Xử lý bệnh đốm trắng trên tôm

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:30:12 - 22/02/2024

Làm thế nào để biết tôm nuôi đã bị nhiễm bệnh đốm trắng do virus?

Bệnh đốm trắng do virus gây ra (White Spot Syndrome Virus – WSSV). Khi nhiễm bệnh, tôm có biểu hiện hoạt động kém, ăn nhiều đột ngột sau đó bỏ ăn, bơi lờ đờ ở mặt nước hay dạt vào bờ. Quan sát vỏ tôm có nhiều đốm trắng ở giáp đầu ngực, đốt bụng thứ 5, 6 và lan toàn thân. Đôi khi tôm cũng có dấu hiệu đỏ thân. Khi các đốm trắng xuất hiện, sau 3 – 10 ngày tôm chết hàng loạt với tỷ lệ chết cao và nhanh. Ở giai đoạn cấp tính, tôm nuôi chết rất nhanh (từ 80% trở lên) trong 1 – 5 ngày sau khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh; Tôm bơi lội lờ đờ, ngừng ăn; Tôm hấp hối tập trung gần mặt nước quanh bờ ao, vỏ giáp đầu ngực lơi lỏng; Ngoại ký sinh bám đầy vỏ và mang; Ruột giữa màu trắng chạy dọc theo bụng ở ấu trùng và tôm giống nhiễm bệnh; Khi bóc tách vỏ giáp đầu ngực, soi dưới ánh sáng sẽ thấy các đốm trắng có đường kính 0,5 – 2 mm bên trong giáp đầu và đốt thứ 5 – 6. Đốm trắng có tâm trắng trong, bên ngoài trắng đục. Chậm đông máu.


xu-ly-benh-dom-trang-tren-tom

 

Biện pháp phòng ngừa bệnh đốm trắng do virus gây ra?

Hiện, bệnh đốm trắng do virus gây ra trên tôm chưa có thuốc trị bệnh. Do đó, cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh là chủ yếu. Người nuôi cần chọn tôm giống khỏe mạnh không mang mầm bệnh qua xét nghiệm bằng phương pháp PCR, mô bệnh học hoặc gây sốc bằng Formol. Định kỳ xét nghiệm tôm nuôi để phát hiện chính xác, kịp thời, đặc biệt trong các giai đoạn tôm mẫn cảm với mầm bệnh. Cùng đó, người nuôi cần thực hiện tốt quản lý môi trường và cách ly các ao. Sử dụng các biện pháp thay nước có kiểm soát. Xử lý định kỳ bằng các chất diệt khuẩn để khử trùng môi trường nuôi và loại bỏ các cá thể bị bệnh ra khỏi đàn tôm. Bảo vệ khu vực nuôi, tránh sự xâm nhập của các loại vật chủ trung gian mang mầm bệnh. Chọn mùa vụ nuôi thích hợp, tránh thả tôm trong giai đoạn nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao. Cần áp dụng các công nghệ nuôi thân thiện với môi trường để phòng, chống bệnh hiệu quả, đạt năng suất, sản lượng cao và đảm bảo chất lượng sản phẩm tôm nuôi. Đặc biệt, trong quá trình nuôi tôm, cần chú ý đến việc duy trì ổn định môi trường nuôi bằng các biện pháp cơ học như quạt nước, sục khí đáy và xi phông đáy ao; các biện pháp hóa dược như bón vôi để duy trì pH, tăng độ kiềm; các biện pháp sinh học như dùng chế phẩm sinh học để cải tạo môi trường ao nuôi…

 

Ban KHKT

 
bình luận 0 Lượt xem 489

Bài liên quan

Kinh nghiệm phân biệt và xử lý bệnh gan tụy và đường ruột ở tôm

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:53:16 - 18/07/2025

Mặc dù không phải là chuyên gia trong lĩnh vực nuôi tôm, nhưng với sự mạnh dạn và kinh nghiệm tích lũy qua quá trình thực tiễn chẩn đoán và điều trị bệnh cho tôm, tôi xin được chia sẻ một số quan sát và kinh nghiệm cá nhân.

 
 
Xem chi tiết

Cách nhận biết xử lý nước ao nuôi trước thả đã đạt yêu cầu

Theo: admin - Cập nhật lúc: 14:42:48 - 17/07/2025

Nước ao không chỉ là môi trường sống, mà còn là “ngôi nhà” nuôi dưỡng từng con tôm lớn lên khỏe mạnh. Có thể đầu tư hàng trăm triệu đồng vào con giống, thức ăn, thiết bị, nhưng nếu nước ao chưa đạt chuẩn, thì mọi cố gắng đều có thể “đổ sông đổ biển”.

 
 
Xem chi tiết

Phát hiện tôm bệnh trong ao

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:00:48 - 16/07/2025

Nuôi tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam.

 
 
Xem chi tiết

Nuôi tôm trong vèo có thật sự hiệu quả

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:55:14 - 15/07/2025

Nuôi tôm trong ao Vèo đã nhận được sự quan tâm lớn từ bà con nuôi tôm trên cả nước. Được xem như một giải pháp cải tiến giúp nâng cao năng suất và giảm thiểu rủi ro, ao Vèo đang dần trở thành lựa chọn của nhiều hộ nuôi. Tuy nhiên, không ít người vẫn còn băn khoăn: Liệu phương pháp này có thực sự hiệu quả không? Nó có ưu điểm gì nổi bật so với các phương pháp nuôi truyền thống? Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn về mô hình nuôi tôm trong ao Vèo và đánh giá hiệu quả thực tế của nó.

 
Xem chi tiết
Xem chi tiết
        

CÔNG TY TNHH NIKOLET

MST: 6300304627 Do Sở KH & ĐT tỉnh Hậu Giang cấp ngày 18/09/2019

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thêm - Chức vụ Giám đốc

Địa chỉ: Tỉnh lộ 925, Ấp Thạnh Thuận, Xã Đông Thạnh, Huyện Châu Thành, Hậu Giang

Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 8B, Đường số 9, KDC Hồng Phát, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 02936297986 - 0946666674

Website: www.nikolet.com.vn  - Email: mcthem@yahoo.com.vn

Tổng lượt truy cập: 302928
Đang truy cập: 1

Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com