Khí độc ao tôm: Nguy cơ và hướng xử lý

Theo: admin - Cập nhật lúc: 10:30:06 - 25/03/2024

Ao tôm khi nuôi khoảng 1 tháng thì bắt đầu có khí độc NH3, NO2 do thức ăn dư thừa, phân tôm, bùn sìn, tảo tàn.


Khí độc H2S (Hydro Sulfua)


H2S là một loại khí rất độc hại, có mùi trứng thối. Hình thành do vi khuẩn khử Sunfat phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện không Oxy. Hoặc hình thành trong lớp mùn đáy ao do cải tạo không kỹ, biện pháp xi phông đáy ao không tốt, thức ăn dư thừa).


Độc tính của H2S phụ thuộc vào 3 thông số chính: pH, nhiệt độ và ôxy hòa tan. Trong ao nuôi, H2S gây thiếu hụt ôxy trầm trọng, tác động rất xấu đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm.


Nồng độ H2S trong nước ao từ 0,01 – 0,02 ppm thì tôm sẽ bị nhiễm độc và chết hàng loạt. H2S gây thiệt hại cho người nuôi cá, nuôi tôm nhiều hơn các tác nhân khác gây ra. Đối với tôm sú, thường sống tập trung ở đáy ao; đây là nguyên nhân khiến tôm bị stress và yếu, dễ bị cảm nhiễm vi khuẩn Vibrio, hoặc nghiêm trọng hơn là tôm sẽ bị chết (hội chứng tháng nuôi đầu).


NH3 (Ammonia)


Xuất hiện chủ yếu do đạm dư từ thức ăn tôm ăn không hết, phân tôm (chiếm 75%), xác tôm, xác tảo khi chết sẽ phân hủy ra một lượng đạm đáng kể.


Trong nuôi tôm thâm canh, tôm sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp với độ đạm khoảng 32 – 35%. Tuy nhiên, tôm chỉ hấp thu được khoảng 30% lượng đạm có trong thức ăn, phần còn lại sẽ rớt đáy và tích lũy ở lớp bùn đáy tạo nên lượng ô nhiễm cực kỳ lớn. Tại đây, khi có sự tham gia của nhiều nhóm vi sinh vật thì quá trình chuyển hóa đạm diễn ra. Nhưng không may là quá trình hình thành khí độc NH3 nhanh hơn tốc độ chuyển hóa NH3 thành các chất không độc, dẫn đến sự tích lũy NH3.


Hàm lượng NH3 và NO2 cao trong môi trường nước cũng sẽ gây độc trên tôm, biểu hiện rõ nhất là tôm chậm tăng trưởng, giảm ăn, nổi đầu, chết dần hàng ngày, nếu tình trạng kéo dài tôm sẽ giảm sức đề kháng, tích tụ NH3 và NO2 nhiều trong cơ thể và dẫn đến dễ nhiễm bệnh khác như phân trắng, EMS, hội chứng gan tụy cấp, đen mang, đốm trắng, hoại tử cơ…

 

Khí độc NH3, đây là loại khí độc gây hại cho tôm khi ở nồng độ cao NH3 cao có thể làm đen mang, hỏng gan tụy và niêm mạc ruột tôm. Ảnh: biogency.com


NO2 (Nitrite)


Nguyên nhân do ao có khí độc NH3 sau đó bị vi khuẩn (cụ thể là nhóm Nitrosomonas và Nitrosococus sp) phân hủy thành NO2 hoặc do hàm lượng Oxy hòa tan trong ao thấp, khiến chu trình Nitrat hóa chậm, khí NO2 tăng nhanh.


NO2 trong máu của tôm kết hợp với hemocyanin và cạnh tranh với oxy, làm cho tôm không thể lấy được oxy và bị chết ngạt, làm cho tôm nổi. Quá trình này kéo dài khiến tôm yếu, kém hấp thu dinh dưỡng, chậm lớn, giảm sức đề kháng, dễ nhiễm bệnh.


Mặt khác, Nitơ đioxit phá hủy áp suất thẩm thấu bằng cách cạnh tranh với các ion clorua, làm hạn chế khả năng hấp thụ khoáng chất của tôm, đặc biệt là trong các ao nuôi tôm có độ mặn thấp. Làm cho tôm lột xác không bị cứng vỏ, gây sưng mang và phù nề cơ.


Quá nhiều NO2 trong nước ao nuôi tôm sẽ làm cơ thể tôm yếu đi, giảm ăn, bỏ ăn, nổi đầu, bơi lên xuống mặt nước và nổi sang hai bên. Nếu không được điều trị, tôm rất dễ bị bệnh và chết trong thời gian dài. Nếu hàm lượng NO2 trong nước ao cao thì tôm khó lớn.


Biện pháp phòng và xử lý


– Với H2S, người nuôi cần giữ hàm lượng DO tại các điểm quan trọng (cách đáy ao tôm 30cm và 3 m từ mép bùn từ 3 – 4 giờ sáng) luôn luôn trên mức 4 ppm, trong khoảng thời gian từ lúc bắt đầu đến thu hoạch mỗi vụ.


Cho tôm ăn theo hàm lượng vừa đủ, không quá dư thừa. Kiểm soát hàm lượng chất hữu cơ khi cho vào ao. Không nên nuôi tôm tại các ao đất xốp, nhiều cát và khu vực bị phèn.


Thường xuyên kiểm tra vi khuẩn xuất hiện trong nước để kịp thời có biện pháp xử xử lí phù hợp. Biện pháp kiểm tra hàm lượng H2S là lấy mẫu bùn đáy trong ao ở độ sâu 2 – 5 cm và cấy trên đĩa TCBS. Vibrio thông thường cho khuẩn lạc màu xanh lá hoặc vàng trong khi vi khuẩn khử sulfate cho khuẩn lạc có màu đen. Nếu nhìn thấy khuẩn lạc đen trên đĩa cấy chứng tỏ rằng khí độc H2S bắt đầu xuất hiện.


Trong suốt giai đoạn chăn nuôi hãy giữ độ pH ở mức 7.8 – 8.3 và độ pH trong ngày phải có độ chênh lệch ít hơn 0.4.


– Với NH3: Người nuôi nên cho ăn 80% sức ăn của tôm để giảm lượng chất thải. Sử dụng yucca cũng hấp thụ được khí độc NH3.


Dùng mật đường để cân bằng hệ số C:N, mật vừa làm giảm pH (độc tính NH3 giảm khi pH thấp) vừa là nguồn thức ăn cho vi sinh nhân sinh khối. Cải tạo tốt ao nuôi trước khi thả giống và phải đảm bảo có hệ thống xi phông đáy ao để giảm thiểu, giải phóng khí độc.


Trong quá trình nuôi, thường xuyên sử dụng các chế phẩm sinh học có chứa nhóm vi khuẩn nitrat (Nitrosomonas spp và Nitrobacter spp) để xử lý môi trường, phân hủy các hợp chất hữu cơ như thức ăn thừa, phân tôm,… làm cho đáy ao và chất lượng nước tốt hơn, hạn chế ô nhiễm nước.


Người nuôi cần phải xử lí chất dơ triệt để từ đầu vụ. Bởi, nếu khi khí độc lên cao thì xử lí rất khó và tốn kém nhưng hiệu quả không cao.

 

khi-doc-ao-tom-nguy-co-va-huong-xu-ly


Cải tạo ao nuôi trước khi thả giống là một trong những yếu tố quan trọng góp vào thành công của vụ nuôi


– Với NO2: thì phải cần dòng nitro và nhiều ôxy để chuyển NO2 thành NO3 ít độc. Dòng nitro trong ao có sẵn nhưng cần thời gian, giá thể, ôxy để chúng hoạt động hiệu quả.


Cách tốt nhất xử NO2 vẫn là thay nước, tăng cường ôxy, rải thêm oxi viên. Khi đưa nước từ ao nuôi sang ao lắng sẽ xử lý NO2 trước khi tái cấp vào ao nuôi. Tại ao lắng, có thể xử lý nước bằng ôxy già 5 – 10 ppm. Ôxy già sẽ cung cấp ôxy cho quá trình Nitrat hóa đồng thời ôxy hóa chất hữu cơ. Điểm yếu của phương pháp này là không thể áp dụng cho ao nuôi tôm có thể tích lớn bởi giá thành rất cao.


Khi thấy tôm có dấu hiệu nhiễm độc NO2 có dùng ôxy viên đánh xuống đáy ao vào ban ngày, liên tục vài ngày. Sử dụng CaCl2 với lượng 20 – 30 kg/1.000 m3, định kỳ 2 – 3 ngày nhằm tăng cường khả năng đề kháng cho tôm.


Nhất Linh/nguoinuoitom


 
bình luận 0 Lượt xem 114

Bài liên quan

Phương pháp quản lý ao nuôi ghép tôm sú với cá dìa?

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:49:22 - 27/04/2024

Nuôi ghép tôm sú với cá dìa, để hạn chế ô nhiễm nên sử dụng thức ăn công nghiệp dạng hạt, viên, lượng thức ăn hàng ngày đối với tôm từ 2 – 10% tổng trọng lượng đàn tôm nuôi.

Xem chi tiết

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:55:49 - 26/04/2024

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Xem chi tiết

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Theo: Nikolet - Cập nhật lúc: 10:41:34 - 25/04/2024

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Xem chi tiết

Ứng dụng công nghệ cao để phát triển thương hiệu tôm Bạc Liêu

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:46:55 - 24/04/2024

Để Bạc Liêu sớm trở thành “Trung tâm công nghiệp tôm của cả nước”, tạo thương hiệu “tôm sạch Bạc Liêu", địa phương đã xác định các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao là hướng phát triển chính.

Xem chi tiết
Xem chi tiết
        

CÔNG TY TNHH NIKOLET

MST: 6300304627 Do Sở KH & ĐT tỉnh Hậu Giang cấp ngày 18/09/2019

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thêm - Chức vụ Giám đốc

Địa chỉ: Tỉnh lộ 925, Ấp Thạnh Thuận, Xã Đông Thạnh, Huyện Châu Thành, Hậu Giang

Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 8B, Đường số 9, KDC Hồng Phát, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 02936297986 - 0946666674

Website: www.nikolet.com.vn  - Email: mcthem@yahoo.com.vn

Tổng lượt truy cập: 98441
Đang truy cập: 5

Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com