Phát hiện sớm các bệnh thường gặp ở tôm sú bằng cách nào

Theo: Admin - Cập nhật lúc: 09:20:09 - 20/03/2023

Tôm sú thường tập trung sống ở các bờ biển của Úc, Đông Nam Á, Nam Á và Đông Phi. Nghề nuôi tôm sú trở thành một nghề rất hấp dẫn tại Việt Nam vì mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Nhưng trong thực tế việc nuôi tôm sú cũng gặp không ít cái rủi ro, có thể là do dịch bệnh hay các tác động tự nhiên ảnh hưởng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn đọc về cách nhận biết các bệnh thường gặp ở tôm sú.


Phòng ngừa các bệnh thường gặp ở tôm sú là việc làm hết sức quan trọng để bảo đảm cho việc nuôi tôm đạt kết quả cao. Nếu hiểu rõ các thông tin về bệnh sẽ giúp người nuôi có thể phát hiện và điều trị bệnh sớm cho tôm.

 

Bệnh đóng rong trên tôm

Đóng rong là một trong một số bệnh thường gặp ở tôm sú, chủ yếu do môi trường tạo nên trong đó các tác nhân chính là do tảo, nấm, động vật nguyên sinh và vi khuẩn tác động nhau tạo ra bệnh. Bệnh đóng rong bắt đầu từ những Protozoe sống tự do trong ao nuôi hoặc trong bể nuôi, chúng thường sống lơ lửng hoặc sống dưới đáy ao. Bệnh đóng rong hình thành từ giai đoạn tôm giống cho đến lúc tôm trưởng thành, đặc biệt là vào những tháng cuối vụ nuôi. Bệnh đóng rong rất dễ nhận biết, toàn thân tôm sú sẽ bị bẩn, thường là ở phần đầu ngực, thân, hay mang. Tôm bị bệnh đóng rong này rất yếu, thường bỏ ăn, ít di chuyển và cặp mé bờ, đồng thời mang tôm sú thường bị thương tổn hoặc đổi màu.

 

Bệnh đen mang ở tôm sú

Trong một số bệnh thường gặp trên tôm sú thì bệnh đen mang thường thấy ở tôm nuôi tại các ao có môi trường không tốt, mật độ nuôi lớn. Mang và vùng mô nối mang với thân tôm sú có màu nâu hoặc màu đen. Khi nhiễm bệnh nặng các phụ bộ, chân và đuôi cũng có màu đen. Tôm nổi đầu do bị thiếu oxy, bơi vật vờ trên mặt nước và dạt vào bờ. Tôm ăn ít, chậm lớn và thường chết khi gặp thêm tác nhân khác. Mang tôm bị nhiễm vi khuẩn, nấm hoặc vật ký sinh, mang tôm bị phá hủy khi bệnh nặng thêm.

 


 

Bệnh mềm vỏ kinh niên

Bệnh mềm vỏ kinh niên là bệnh điển hình trong các bệnh thường gặp trên tôm sú, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm thương phẩm. Triệu chứng của bệnh này là sau khi lột xác, vỏ tôm không cứng lại, vỏ thường bị nhăn nheo, rất dễ rách nát nên thường bị cảm nhiễm của các tác nhân gây bệnh khác, tôm có vỏ mềm rất yếu, vùi mình dạt vào bờ. Có nhiều lý do gây ra biểu hiện mềm vỏ của tôm nên cần tìm rõ nguyên nhân để khắc phục sớm.

 

Bệnh phát sáng thường thấy ở tôm sú

Bệnh có thể xuất hiện trong tất cả các giai đoạn ương nuôi từ trứng đến lúc tôm trưởng thành. Bệnh thường phát triển mạnh khi môi trường nước giàu chất dinh dưỡng, thiếu oxy hòa tan, lây lan rất nhanh trong mùa nóng. Tôm yếu ớt, bơi vô định hướng, phản ứng rất chậm. Mang và thân tôm bị sẫm màu, dơ. Gan tôm sú bị viêm và teo nhỏ, tôm thường mất chức năng tiêu hóa. Tôm ăn ít, dường như không có thức ăn trong ruột. Đầu và thân tôm phát sáng màu trắng, màu xanh lục trong bóng tối. Khi quan sát bằng kính hiển vi sẽ thấy vi khuẩn phát sáng di chuyển trong cơ thể tôm. Bệnh khá nguy hiểm trong những bệnh thường gặp trên tôm sú vì tôm thường chết đáy rải rác tuỳ vào độ nặng nhẹ của bệnh. Nếu tôm sú nhiễm bệnh trong giai đoạn 45 ngày nuôi đầu tôm sú có thể chết hàng loạt.


Trên đây là các bệnh thường gặp ở tôm sú khiến nhiều người nuôi lo lắng. Hy vọng qua bài viết này mọi người có thể nhận biết sớm các bệnh để hỗ trợ trong việc điều trị bệnh cho tôm sú sớm nhất.


Nguồn internet

 
bình luận 0 Lượt xem 280

Bài liên quan

Kỹ thuật cải tạo ao, đầm

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:25:13 - 27/03/2024

Trong nuôi trồng thủy sản thì khâu cải tạo ao, đầm rất là quan trọng, bởi vì sau một vụ nuôi: Phân cá, thức ăn dư thừa, các chất thải và mầm bệnh lắng đọng...

Xem chi tiết

Trà Vinh nuôi tôm nước lợ: Bám sát 06 giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:07:33 - 26/03/2024

Trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) diện tích nuôi tôm nước lợ năm 2023 đạt 677.781ha; tổng sản lượng đạt 939.701 tấn (tôm sú 258.512 tấn, tôm thẻ 681,189 tấn); chiếm tỷ trọng 93% và sản lượng chiếm 86% so với cả nước.

Xem chi tiết

Khí độc ao tôm: Nguy cơ và hướng xử lý

Theo: admin - Cập nhật lúc: 10:30:06 - 25/03/2024

Ao tôm khi nuôi khoảng 1 tháng thì bắt đầu có khí độc NH3, NO2 do thức ăn dư thừa, phân tôm, bùn sìn, tảo tàn.

Xem chi tiết

Đắt như tôm tươi, ở ĐBSCL, cứ 1kg tôm bằng tiền bán 27kg lúa, có nhà giàu sụ nhờ nuôi tôm

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:25:25 - 23/03/2024

Nghe là biết con tôm bán chạy và được nhiều người mua như thế nào rồi. Vì con tôm có giá trị dinh dưỡng cao nên thuộc vào hàng quý. Có người bảo, 13 tỉnh ĐBSCL sản xuất 1 vụ lúa có thể nuôi người dân trong vùng khoảng 5 năm...

Xem chi tiết
Xem chi tiết
        

CÔNG TY TNHH NIKOLET

MST: 6300304627 Do Sở KH & ĐT tỉnh Hậu Giang cấp ngày 18/09/2019

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thêm - Chức vụ Giám đốc

Địa chỉ: Tỉnh lộ 925, Ấp Thạnh Thuận, Xã Đông Thạnh, Huyện Châu Thành, Hậu Giang

Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 8B, Đường số 9, KDC Hồng Phát, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 02936297986 - 0946666674

Website: www.nikolet.com.vn  - Email: mcthem@yahoo.com.vn

Tổng lượt truy cập: 94126
Đang truy cập: 5

Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com