterocytozoon hepatopenaei trên tôm nuôi nước lợ

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:12:58 - 22/10/2024

EHP là bệnh vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm, còn được gọi là bệnh vi bào tử trùng.


Bệnh này sống trong tuyến gan tụy của tôm, gây ra các triệu chứng như tôm chậm lớn, vỏ mềm và màu sắc cơ thể biến đổi thành trắng sữa hoặc mờ đục. Tỷ lệ tử vong không cao tôm vẫn ăn bình thường nhưng không phát triển. Điều này làm giảm giá trị của tôm và tăng chi phí đầu tư.


Bệnh EHP bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2015. Theo Tổng cục Thủy sản, bệnh EHP đang là một trong những căn bệnh ngày càng gia tăng và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi tôm.


EHP ký sinh trong gan, tụy tôm và nhân lên trong tế bào chất của biểu mô ống gan, tụy, cản trở tôm hấp thụ chất dinh dưỡng và dẫn đến tình trạng tôm nuôi còi cọc, chậm lớn, suy giảm sức miễn dịch, sức đề kháng. Mặc dù tôm nhiễm EHP không gây ra hiện tượng chết hàng loạt, tuy nhiên làm giảm năng suất nuôi, gây thiệt hại về kinh tế.


tang-cuong-giam-sat-va-quan-ly-tac-nhan-enterocytozoon-hepatopenaei-tren-tom-nuoi-nuoc-lo


Để hạn chế ảnh hưởng của EHP, giảm thiểu thiệt hại và nâng cao hiệu quả nuôi trồng, cơ quan quản lý, các cơ sở nuôi cần lưu ý một số nội dung như sau:


- Đối với cơ quan quản lý thủy sản:


+ Tăng cường giám sát tác nhân gây bệnh trên tôm để có biện pháp khuyến cáo, chỉ đạo vụ nuôi, nhất là đối với tác nhân EHP.


+ Phối hợp cơ quan chuyên môn tăng cường kiểm tra chất lượng tôm giống đảm bảo nguồn giống sạch bệnh phục vụ cho vụ nuôi tiếp theo.


- Đối với các cơ sở nuôi:


+ Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp quản lý an toàn sinh học, kiểm tra tôm nuôi, nguồn thức ăn, và tiến hành xét nghiệm mẫu khi tôm có dấu hiệu nhiễm EHP để xử lý kịp thời. Bổ sung các chất tăng cường miễn dịch, vi lượng, đa lượng vào thức ăn để hỗ trợ tôm phát triển.


+ Đối với các ao nuôi có phát hiện nhiễm EHP: Không xả thải nước nuôi và tôm bệnh ra ngoài môi trường. Căn cứ kích cỡ tôm nuôi và tình hình thực tế để quyết định phương án xử lý tôm nuôi phù hợp.


+ Đối với các ao nuôi chuẩn bị cho vụ nuôi mới: Chuẩn bị ao nuôi theo quy trình xử lý nước nghiêm ngặt. Tiến hành khử trùng, phơi đáy ao, hạn chế mầm bệnh.


+ Đối với nguồn tôm giống: Sử dụng nguồn tôm giống đã được kiểm tra và không nhiễm các tác nhân gây bệnh (EHP, AHPND, IHHNV, WSSV...).


Vì vậy chính quyền địa phương cơ quan và cơ sở nuôi trồng thủy sản khẩn trương tuân thủ thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn trên để đảm bảo an toàn cho ngành nuôi tôm nước lợ, đồng thời hạn chế tối đa thiệt hại kinh tế.


NT

 
 
 
 
bình luận 0 Lượt xem 9

Bài liên quan

Thử thách lớn trên đường nuôi tôm về cỡ lớn

Theo: - Cập nhật lúc: 09:12:49 - 22/10/2024

Nuôi tôm đến cỡ lớn luôn đi kèm với nhiều thử thách lớn, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ và kỹ thuật cao. Một trong những thách thức phổ biến là kiểm soát môi trường ao nuôi, đặc biệt về chất lượng nước, độ pH và hàm lượng oxy hòa tan.

 
 
 
 
 
Xem chi tiết

Nhìn bọt có thể đoán được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:49:40 - 22/10/2024

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

 
 
Xem chi tiết

Mô hình nuôi ghép thuỷ sản đang sốt trở lại

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:27:17 - 21/10/2024

Mô hình nuôi ghép thủy sản đang trở lại mạnh mẽ nhờ khả năng tối ưu hoá diện tích canh tác và giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng thủy sản.

 
 
 
Xem chi tiết

Hiện tượng tôm bị vểnh mang, sưng mang

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:02:29 - 18/10/2024

Hiện tượng tôm bị vểnh mang và sưng mang là một vấn đề phổ biến trong nuôi tôm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và năng suất của tôm nuôi. Mang tôm đóng vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp và trao đổi chất, do đó, khi tôm bị tổn thương ở mang, nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, làm giảm tốc độ tăng trưởng và tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

 
 
 
Xem chi tiết
Xem chi tiết
        

CÔNG TY TNHH NIKOLET

MST: 6300304627 Do Sở KH & ĐT tỉnh Hậu Giang cấp ngày 18/09/2019

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thêm - Chức vụ Giám đốc

Địa chỉ: Tỉnh lộ 925, Ấp Thạnh Thuận, Xã Đông Thạnh, Huyện Châu Thành, Hậu Giang

Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 8B, Đường số 9, KDC Hồng Phát, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 02936297986 - 0946666674

Website: www.nikolet.com.vn  - Email: mcthem@yahoo.com.vn

Tổng lượt truy cập: 230287
Đang truy cập: 3

Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com