Một số mẹo giúp thu hoạch tôm hiệu quả và sinh lời

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:08:21 - 25/10/2024

Là giai đoạn cuối cùng trong quá trình nuôi, thu hoạch tôm là thời điểm được người nông dân mong đợi nhất. Quá trình thu hoạch phải được thực hiện nhanh chóng và đúng kỹ thuật để tránh tác động đến tôm.


mot-so-meo-giup-thu-hoach-tom-hieu-qua-va-sinh-loi


Thu hoạch tôm đúng chuẩn giúp nâng cao giá trị thành phẩm và thu nhập cho bà con


Theo dõi tình trạng tôm


Tôm thẻ chân trắng là loài có thời gian sinh trưởng nhanh hơn các loài tôm khác. Do đó, trước khi thu hoạch cần đảm bảo tôm đạt kích thước lý tưởng để có năng suất tốt nhất.


Bà con cần dựa vào độ cứng, kích cỡ, màu sắc của tôm để quyết định thời điểm thu hoạch phù hợp. Nói tóm lại, có thể dựa theo các tiêu chí sau để quyết định:


- Tôm đang lột vỏ < 5%


- < 10% tôm có vỏ mềm


- Tôm có dị hình hoặc dị tật < 5 %


- Có mùi và hương vị chính xác


- Tôm đạt kích thước từ 60 – 80 con/kg


Đảm bảo tôm không bị nhiễm bệnh


Trước khi thu hoạch tôm, người nuôi cần xác định tôm có dấu hiệu bệnh hay không. Có thể quan sát bằng cách xem xét tình trạng thể chất và hành vi của tôm.


Nếu phát hiện tôm bị nhiễm một số bệnh nhất định, nên tiến hành một số biện phòng trị bệnh và điều chỉnh hoạt động thu hoạch để giảm thiểu sự lây lan dịch bệnh trong ao.


Điều chỉnh mực nước ao phù hợp


Việc thực hiện điều chỉnh mực nước trong ao trước khi bắt đầu thu hoạch là điều đầu tiên cần lưu ý. Khi hạ mực nước, cần theo dõi các thông số như sinh khối tôm, diện tích, tốc độ thoát nước, độ dốc đáy ao,…để đánh giá tổng quan tình trạng ao nuôi.


Tiến hành giảm mực nước trong ao nuôi xuống, việc này đòi hỏi người nuôi phải có kinh nghiệm và kiến thức tốt để xác định đúng mực nước tối ưu nhất cho quá trình thu hoạch. Khi hạ mực nước xuống, hãy đảm bảo thực hiện cẩn thận để tôm không bị căng thẳng, có thể dễ gây ra hiện tượng lột xác hàng loạt.


Phương pháp thu hoạch


Khi thu hoạch tôm thẻ chân trắng, điều quan trọng là phải sử dụng phương pháp, kỹ thuật thích hợp nhằm hạn chế tác động và gây căng thẳng cho tôm. Có thể sử dụng lưới để cẩn thận vớt tôm ra khỏi ao hoặc sử dụng máy thu hoạch tôm trực tiếp từ ao nuôi mà không làm tôm bị nộp nước hay trầy xước, giúp tiết kiệm thời gian.


Ngoài ra, bà con có thể tham khảo các phương pháp thu tôm khác như: sử dụng đăng chắn, chài, lú,… Các phương pháp này thích hợp với quy mô nuôi tôm lớn, muốn thu tỉa những con tôm lớn và thích hợp với khu vực nuôi tôm không có đáy bằng phẳng.


Hiện này, nhiều hộ nuôi dần chuyển sang hình thức thu hoạch cơ học bằng nhiều thiết bị khác nhau như máy bơm cánh quạt,..Việc thu hoạch bằng máy móc giúp người nuôi rút ngắn thời gian thu hoạch, ít tốn nhân công. Tuy nhiên, sau thu hoạch người nuôi cũng cần quan sát, theo dõi để tránh tình trạng chậm trễ, tồn đọng ảnh hưởng đến chất lượng tôm.


Thu hoạch tôm trong thời gian tối ưu


Thời gian lý tưởng để hoàn tất công đoạn thu hoạch tôm là trong vòng 4 – 8 tiếng, tùy thuộc vào diện tích ao và sinh khối tôm trong ao. Mục tiêu là đảm bảo tôm vẫn ở trong tình trạng tốt và không bị căng thẳng. Ngoài ra, thời gian thu hoạch cũng được xác định thông qua tốc độ tháo nước ao, thời gian thu hoạch quá dài dễ khiến tôm bị stress và gây lột xác hàng loạt.


Nên thu hoạch tôm thẻ chân trắng vào ban đêm để hạn chế sốc nhiệt cho tôm hoặc khi thu hoạch vào thời gian khác cần che chắn cho tôm không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi ánh nắng mặt trời.


Bảo quản tôm sau thu hoạch


Sau khi thu hoạch tôm thẻ chân trắng, bước tiếp theo là bảo quản tôm, cũng phải thực hiện đúng cách. Mục đích là giữ cho tôm tươi và duy trì được chất lượng của tôm.

 

Phương pháp thông thường là bảo quản tôm trong tủ lạnh và làm mát đến nhiệt độ thích hợp. Khi bảo quản tôm phải có máy sục khí để tăng hàm lượng oxy hoà tan. Đảm bảo thời gian bảo quản không quá 5h là phải vận chuyển tới nơi tiêu thụ. Ngoài ra, phải đảm bảo tôm không tiếp xúc với không khí có độ ẩm quá cao.


Đóng gói tôm đúng cách


Cuối cùng là khâu đóng gói tôm. Tôm được đóng góp đúng cách nhằm đảm bảo tôm vẫn giữ được độ tươi trong quá trình phân phối. Có thể đóng gói bằng cách hút chân không, làm lạnh thùng chứa hoặc đóng gói bằng vật liệu cách nhiệt.

 

Nhất Linh


 
 
 
 
bình luận 0 Lượt xem 669

Bài liên quan

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Theo: admin - Cập nhật lúc: 11:27:08 - 12/12/2024

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

 
Xem chi tiết

Phèn ngăn cản việc gây màu nước cho ao nuôi tôm

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:51:39 - 12/12/2024

Trong nuôi tôm, việc gây màu nước là một bước quan trọng để tạo môi trường lý tưởng cho sự phát triển của tôm.

 
Xem chi tiết

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:44:57 - 11/12/2024

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

 
Xem chi tiết

Vai trò của đuôi tôm trong di chuyển và tự vệ

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:15:13 - 10/12/2024

Đuôi tôm, tuy nhỏ bé, lại là một bộ phận quan trọng quyết định đến sự sinh tồn của loài tôm. Không chỉ giúp tôm di chuyển linh hoạt trong nước, đuôi còn là công cụ giúp chúng tự vệ, giao tiếp, và thực hiện nhiều chức năng khác trong đời sống.

 
Xem chi tiết
Xem chi tiết
        

CÔNG TY TNHH NIKOLET

MST: 6300304627 Do Sở KH & ĐT tỉnh Hậu Giang cấp ngày 18/09/2019

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thêm - Chức vụ Giám đốc

Địa chỉ: Tỉnh lộ 925, Ấp Thạnh Thuận, Xã Đông Thạnh, Huyện Châu Thành, Hậu Giang

Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 8B, Đường số 9, KDC Hồng Phát, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 02936297986 - 0946666674

Website: www.nikolet.com.vn  - Email: mcthem@yahoo.com.vn

Tổng lượt truy cập: 243072
Đang truy cập: 1

Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com