Bản chất pH trong ao nuôi tôm và cách xử lý

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:54:56 - 28/11/2024

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.


ban-chat-ph-ao-nuoi-tom-va-cach-xu-ly

 

Nguyên nhân pH thấp


Trời mưa: Trong không khí có chứa: NO2, NH3, H2S do quá trình phân hủy đất, Cl2, CO2, CH4 từ nhà máy, SO2 do đốt than hay dầu mỏ. Khi trời mưa, hạt mưa cuốn theo các khí độc này và chuyển hóa thành H2SO4, HCl, HNO3,… làm cho pH nước hạ thấp.


Ao nhiễm phèn: Khi trong đất có chứa trầm tích chứa thành phần oxit sắt. Trong điều kiện kỵ khí và nước bị ngập chứa sulfat, vi khuẩn Thiobacillus ferrooxidans xúc tác tạo ra các hợp chất sắt sulfide (chủ yếu là pyrit).


- Sự khử hóa của các ion sulfat (SO42-) thành sulfide (S2-) do vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ khử sulfat SO42− + 8H+ + 8e− → S2− + 4H2O


- Ban đầu, sắt (II) sulfide (FeS) được hình thành: Fe2+ + S2−→ FeS


- Sau đó, FeS tiếp tục phản ứng với lưu huỳnh tự do (S) để tạo thành pyrit (FeS2): FeS + S → FeS2


- Sắt pyrit sẽ bị oxy hóa một cách chậm chạp:


FeS2 + ½ O2 + 2H+ → Fe2+ + 2S + H2O


2FeS2 + 9/2O2 + (n+2)H2O → Fe2O3.nH2O + 2SO42- + 4H+


- Lúc này, sự oxy hóa của lưu huỳnh do oxy rất chậm, nhưng có thể được xúc tác bởi vi sinh vật tự dưỡng ở những giá trị pH gần trung tính: S + 3/2O2 + H2O ---> SO42- + 2H+


- Kế tiếp, pH có thể xuống dưới 4, Fe3+ lúc này rất dễ dàng bị oxy hóa tiếp tạo môi trường acid: FeS2 + 14Fe3+ + 8H2O → 15Fe2+ + 2SO42- + 16H+


Như vậy, các ion H+ hình thành làm pH ao nhiễm phèn hạ thấp (Tương tự cho quá trình thủy phân Al3+)


- Tảo dày: Vào ban đêm, lượng CO2 sinh ra từ sự hô hấp của tảo hoặc từ các vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.


C6H12O6 (chất hữu cơ) +O2 → CO2 + H2O +Q


CO2 + H2O → H2CO3


Tóm lại: Trời mưa hoặc ao nhiễm phèn hoặc tảo dày sẽ khiến pH có xu hướng thấp.


Phương pháp xử lý khi pH thấp:


- Khi trời mưa, rải vôi xung quanh bờ ao nuôi tôm. Chuẩn bị sẵn vôi nóng (CaO) và vôi caxi (CaCO3). Trộn chung với nhau để sẵn với liều lần lượt: 20ppm và 40ppm (giải thích: 1ppm nghĩa là 1000m3 nước sẽ cần 1kg vôi), để sẵn. Khi mưa tạt ngay (tôm từ 10 ngày trở lên, đối với tôm mới thả thì đánh ½ liều để an toàn và tăng dần những ngày kế tiếp để tôm thích nghi). Tạt vôi ngay thời điểm mưa và đến khi hết mưa để ổn định pH và duy trì mức hiệu quả (7.8-8.2).


- Kiểm tra và xử lý phèn trước khi cấp nước vào ao nuôi bằng EDTA ngoài ao xử lý (2-5ppm).


- Hạn chế tích lũy chất hữu cơ, xi phông đều đặn để ngăn sự phát triển tảo. Đối với ao ngoài trời có thể giảm nhiệt độ bằng lưới lan hoặc nuôi trong nhà màn. Trường hợp không có điều kiện, bà con có thể tăng mực nước hoặc nuôi ở diện tích phù hợp. Đảm bảo nhiệt độ nước ở ngưỡng phù hợp và ít có sự dao động nhiệt độ.


- Thay nước và làm lại tảo (tăng cường vi sinh và kết hợp vôi bón để ổn định tảo).


Nguyên nhân pH cao


Bón vôi: Việc bón vôi khiến độ kiềm cao và pH của ao có xu hướng tăng do phản ứng hóa học tạo ra H+.


CaCO3+ CO2 + H2O → Ca2+ + 2HCO3-


CaO +2CO2 +H2O → Ca2+ + 2HCO3


Phương pháp xử lý khi pH cao:


- Sử dụng mật rỉ đường kết hợp vi sinh để quản lý tảo và bổ sung thêm nguồn cacbon. Liều sử dụng: 4-5ppm rỉ mật + vi sinh rồi gây màu ao nuôi.


- Điều chỉnh tảo phù hợp, bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng và giảm pH. Vitamin C thực chất là acid ascorbic.


Tại sao độ kiềm càng thấp, pH càng biến động mạnh?


Khi độ kiềm thấp, pH sẽ chênh lệch trong ngày lớn hơn là khi độ kiềm cao. Được biểu thị qua sơ đồ sau:


Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO3-), carbonate (CO32-), và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit hoặc kiềm yếu trong nước.


- Khi độ kiềm cao, nghĩa là hệ thống nước có hệ đệm tốt hơn, tức là nước có thể hấp thụ axit hoặc bazơ mà không làm thay đổi nhiều giá trị pH. Điều này giúp giảm biên độ dao động của pH trong suốt ngày đêm.


- Khi độ kiềm thấp, hệ thống thiếu khả năng đệm, dẫn đến việc pH dễ bị ảnh hưởng bởi các thay đổi sinh hóa như hô hấp, quang hợp của tảo hoặc phân hủy chất hữu cơ.


- Khi tảo quang hợp vào ban ngày, chúng tiêu thụ CO2, làm pH tăng lên; vào ban đêm, hô hấp sinh học lại thải ra CO2, làm pH giảm. Với kiềm thấp, những biến đổi này rất rõ rệt, gây dao động lớn.


Kết luận: Bản chất của pH trong ao nuôi tôm liên quan đến các yếu tố như trời mưa, ao nhiễm phèn và mật độ tảo dày đặc. Khi pH thấp, có thể xử lý bằng cách rải vôi để tăng độ kiềm, ổn định môi trường ao. Ngược lại, khi pH cao, cần điều chỉnh bằng cách bổ sung mật rỉ đường và vi sinh để điều chỉnh mật độ tảo phù hợp. Độ kiềm cũng tác động đến sự dao động pH ngày đêm. Kiềm cao giúp duy trì pH ổn định, hạn chế dao động lớn trong ngày nhờ khả năng đệm tốt hơn của các ion bicarbonate và carbonate. Việc kiểm soát pH hiệu quả giúp tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của tôm.


Mạc Như Triết


 
 
 
bình luận 0 Lượt xem 126

Bài liên quan

Một số loài nấm dễ xuất hiện trong ao nuôi

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:03:49 - 19/04/2025

Trong hành trình nuôi tôm, ai cũng quen với những “hung thần” như vi khuẩn Vibrio, khí độc NH₃, NO₂ hay tảo độc bùng phát. Nhưng ít ai chú ý đến một nhóm “sát thủ thầm lặng” khác – nấm thủy sinh.

 
Xem chi tiết

Bến Tre đa dạng hóa để bứt phá trong ngành nuôi thủy sản

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:45:32 - 18/04/2025

Bến Tre – vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với bờ biển dài và hệ thống sông ngòi chằng chịt – đang vươn mình mạnh mẽ, khẳng định vị thế là một trong những trung tâm nuôi trồng thủy sản hàng đầu của cả nước. Với định hướng phát triển bền vững, đa dạng hóa đối tượng và hình thức nuôi, tỉnh đã và đang mở ra nhiều cơ hội cho người dân làm giàu từ biển.

 
Xem chi tiết

Kinh nghiệm phân biệt và xử lý bệnh gan tụy và đường ruột ở tôm

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:00:21 - 17/04/2025

Mặc dù không phải là chuyên gia trong lĩnh vực nuôi tôm, nhưng với sự mạnh dạn và kinh nghiệm tích lũy qua quá trình thực tiễn chẩn đoán và điều trị bệnh cho tôm, tôi xin được chia sẻ một số quan sát và kinh nghiệm cá nhân.

 
Xem chi tiết

Cách nhận biết xử lý nước ao nuôi trước thả đã đạt yêu cầu

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:34:59 - 16/04/2025

Nước ao không chỉ là môi trường sống, mà còn là “ngôi nhà” nuôi dưỡng từng con tôm lớn lên khỏe mạnh. Có thể đầu tư hàng trăm triệu đồng vào con giống, thức ăn, thiết bị, nhưng nếu nước ao chưa đạt chuẩn, thì mọi cố gắng đều có thể “đổ sông đổ biển”.

 
Xem chi tiết
Xem chi tiết
        

CÔNG TY TNHH NIKOLET

MST: 6300304627 Do Sở KH & ĐT tỉnh Hậu Giang cấp ngày 18/09/2019

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thêm - Chức vụ Giám đốc

Địa chỉ: Tỉnh lộ 925, Ấp Thạnh Thuận, Xã Đông Thạnh, Huyện Châu Thành, Hậu Giang

Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 8B, Đường số 9, KDC Hồng Phát, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 02936297986 - 0946666674

Website: www.nikolet.com.vn  - Email: mcthem@yahoo.com.vn

Tổng lượt truy cập: 248456
Đang truy cập: 1

Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com