Chiến lược thúc đẩy sự thèm ăn của tôm thẻ chân trắng

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:38:41 - 17/10/2024

Trong nuôi tôm, chi phí thức ăn chiếm ít nhất 50%, việc tăng hiệu quả sử dụng thức ăn là rất quan trọng để giảm chi phí và cải thiện lợi ích kinh tế. Bên cạnh đó, hiện tượng tôm bị giảm cảm giác thèm ăn trở thành một thách thức phổ biến với người nuôi, việc tôm không cảm thấy ngon miệng khi ăn, đặc biệt trong quá trình lột xác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của chúng, tác động tiêu cực đến năng suất và chất lượng vụ nuôi.


chien-luoc-thuc-day-su-them-an-cua-tom-the-chan-trang


Tăng sự thèm ăn cho tôm là bước quan trọng cho sự phát triển của tôm và hiệu suất vụ nuôi


Dấu hiệu tôm chán ăn


Ít hoạt động: Dấu hiệu đầu tiên khi tôm chán ăn là giảm hoạt động trong ao, có xu hướng ít hoạt động, trở nên chậm chạp và thiếu nhiệt tình trong việc tìm thức ăn, bắt mồi.


Sụt cân: Khi tôm chán ăn, trọng lượng của chúng có thể bị giảm đáng kể. Người nuôi có thể nhận thấy kích thước cơ thể của những con tôm không ăn đủ bị giảm thông qua việc đo trọng lượng cơ thể trung bình của chúng (ABW).


Bỏ qua thức ăn: Khi cảm giác thèm ăn của tôm bị giảm, chúng trở nên không quan tâm đến thức ăn được cung cấp thậm chí có thể bỏ qua loại thức ăn mà chúng thường háo hức tiêu thụ, gây ra tình trạng dư thừa thức ăn.


Ruột tôm rỗng: Một dấu hiệu khác khi tôm chán ăn là ruột của chúng có vẻ trống rỗng. Ruột rỗng xảy ra vì không có thức ăn nào đi vào cơ thể để tôm tiêu hóa.


Nguyên nhân


Chất lượng nước


Chất lượng nước ao nuôi kém có thể làm giảm sự thèm ăn của tôm. Môi trường nước ao kém sẽ làm tôm sẽ cảm thấy không thoải mái, dẫn đến việc chúng từ chối thức ăn.


Ngoài ra, chất lượng nước ao nuôi kém có thể gây căng thẳng và làm chậm quá trình trao đổi chất của tôm, khiến tôm dễ mắc bệnh. Do đó, cần thay nước thường xuyên và đảm bảo các thông số chất lượng nước luôn ở mức tối ưu.


Tôm bị căng thẳng (stress)


Tôm bị stress thường mất cảm giác thèm ăn. Nguyên nhân chính gây stress là do những thay đổi đột ngột và mạnh mẽ về điều kiện môi trường. Để đảm bảo điều này, người nuôi có thể quan sát các dấu hiệu khi tôm bị stress. Có thể phòng ngừa điều này bằng cách thường xuyên theo dõi các thông số chất lượng nước, tạo môi trường ổn định, lý tưởng cho tôm phát triển.


Thời tiết khắc nghiệt


Những thay đổi về thời tiết cũng có thể tác động đến sự thèm ăn của tôm. Những biến đổi đột ngột về thời tiết có thể làm thay đổi nhiệt độ ao, từ đó ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể tôm, khiến tôm chán ăn.

 

Tôm bị nhiễm bệnh


Khi tôm mất cảm giác thèm ăn, người nuôi cần cảnh giác. Các triệu chứng ban đầu của bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus gây ra có thể thấy ở hành vi của tôm, chẳng hạn như bỏ ăn. Ví dụ về các bệnh do vi khuẩn có thể ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn của tôm như Hội chứng chết sớm (EMS) và Bệnh phân trắng (WFD).


Chất lượng thức ăn kém


Các chất dinh dưỡng cần thiết như protein, carbohydrate, chất béo, chất xơ và giúp tôm phát triển tối ưu và đạt trọng lượng tối đa. Thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng này có thể làm gián đoạn quá trình trao đổi chất của cơ thể tôm, làm giảm cảm giác thèm ăn ở tôm.


Ngoài ra, việc lựa chọn thức ăn phù hợp với độ tuổi của tôm cũng rất quan trọng. Ví dụ, tôm dưới 16 ngày tuổi được cho ăn thức ăn bột, trong khi tôm từ 16 - 45 ngày tuổi được cho ăn thức ăn dạng hạt và thức ăn dạng viên sẽ dành cho tôm trên 45 ngày tuổi.


Cách tăng sự thèm ăn cho tôm


Cho ăn theo nhu cầu


Cách đầu tiên để tăng sự thèm ăn của tôm là cho ăn theo nhu cầu của chúng. Để phát triển tối ưu, tôm cần dinh dưỡng cân bằng, bao gồm protein, chất béo, chất xơ với lượng tối ưu. Bên cạnh đó, cần đảm bảo thức ăn cung cấp phù hợp với độ tuổi và giai đoạn lột xác của tôm.

 

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tôm


Tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ để xác định tình trạng tôm nuôi. Các dấu hiệu sức khỏe tốt có thể thấy ở ngoại hình của tôm, chẳng hạn như bụng đầy, đuôi xòe, hoạt động tích cực, màu sắc cơ thể bình thường. Nếu tôm có biểu hiện bất thường như bơi trên mặt nước hoặc nằm dưới đáy ao trong thời gian dài thì có thể tôm không khỏe.


Đảm bảo chất lượng nước


Cách cuối cùng để tăng sự thèm ăn của tôm là đảm bảo môi trường sống của chúng luôn trong tình trạng tốt, bao gồm duy trì các thông số và điều kiện chất lượng nước xung quanh ao được ổn định và lý tưởng để phát triển, tránh hiện tượng tôm bị stress.


Nhất Linh

 
 
 
 
 
bình luận 0 Lượt xem 189

Bài liên quan

Hệ vi sinh trong ao nuôi

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:26:12 - 21/12/2024

Hệ vi sinh trong ao nuôi đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của tôm, cũng như khả năng quản lý chất lượng nước. Hiểu và quản lý tốt hệ vi sinh không chỉ giúp người nuôi kiểm soát môi trường ao hiệu quả, mà còn giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng tôm.

 
 
Xem chi tiết

Tập trung vào các phương pháp nuôi tôm thân thiện với môi trường

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:55:48 - 20/12/2024

Nuôi tôm đã và đang là ngành kinh tế quan trọng tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, những áp lực đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường đang gây nhiều thách thức cho ngành. Để đảm bảo phát triển bền vững, việc áp dụng các phương pháp nuôi tôm thân thiện với môi trường là hết sức cần thiết.

 
Xem chi tiết

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:07:19 - 19/12/2024

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

 
Xem chi tiết

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:30:55 - 18/12/2024

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau

 
 
Xem chi tiết
Xem chi tiết
        

CÔNG TY TNHH NIKOLET

MST: 6300304627 Do Sở KH & ĐT tỉnh Hậu Giang cấp ngày 18/09/2019

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thêm - Chức vụ Giám đốc

Địa chỉ: Tỉnh lộ 925, Ấp Thạnh Thuận, Xã Đông Thạnh, Huyện Châu Thành, Hậu Giang

Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 8B, Đường số 9, KDC Hồng Phát, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 02936297986 - 0946666674

Website: www.nikolet.com.vn  - Email: mcthem@yahoo.com.vn

Tổng lượt truy cập: 243951
Đang truy cập: 3

Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com