Nuôi tôm trong điều kiện thời tiết bất lợi

Theo: admin - Cập nhật lúc: 10:27:58 - 13/04/2024

Hiện nay, thời tiết vào mùa nắng nóng xen kẽ những cơn mưa, rất dễ làm môi trường ao nuôi biến động mạnh, ảnh hưởng đến sức đề kháng của tôm nuôi. Do đó, mầm bệnh có cơ hội để phát triển, làm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng tôm nuôi.


nuoi-tom-trong-dieu-kien-thoi-tiet-bat-loi


Với điều kiên thời tiết bất thường, người dân cần chú ý quan sát tôm nhiều hơn.


Vì vậy, để góp phần hạn chế rủi ro do dịch bệnh, phát triển nuôi tôm ổn định, đảm bảo sản lượng tôm nuôi, người nuôi cần lưu ý một số vấn đề cụ thể như sau:


- Người nuôi phải tuân thủ theo đúng Lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ do Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành. Thường xuyên theo dõi thông tin quan trắc môi trường để lấy nước vào ao chứa lắng. Nên dự trữ đủ các loại vôi, khoáng chất, các chất xử lý môi trường, nhiên liệu,… để xử lý kịp thời các tình huống bất thường xảy ra.


- Thiết kế ao lắng có độ sâu khoảng 2 – 3 m, vừa xử lý nước cấp và diệt tạp trước khi đưa vào ao nuôi vừa là nguồn nước dự trữ để bù đắp vào ao tôm khi mực nước trong ao bị cạn do nước bị bốc hơi khi trời nắng nóng. Duy trì mức nước ao nuôi trên 1,2 m, dùng lưới lan để che trên bề mặt ao nhằm hạn chế sự gia tăng nhiệt độ nước trong ao, tránh sốc nhiệt cho tôm.


- Thường xuyên theo dõi chặt chẽ các yếu tố môi trường ao nuôi, đảm bảo các chỉ tiêu nằm trong ngưỡng thích hợp; đặc biệt chú ý các yếu tố pH, độ kiềm, Oxy, khí độc NO2, NH3,… rất dễ bùng phát gây hại cho tôm sau những cơn mưa lớn hoặc thời tiết nắng nóng, đề phòng các bệnh đường ruột, gan tụy trên tôm.


- Quan sát hoạt động của tôm, tình hình sức khỏe tôm nuôi (màu sắc, các phụ bộ, đường ruột, khả năng bắt mồi, tốc độ tăng trưởng,…) để có hướng xử lý kịp thời khi thời tiết thay đổi bất thường.

 

- Trước khi mưa, người nuôi chủ động bón vôi xung quanh bờ ao: vôi CaCO3 với liều lượng 10kg/100 m2, tránh giảm pH, độ kiềm đột ngột và hạn chế nước ao bị đục sau mưa. Sau khi mưa tháo bỏ phần nước mưa trên mặt (đối với những cơn mưa lớn), tránh gây sốc độ mặn, pH, nhiệt độ; sử dụng vôi CaCO3 hoặc Dolomite khoảng 10 - 15kg/1.000 m3 để tăng pH và độ kiềm cho phù hợp. Tăng cường chạy quạt vào ban đêm để tránh hiện tượng phân tầng nước.


- Kiểm soát chặt chẽ lượng thức ăn, tránh tồn đọng gây ô nhiễm môi trường ao nuôi. Vào những ngày nắng nóng, lúc trời mưa liên tục hoặc quan sát thấy tôm lột xác,…cần giảm 20 - 30% lượng thức ăn tránh dư thừa gây ô nhiễm ao nuôi.


- Định kỳ 10 – 15 ngày/đợt, mỗi đợt kéo dài từ 5 – 7 ngày, bổ sung Vitamin C, men tiêu hóa vào thức ăn cho tôm để tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa cho tôm, phòng các bệnh về gan và đường ruột.


- Thường xuyên theo dõi sức khỏe tôm nuôi, khi tôm nuôi có dấu hiệu bị bệnh, người nuôi cần báo ngay cơ quan chức năng địa phương để kiểm tra, lấy mẫu, xét nghiệm bệnh. Trong thời gian chờ kết quả, không xả thải nước ra môi trường để phòng ngừa dịch bệnh lây lan.


Trên đây là một số lưu ý nuôi tôm trong điều kiện thời tiết bất lợi, các hộ nuôi tôm cần nắm rõ và áp dụng để vụ nuôi đạt kết quả tốt.


 
bình luận 0 Lượt xem 259

Bài liên quan

Quản lý tốt chất thải trong ao tôm

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:12:54 - 27/07/2024

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, quản lý chất thải là một trong những yếu tố then chốt quyết định đến sự thành công và bền vững của mô hình nuôi. Đặc biệt, với ao nuôi tôm, chất thải từ thức ăn dư thừa, phân tôm và các chất hữu cơ khác có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng nếu không được quản lý đúng cách.

Xem chi tiết

Nên sử dụng sản phẩm chứa thành phần nào để kích thích hệ miễn dịch cho tôm

Theo: admin - Cập nhật lúc: 14:38:46 - 26/07/2024

Để bảo vệ sức khỏe và nâng cao sức đề kháng của tôm, việc kích thích hệ miễn dịch thông qua việc sử dụng các sản phẩm chứa những thành phần đặc biệt là rất cần thiết. Các thành phần này không chỉ giúp tôm phát triển khỏe mạnh mà còn giảm thiểu rủi ro mắc bệnh, từ đó tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.

Xem chi tiết

Hiểu rõ nguồn gốc của các acid hữu cơ để sử dụng đúng mục đích

Theo: admin - Cập nhật lúc: 10:39:16 - 25/07/2024

Các loại acid hữu cơ không chỉ giúp cải thiện sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn hỗ trợ trong việc kiểm soát bệnh tật và cải thiện chất lượng nước. Để sử dụng acid hữu cơ một cách hiệu quả, người nuôi cần hiểu rõ nguồn gốc và tác dụng của từng loại acid. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về một số loại acid hữu cơ phổ biến trong nuôi trồng thủy sản, nguồn gốc và công dụng của từng loại.

Xem chi tiết

Quan sát và đánh giá sức khoẻ tôm qua phân tôm

Theo: admin - Cập nhật lúc: 10:37:40 - 25/07/2024

Dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách nhận biết và phân tích các dấu hiệu từ phân tôm để có thể đưa ra các biện pháp kịp thời, giúp duy trì sức khỏe tốt nhất cho đàn tôm.

Xem chi tiết
Xem chi tiết
        

CÔNG TY TNHH NIKOLET

MST: 6300304627 Do Sở KH & ĐT tỉnh Hậu Giang cấp ngày 18/09/2019

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thêm - Chức vụ Giám đốc

Địa chỉ: Tỉnh lộ 925, Ấp Thạnh Thuận, Xã Đông Thạnh, Huyện Châu Thành, Hậu Giang

Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 8B, Đường số 9, KDC Hồng Phát, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 02936297986 - 0946666674

Website: www.nikolet.com.vn  - Email: mcthem@yahoo.com.vn

Tổng lượt truy cập: 206305
Đang truy cập: 6

Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com