Nên thả tôm mật độ cao hay thấp

Theo: admin - Cập nhật lúc: 15:05:23 - 05/04/2024

Ngày nay, các hình thức nuôi tôm ngày càng cải tiến và phát triển nhầm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho bà con nuôi tôm. Đặc biệt với hình thức nuôi siêu thâm canh, khó khăn cần nhắc đến chính là về mật độ nuôi. Cùng tìm hiểu và lựa chọn ra mật độ phù hợp nhất với ao nuôi nhà mình qua bài viết dưới đây nhé!


Dựa vào đâu để tìm ra được mật độ nuôi phù hợp?


Thông thường, mật độ nuôi tôm thẻ chân trắng phụ thuộc vào điều kiện ao, độ sâu và hình thức nuôi, mỗi mô hình nuôi đều có mật độ thả khác nhau cho nên tùy thuộc vào tình hình ao nuôi mà lựa chọn mật độ thả khác nhau để tránh tình trạng tôm chậm lớn và dịch bệnh bùng phát.


Ao sâu dưới 1 m đối với mô hình nuôi bán thâm canh thì nên thả mật độ từ 10-15 con/m2; Ao sâu trên 1,2 m đối với mô hình thâm canh thả với mật độ từ 45 – 60 con/m2.


Trong trường hợp thả tôm với mật độ cao, ao sâu trên 1,4 m trở lên đối với hình thức nuôi siêu thâm canh có thể nuôi tôm ở mật độ cao từ 200 – 250 con/m2.Sau đó bà con nên thường xuyên kiểm tra các yếu tố như độ pH, hàm lượng oxy hòa tan trong nước ao và độ mặn để điều chỉnh kịp thời.


Tôm khi chuyển về cần phải được kiểm dịch và điều chỉnh độ mặn, pH giữa túi đựng và ao nuôi. Để tôm trong túi đựng khoảng 30 phút dưới ao để tôm thích nghi với nhiệt độ môi trường rồi mới thả ra từ từ.


Sau khi thả nuôi, cần phải thường xuyên kiểm tra các yếu tố như độ mặn, pH, hàm lượng ôxy hòa tan trong nước để có thể điều chỉnh kịp thời. Lắp đặt hệ thống quạt nước và cho chạy 24/24h từ tháng thứ 2 trở đi.


nen-tha-tom-mat-do-cao-hay-thap


Nuôi tôm với mật độ cao đem lại lợi ích cho người nuôi


Nuôi tôm thâm canh mật độ cao là một mô hình nuôi thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Chất thải trong ao nuôi tôm chủ yếu là chất thải hữu cơ, bao gồm thức ăn thừa, phân tôm, xác tôm chết, vỏ tôm,... Các chất thải này nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường.


Khi mật độ nuôi tôm tăng lên thì sản lượng sẽ lớn hơn, nhưng sự thất bại cũng rất dễ xảy ra. Do khi mật độ cao thì sự cạnh tranh sẽ rất lớn, làm tôm suy giảm sức khỏe cũng như gây nguy cơ ô nhiễm môi trường. Vì vậy, khi nuôi tôm ở mật độ cao, thường có nhiều yêu cầu hơn về sự cho ăn và các chiến lược quản lý ao.


Ngoài ra, khi nuôi tôm ở mật độ cao cũng đem lại nhiều tác hại. Điển hình như hành vi bắt mồi của tôm trong một quần thể nhất định sẽ dẫn đến sự phân chia thứ bậc giữa con mạnh và những con tôm yếu hơn. Dẫn đến một sự khác biệt lớn về tốc độ tăng trưởng và lượng thức ăn được tiêu thụ giữa những con tôm trong một quần thể với nhau.


Các hành vi này thường xảy ra khi nguồn thức ăn bị hạn chế. Một khi giảm thiểu được sự phân cấp này sẽ rất có lợi cho việc nuôi tôm ở mật độ cao, giúp tôm ít phân cỡ hơn. Vì sự phân chia giai cấp lớn sẽ gia tăng tỷ lệ căng thẳng và gây hấn ở tôm.


Tuy nhiên sự phân cấp cũng có mặt tốt, cho phép các cá thể khám phá môi trường mới tốt hơn, dẫn tới cơ hội tìm được thức ăn cao hơn. Những com tôm mạnh hơn thường đến khu vực cho ăn trước tiên, tiêu thụ một lượng thức ăn cần thiết, sau đó dành thời gian cho việc kiếm ăn ở những khu vực khác.

 

Những lưu ý quan trọng khi chọn hình thức nuôi mật độ cao


Nhưng việc nuôi tôm ở mật độ cao cũng chứa khá nhiều nguy cơ tiềm ẩn nếu người nuôi chưa đủ kinh nghiệm và kiến thức nuôi trồng dẫn đến những rủi ro đáng tiếc. Dưới đây là một số điều cần lưu ý:


- Về chất lượng con giống: Bà con nên lựa chọn nguồn cung cấp giống đảm bảo sạch bệnh, khỏe mạnh và có đầy đủ các chứng nhận như kiểm tra PCR để phát hiện bệnh trước khi thả giống.


- Về hình thức ao nuôi: Tốt nhất ao nuôi nên là ao bạt, có thể cân nhắc giữa trải bạt quanh bờ hoặc hết cả ao tùy theo điều kiện kinh tế. Mực nước phù hợp để nuôi mật độ cao nên được duy trì ở mức 120cm đến 150cm. Ao nuôi có đầy đủ các hệ thống xi phông đáy, oxy, quạt,... Đặc biệt ao nuôi phải chủ động được nguồn nước sạch.


- Về khâu quản lý và chăm sóc tôm: Cần cung cấp thức ăn giàu khoáng chất và vitamin khi cho tôm ăn. Các thức ăn này sẽ được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát để đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó bà con cũng cần chú ý phân chia loại thức ăn cho tôm để tránh tình trạng thức ăn mốc, kém chất lượng.


Số lần cho tôm ăn thích hợp nhất là 4 lần/tuần khi bắt đầu thả và tăng lên 5 lần/tuần khi sắp đến mùa thu hoạch. Trong quá trình cho ăn phải quan sát biểu hiện của tôm và vệ sinh nước ao một cách thường xuyên. Loài tôm thẻ chân trắng rất dễ nhiễm các loại bệnh, khi chăm sóc tôm hãy chuẩn bị những biện pháp phòng bệnh, ngăn ngừa vi khuẩn có hại xâm nhập, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tôm.


Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh công nghệ cao hay siêu thâm canh, thả nuôi mật độ cao, nhằm hướng đến cải thiện năng suất nuôi. Tuy nhiên, thả nuôi mật độ cao để mang lại hiệu quả sau cùng cần giảm thiểu tối đa những tác động đã đề cập trên.

 

Mây


 
bình luận 0 Lượt xem 83

Bài liên quan

Biện pháp phòng và trị bệnh phân trắng trên tôm thẻ chân trắng

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:34:15 - 29/04/2024

Bệnh phân trắng trên tôm thẻ và tôm sú diễn ra rất phức tạp. Bệnh xảy ra nhanh, cấp tính, gây chết tôm hàng loạt, hoặc làm tôm chậm lớn, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tôm thương phẩm nếu không phòng trị hiệu quả.

Xem chi tiết

Phương pháp quản lý ao nuôi ghép tôm sú với cá dìa?

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:49:22 - 27/04/2024

Nuôi ghép tôm sú với cá dìa, để hạn chế ô nhiễm nên sử dụng thức ăn công nghiệp dạng hạt, viên, lượng thức ăn hàng ngày đối với tôm từ 2 – 10% tổng trọng lượng đàn tôm nuôi.

Xem chi tiết

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:55:49 - 26/04/2024

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Xem chi tiết

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Theo: Nikolet - Cập nhật lúc: 10:41:34 - 25/04/2024

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Xem chi tiết
Xem chi tiết
        

CÔNG TY TNHH NIKOLET

MST: 6300304627 Do Sở KH & ĐT tỉnh Hậu Giang cấp ngày 18/09/2019

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thêm - Chức vụ Giám đốc

Địa chỉ: Tỉnh lộ 925, Ấp Thạnh Thuận, Xã Đông Thạnh, Huyện Châu Thành, Hậu Giang

Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 8B, Đường số 9, KDC Hồng Phát, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 02936297986 - 0946666674

Website: www.nikolet.com.vn  - Email: mcthem@yahoo.com.vn

Tổng lượt truy cập: 98800
Đang truy cập: 1

Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com