Xử lý bệnh đốm trắng trên tôm

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:30:12 - 22/02/2024

Làm thế nào để biết tôm nuôi đã bị nhiễm bệnh đốm trắng do virus?

Bệnh đốm trắng do virus gây ra (White Spot Syndrome Virus – WSSV). Khi nhiễm bệnh, tôm có biểu hiện hoạt động kém, ăn nhiều đột ngột sau đó bỏ ăn, bơi lờ đờ ở mặt nước hay dạt vào bờ. Quan sát vỏ tôm có nhiều đốm trắng ở giáp đầu ngực, đốt bụng thứ 5, 6 và lan toàn thân. Đôi khi tôm cũng có dấu hiệu đỏ thân. Khi các đốm trắng xuất hiện, sau 3 – 10 ngày tôm chết hàng loạt với tỷ lệ chết cao và nhanh. Ở giai đoạn cấp tính, tôm nuôi chết rất nhanh (từ 80% trở lên) trong 1 – 5 ngày sau khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh; Tôm bơi lội lờ đờ, ngừng ăn; Tôm hấp hối tập trung gần mặt nước quanh bờ ao, vỏ giáp đầu ngực lơi lỏng; Ngoại ký sinh bám đầy vỏ và mang; Ruột giữa màu trắng chạy dọc theo bụng ở ấu trùng và tôm giống nhiễm bệnh; Khi bóc tách vỏ giáp đầu ngực, soi dưới ánh sáng sẽ thấy các đốm trắng có đường kính 0,5 – 2 mm bên trong giáp đầu và đốt thứ 5 – 6. Đốm trắng có tâm trắng trong, bên ngoài trắng đục. Chậm đông máu.


xu-ly-benh-dom-trang-tren-tom

 

Biện pháp phòng ngừa bệnh đốm trắng do virus gây ra?

Hiện, bệnh đốm trắng do virus gây ra trên tôm chưa có thuốc trị bệnh. Do đó, cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh là chủ yếu. Người nuôi cần chọn tôm giống khỏe mạnh không mang mầm bệnh qua xét nghiệm bằng phương pháp PCR, mô bệnh học hoặc gây sốc bằng Formol. Định kỳ xét nghiệm tôm nuôi để phát hiện chính xác, kịp thời, đặc biệt trong các giai đoạn tôm mẫn cảm với mầm bệnh. Cùng đó, người nuôi cần thực hiện tốt quản lý môi trường và cách ly các ao. Sử dụng các biện pháp thay nước có kiểm soát. Xử lý định kỳ bằng các chất diệt khuẩn để khử trùng môi trường nuôi và loại bỏ các cá thể bị bệnh ra khỏi đàn tôm. Bảo vệ khu vực nuôi, tránh sự xâm nhập của các loại vật chủ trung gian mang mầm bệnh. Chọn mùa vụ nuôi thích hợp, tránh thả tôm trong giai đoạn nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao. Cần áp dụng các công nghệ nuôi thân thiện với môi trường để phòng, chống bệnh hiệu quả, đạt năng suất, sản lượng cao và đảm bảo chất lượng sản phẩm tôm nuôi. Đặc biệt, trong quá trình nuôi tôm, cần chú ý đến việc duy trì ổn định môi trường nuôi bằng các biện pháp cơ học như quạt nước, sục khí đáy và xi phông đáy ao; các biện pháp hóa dược như bón vôi để duy trì pH, tăng độ kiềm; các biện pháp sinh học như dùng chế phẩm sinh học để cải tạo môi trường ao nuôi…

 

Ban KHKT

 
bình luận 0 Lượt xem 340

Bài liên quan

Ứng dụng xu hướng công nghệ sinh học trong ngành nuôi tôm 2024-2025

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:33:33 - 02/11/2024

Giai đoạn 2024-2025 dự báo sẽ là thời kỳ bùng nổ của các ứng dụng này nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và chính sách hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế.

 
 
Xem chi tiết

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Theo: - Cập nhật lúc: 07:46:07 - 01/11/2024

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

 
 
Xem chi tiết

Tôm chết vì lột dính chân dính đuôi

Theo: admin - Cập nhật lúc: 11:12:42 - 31/10/2024

Khi tôm không thể lột vỏ hoàn toàn, không chỉ gây thiệt hại trực tiếp đến số lượng tôm trong ao mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của đàn. Bài viết này sẽ làm rõ nguyên nhân, ảnh hưởng, và giải pháp cho tình trạng tôm chết vì lột dính chân, dính đuôi.

 
 
Xem chi tiết

Những lưu ý khi sử dụng Probiotics trong nuôi trồng thủy sản

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:28:48 - 30/10/2024

Hệ sinh thái của các thủy vực nuôi trồng thủy sản (NTTS) luôn thay đổi, việc duy trì sức khỏe và sản lượng của các loài thủy sản là rất quan trọng. Probiotics đã nổi lên như một giải pháp hiệu quả trong nỗ lực này, cung cấp một cách tiếp cận tự nhiên và lâu dài để cải thiện sự tăng trưởng, tăng khả năng miễn dịch và giảm tỷ lệ mắc bệnh (Singh và cộng sự, 2023).

 
 
Xem chi tiết
Xem chi tiết
        

CÔNG TY TNHH NIKOLET

MST: 6300304627 Do Sở KH & ĐT tỉnh Hậu Giang cấp ngày 18/09/2019

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thêm - Chức vụ Giám đốc

Địa chỉ: Tỉnh lộ 925, Ấp Thạnh Thuận, Xã Đông Thạnh, Huyện Châu Thành, Hậu Giang

Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 8B, Đường số 9, KDC Hồng Phát, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 02936297986 - 0946666674

Website: www.nikolet.com.vn  - Email: mcthem@yahoo.com.vn

Tổng lượt truy cập: 234250
Đang truy cập: 4

Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com