Hiệu quả của các loại thuốc vi sinh trong phòng trị bệnh phân trắng ở tôm

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:53:21 - 30/06/2025

Bệnh phân trắng là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế do tỷ lệ chết cao và giảm năng suất.

 

hieu-qua-cua-cac-loai-thuoc-vi-sinh-trong-phong-tri-benh-phan-trang-o-tom


Sử dụng vi sinh phòng trị bệnh phân trắng nhận được nhiều sự quan tâm


Trong bối cảnh hạn chế sử dụng kháng sinh để tránh tình trạng kháng thuốc và ô nhiễm môi trường, các loại thuốc vi sinh đang trở thành giải pháp tiềm năng và bền vững được nhiều người nuôi tin dùng.


Tổng quan về bệnh phân trắng trên tôm


Đặc điểm


Bệnh phân trắng (White feces syndrome – WFS), thường xảy ra tại giai đoạn nuôi tôm từ 2 tháng trở lên, có thể làm giảm năng suất 20 – 30% và tăng khả năng chết. Tỷ lệ chết của tôm mắc bệnh này có thể đạt đến 60%.


Bệnh thường xuất hiện vào giai đoạn giao mùa mưa nắng; nắng nóng hay mưa kéo dài; nhiệt độ ngày đêm chênh lệch nhiều (từ 8 – 10ºC).


Dấu hiệu bệnh


Bệnh có thể dễ nhận biết với dấu hiệu đặc trưng là những đoạn phân có màu trắng đục nổi trên mặt nước ở gốc cuối gió từng đoạn từ 0,3 – 1 cm, có khi còn dính ở hậu môn tôm. Tôm giảm ăn, màu sắc chuyển sang màu sậm hơn. Gan tụy chuyển màu nhợt, mềm nhũn; ruột và phân chuyển sang màu vàng hoặc trắng; tôm mềm vỏ. Mang chuyển sang màu tối. Ruột tôm bị lỏng, ruột đứt khúc, cong vẹo, đường ruột ở đốt thân cuối của tôm (gần gai đuôi) bị đứt khúc và có màu trắng đục (như gạo hoặc mủ đuôi).


Nguyên nhân


- Thức ăn kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc để quá hạn sử dụng, nhiễm độc tố hay nấm mốc.


- Ao nuôi không được vệ sinh đúng cách, tạo điều kiện cho tảo độc phát triển.


- Các vi khuẩn có hại phát triển mạnh khi ao nuôi bị ô nhiễm, đặc biệt là vi khuẩn Vibrio có thể bám trên thành ruột gây tổn thương cho tôm.


- Ký sinh trùng Gregarine bám trên thành ruột, cản trở tôm hấp thu dinh dưỡng, gây tổn thương thành ruột của tôm.


Hiệu quả của các loại thuốc vi sinh trị bệnh phân trắng


Việc sử dụng các loại thuốc vi sinh, chế phẩm sinh học trong ao nuôi tôm không chỉ giúp kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Các lợi khuẩn trong chế phẩm sinh học sẽ thúc đẩy sự phát triển của hệ vi sinh có lợi, tạo ra cơ chế cạnh tranh hiệu quả với vi khuẩn gây hại, từ đó hạn chế nguy cơ bùng phát dịch bệnh.


Bên cạnh đó, chúng còn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng nước bằng cách phân hủy các chất hữu cơ dư thừa, giảm thiểu nồng độ độc tố như NH3 và NO2, giúp duy trì môi trường nuôi sạch, ổn định và an toàn cho tôm phát triển.

 

Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thuốc vi sinh


Thời tiết: Thời gian đánh men vi sinh tốt nhất vào khoảng 8 – 10h sáng, lúc nắng ấm, trời trong và hàm lượng ôxy hòa tan cao; không cấp chế phẩm sinh học vào ao khi trời mưa. Nếu dùng chế phẩm sinh học trong ngày có nhiệt độ nước ao thấp, nên nuôi cấy chế phẩm sinh học trong nước ấm với nhiệt độ từ 30 – 35oC trước khi cấp vào ao nuôi.


Hàm lượng oxy hòa tan: Vi khuẩn hiếu khí phải đảm bảo lượng ôxy hòa tan đầy đủ có hiệu quả sử dụng. Khi oxy hòa tan thấp sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vi sinh.


Độ kiềm, độ mặn: Nước có độ kiềm từ 80 – 150 mg/l CaCO3 thì pH ổn định, nước có độ kiềm ≤ 50 mg/l CaCO3 khiến pH dao động dẫn tới hiệu quả sử dụng vi sinh thấp. Độ mặn quá cao có thể gây chết hoặc ức chế sinh trưởng của vi sinh.


Nhất Linh

 
 
 
 
bình luận 0 Lượt xem 109

Bài liên quan

Cách tôm phản ứng với môi trường xấu

Theo: admin - Cập nhật lúc: 10:16:37 - 28/06/2025

Môi trường nuôi là yếu tố quyết định đến sức khỏe và sự phát triển của tôm. Khi điều kiện ao nuôi không thuận lợi, tôm sẽ có những phản ứng nhất định để thích nghi hoặc cảnh báo người nuôi về sự bất thường. Hiểu rõ các dấu hiệu này giúp người nuôi can thiệp kịp thời, giảm thiểu thiệt hại và duy trì hiệu quả sản xuất.

 
 
Xem chi tiết

Kiểm soát bệnh vàng mang trên tôm

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:13:09 - 27/06/2025

Bệnh vàng mang hay còn gọi là bệnh đầu vàng (YHD - Yellow Head Virus), bệnh nhiễm giới hạn trên các loài tôm he, trong đó có tôm sú và tôm chân trắng. Bệnh thường bộc phát trên tôm nuôi từ 30 ngày tuổi trở lên, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi thất thường. Hiện bệnh chưa có thuốc điều trị cũng như phương pháp tiêm chủng hữu hiệu, gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

 
 
Xem chi tiết

Phân biệt và lựa chọn tôm giống chất lượng cao

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:27:20 - 26/06/2025

Trước nhu cầu con giống tăng và sự tràn lan của nhiều cơ sở nhỏ lẻ nhập khẩu tôm bố mẹ không rõ nguồn gốc, chất lượng thấp, giá rẻ để sản xuất giống thì việc chọn giống tốt, sạch bệnh được xem là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo thành công của vụ nuôi.

 
 
Xem chi tiết

Nguyên nhân và biện pháp phòng trị tôm ruột cong

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:04:24 - 25/06/2025

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

 
 
Xem chi tiết
Xem chi tiết
        

CÔNG TY TNHH NIKOLET

MST: 6300304627 Do Sở KH & ĐT tỉnh Hậu Giang cấp ngày 18/09/2019

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thêm - Chức vụ Giám đốc

Địa chỉ: Tỉnh lộ 925, Ấp Thạnh Thuận, Xã Đông Thạnh, Huyện Châu Thành, Hậu Giang

Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 8B, Đường số 9, KDC Hồng Phát, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 02936297986 - 0946666674

Website: www.nikolet.com.vn  - Email: mcthem@yahoo.com.vn

Tổng lượt truy cập: 283097
Đang truy cập: 2

Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com