Cách điều trị bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng

Theo: - Cập nhật lúc: 09:31:07 - 02/12/2023

Bệnh hoại tử cơ xuất hiện trên tôm thẻ chân trắng đã mang đến nhiều tổn thất cho bà con nuôi tôm vì chúng có khả năng lây nhiễm và gây chết tôm cao. Làm thể nào để điều trị và phòng ngừa loại bệnh này? Bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng?


Bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng là gì?

Bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng là bệnh do vi-rút Infectious Myonecrosis Virus – IMNV gây ra, có khả năng lây nhiễm. Chúng lây lan giữa các quốc gia nuôi tôm, giữa các châu lục khác nhau được ghi nhận là do sự nhập chuyển của tôm bố mẹ P. vannamei.


Bệnh hoại tử cơ cho vi-rút có thể lây lan theo cả 3 chiều lây nhiễm ngang (thông qua môi trường nước từ tôm bệnh sang tôm khỏe hoặc tôm khỏe ăn phải tôm bệnh), lây nhiễm dọc (từ tôm bố mẹ sang tôm giống) và lây nhiễm chéo (đối với vùng nuôi đang có dịch khả năng lây nhiễm từ ao này sang ao khác là rất lớn).


Tôm thẻ chân trắng được xem là loài chịu tác động chính của loại vi-rút gây bệnh này, gây chết tôm cao, từ 40 đến 70%. Nếu trong vùng nuôi có dịch bệnh thì khả năng chết lên đến 100%. Đây là loại bệnh rất nguy hiểm cho đàn tôm mà tại Việt Nam hiện nay cũng gặp phải khá nhiều ở những ao nuôi từ 45 ngày tuổi trở đi.


Dấu hiệu khi tôm mắc bệnh hoại tử cơ

Các triệu chứng đặc trưng của bệnh hoại tử cơ trên tôm thường thấy như:

Trên đốt bụng của tôm thẻ xuất hiện nhiều điểm mờ đục trắng, khi chuyển bệnh nặng hoặc thiếu oxy toàn bộ cơ bụng chuyển sang màu trắng đục hoặc cam, đôi khi xuất hiện tượng lột xác đồng loạt.


dieu-tri-benh-hoai-tu-co-tren-tom-the-chan-trang


Tôm có các vùng hoại tử cơ (mũi tên).


Phần cơ đuôi trở nên trắng đục sau đó lan dần khắp cơ thể. Khi tôm bệnh ở giai đoạn nặng sẽ dẫn đến hiện tượng hoại tử và đỏ ở phần cơ, tôm chết và rớt đáy với tỷ lệ rất cao.

Tránh nhầm lẫn với bệnh cong thân đục cơ: bệnh này thì xuất hiện khoảng ngày thứ 10, biểu hiện là phần mô cơ chạy dọc theo cơ thể tôm trở nên trắng đục kèm theo hiện tượng cong thân.


Cách điều trị, phòng bệnh hoại tử cơ (IMNV) trên tôm thẻ chân trắng

– Cách điều trị và kiểm soát bệnh:

Vì là bệnh do vi-rút gây ra nên hiện nay chưa có cách điều trị khỏi bệnh hay thuốc đặc trị loại bệnh này. Trường hợp ao đang nuôi nhiễm IMNV, bà con có thể dùng các biện pháp kiểm soát và giảm thiểu sự gia tăng của bệnh như:

Ổn định môi trường ao nuôi, quản lý nhiệt độ, muối, pH.

Tăng cường sục khí, giữ oxy hòa tan từ 4 mg/l trở lên.

Giảm lượng thức ăn hoặc ngừng cho tôm ăn.

Trường hợp bệnh xảy ra với tỷ lệ chết cao, ao nuôi tôm cần được xử lý với Chlorine 30ppm trong vài ngày.

Nếu xử lý tôm vẫn chết số lượng lớn, bà con cân nhắc thu tôm tránh thiệt hại lớn. Sau đó chú trọng cải tạo ao, xử lý trước khi đưa vào vụ nuôi mới.


– Cách phòng ngừa bệnh hoại tử cơ:

Cách tốt nhất để phòng bệnh hoại tử cơ xuất hiện trên tôm là vệ sinh ao trước và sau vụ nuôi kỹ, lựa chọn giống sạch bệnh. Sàng lọc và thả tôm giống không nhiễm IMNV.

Trong quá trình nuôi sử dụng chế phẩm sinh học loại bỏ ô nhiễm và giảm sự phát sinh mầm bệnh.

Có thể khử trùng, diệt khuẩn định kỳ để tiêu diệt vi-rút, vi khuẩn tuy nhiên cần lưu ý khi tác động xuống ao. Sau đó dùng vi sinh để phục hồi hệ vi sinh trong ao.

Tăng cường vitamin, khoáng chất và men đường ruột nhằm làm tôm có sức khỏe tốt, chống trọi và lướt qua dịch bệnh.

Đảm bảo các chỉ số môi trường tối ưu.

Đảm bảo an toàn sinh học vào mùa dịch bệnh xảy ra.


 
bình luận 0 Lượt xem 323

Bài liên quan

Chiến lược thúc đẩy sự thèm ăn của tôm thẻ chân trắng

Theo: admin - Cập nhật lúc: 14:35:38 - 15/10/2024

Trong nuôi tôm, chi phí thức ăn chiếm ít nhất 50%, việc tăng hiệu quả sử dụng thức ăn là rất quan trọng để giảm chi phí và cải thiện lợi ích kinh tế. Bên cạnh đó, hiện tượng tôm bị giảm cảm giác thèm ăn trở thành một thách thức phổ biến với người nuôi, việc tôm không cảm thấy ngon miệng khi ăn, đặc biệt trong quá trình lột xác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của chúng, tác động tiêu cực đến năng suất và chất lượng vụ nuôi.

 
Xem chi tiết

Dự đoán các bệnh có thể mắc phải khi tôm bỏ ăn

Theo: admin - Cập nhật lúc: 14:31:59 - 15/10/2024

Khi tôm bỏ ăn, điều này không chỉ là dấu hiệu cho thấy chúng gặp vấn đề về sức khỏe, mà còn có thể là cảnh báo về những bệnh lý tiềm ẩn đang xuất hiện trong ao nuôi. Để giúp người nuôi tôm nhanh chóng nhận biết và xử lý kịp thời, việc dự đoán các bệnh khi tôm bỏ ăn là rất quan trọng.

 
 
Xem chi tiết

Tại sao xây dựng mô hình nuôi cá măng kết hợp tôm sú lại hiệu quả

Theo: admin - Cập nhật lúc: 14:31:57 - 15/10/2024

Tại Bến Tre, mô hình nuôi cá măng kết hợp tôm sú trong ao đất đang dần trở thành hướng đi mới đầy tiềm năng. Mô hình này không chỉ giúp tận dụng tối đa diện tích ao nuôi mà còn giảm thiểu rủi ro từ môi trường và biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

 
 
 
Xem chi tiết

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:12:11 - 14/10/2024

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

 
 
 
Xem chi tiết
Xem chi tiết
        

CÔNG TY TNHH NIKOLET

MST: 6300304627 Do Sở KH & ĐT tỉnh Hậu Giang cấp ngày 18/09/2019

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thêm - Chức vụ Giám đốc

Địa chỉ: Tỉnh lộ 925, Ấp Thạnh Thuận, Xã Đông Thạnh, Huyện Châu Thành, Hậu Giang

Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 8B, Đường số 9, KDC Hồng Phát, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 02936297986 - 0946666674

Website: www.nikolet.com.vn  - Email: mcthem@yahoo.com.vn

Tổng lượt truy cập: 229331
Đang truy cập: 1

Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com