Tôm sú thích nghi tốt với môi trường nước lợ và có tốc độ tăng trưởng nhanh, giá trị dinh dưỡng cao và được thị trường quốc tế ưa chuộng. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm sú hiện đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là các vấn đề về dịch bệnh. Bài viết này sẽ giới thiệu các kỹ thuật nuôi tôm sú trong môi trường nước lợ và các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.
Tôm sú thích nghi tốt với môi trường nước lợ và có tốc độ tăng trưởng nhanh
1. Chuẩn bị ao nuôi
Chọn vị trí
- Chọn vùng đất có độ cao phù hợp, không bị ngập lụt, thuận lợi cho việc cấp thoát nước;
- Nguồn nước không bị ô nhiễm, đủ cung cấp cho toàn vụ nuôi;
- Hệ thống giao thông thuận tiện cho việc vận chuyển giống, thức ăn và thu hoạch;
- Xa khu dân cư, khu công nghiệp để tránh ô nhiễm chéo.
Thiết kế và cải tạo ao nuôi
- Diện tích ao nuôi thâm canh từ 3.000-5.000 m²;
- Độ sâu mực nước từ 1,2-1,5 m;
- Bờ ao được đắp chắc chắn, có độ dốc 45°;
- Đáy ao phẳng, dốc nhẹ về phía cống thoát nước (1-2%);
- Lắp đặt hệ thống quạt nước, ống sục khí đảm bảo đủ oxy hòa tan;
- Lắp đặt lưới chắn xung quanh ao để ngăn địch hại và tôm thoát ra ngoài
Xử lý ao trước khi thả giống
- Tẩy ao bằng chlorine hoặc vôi CaO với liều lượng 15-20 kg/1.000 m²;
- Phơi đáy ao 7-10 ngày để khử độc và diệt mầm bệnh;
- Cải tạo đáy ao bằng vôi bột (CaCO₃) với liều lượng 10-15 kg/1.000 m²;
- Lấy nước qua hệ thống lọc hai lớp (lưới mắt 1mm và 0,3 mm);
- Khử trùng nước bằng chlorine 30ppm, sau đó trung hòa bằng thiosulfate
2. Quản lý chất lượng nước
Các chỉ tiêu cần theo dõi
- Độ mặn 15-25 ‰
- pH 7,5-8,5
- Nhiệt độ 28-30°C
- Oxy hòa tan (DO) > 4 mg/l
- Độ kiềm 80-120 mg/l
- H2S < 0,03 mg/l
- NH3 < 0,1 mg/l
Biện pháp cải thiện chất lượng nước
- Sử dụng hệ thống quạt nước 24/24 giờ để đảm bảo đủ oxy;
- Thường xuyên thay nước (10-15% mỗi tuần) vào buổi sáng sớm;
- Sử dụng chế phẩm sinh học để phân hủy chất thải hữu cơ;
- Bổ sung khoáng chất và vi sinh vật có lợi;
- Theo dõi và kiểm soát màu nước (màu xanh lá nhạt là tốt nhất).
3. Chọn giống và thả giống
Tiêu chuẩn con giống
- Giống tôm phải có nguồn gốc rõ ràng, từ các trại sản xuất uy tín, tôm phải khỏe mạnh, kích cỡ đồng đều (PL12 - PL15);
- Đã qua kiểm tra PCR âm tính với các bệnh nguy hiểm (đốm trắng, đầu vàng, hoại tử gan tụy);
- Tỷ lệ sống qua test sốc > 90%.
Thả giống
- Mật độ thả nuôi thâm canh: 30 - 40 con/m²;
- Thời điểm thả giống vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Thuần hóa con giống với môi trường mới bằng cách cân bằng nhiệt độ và độ mặn;
- Thả giống từ từ, tránh gây sốc
Quản lý thức ăn
- Sử dụng thức ăn công nghiệp chất lượng cao, hàm lượng đạm 38-42%; Kích cỡ thức ăn phù hợp với giai đoạn phát triển của tôm. Bổ sung vitamin C và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng
- Cho ăn nhiều lần trong ngày (4-6 lần). Sử dụng sàng cho ăn để kiểm soát lượng thức ăn (8-10 sàng/ha);
- Điều chỉnh lượng thức ăn dựa vào tình trạng ăn của tôm:
+ Ăn hết trong vòng 2 giờ: tăng 5 - 10%
+ Thức ăn dư: giảm 10 - 20%
4. Các biện pháp phòng bệnh
Phòng bệnh tổng hợp
- Áp dụng quy trình an toàn sinh học nghiêm ngặt;
- Kiểm soát người và phương tiện ra vào khu vực nuôi;
- Không sử dụng nước từ ao nuôi khác;
- Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của tôm;
- Định kỳ thay nước và loại bỏ bùn đáy.
Phòng bệnh đốm trắng (WSSV)
- Sử dụng giống sạch bệnh qua kiểm tra PCR;
- Duy trì nhiệt độ nước ổn định (28-30°C);
- Tránh thay đổi đột ngột về môi trường;
- Bổ sung vitamin C và khoáng chất vào thức ăn;
- Sử dụng các chế phẩm sinh học tăng cường miễn dịch.
Phòng bệnh hoại tử gan tụy (AHPND)
- Sử dụng giống sạch bệnh, nuôi với mật độ hợp lý;
- Quản lý đáy ao tốt, loại bỏ bùn đen thường xuyên;
- Bổ sung probiotic vào thức ăn và môi trường nước;
- Kiểm soát chặt chẽ chất lượng thức ăn;
- Duy trì độ kiềm ổn định (80 - 120 mg/l).
Phòng bệnh đường ruột (EHP)
- Cải tạo ao kỹ trước khi thả giống;
- Diệt khuẩn triệt để bằng vôi và thuốc tẩy;
- Sử dụng thức ăn có chất lượng cao;
- Bổ sung men tiêu hóa và probiotic;
- Tránh cho ăn quá mức.
5. Giám sát và quản lý ao nuôi
Theo dõi hàng ngày
- Kiểm tra các thông số môi trường nước (DO, pH, nhiệt độ) ít nhất 2 lần/ngày;
- Quan sát hoạt động của tôm, đặc biệt vào sáng sớm; Kiểm tra sàng ăn và điều chỉnh lượng thức ăn;
- Ghi chép đầy đủ nhật ký ao nuôi.
Kiểm tra định kỳ
- Kiểm tra tăng trưởng của tôm 7-10 ngày/lần;
- Kiểm tra sức khỏe của tôm (gan, mang, ruột, đường tiêu hóa);
- Phân tích mẫu nước (NH₃, NO₂, độ kiềm) hàng tuần để diều chỉnh kịp thời các biện pháp quản lý.
Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm
Kích cỡ tôm đạt yêu cầu thị trường (thường 30 - 35 con/kg) sau thời gian nuôi khoảng 3,5 - 4 tháng. Thu hoạch vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối, kiểm tra dư lượng kháng sinh trước khi thu hoạch.
Có thể thu hoạch toàn bộ: xả cạn nước và thu toàn bộ tôm hoặc thu hoạch từng phần: sử dụng lưới thu tôm cỡ lớn, giữ lại tôm nhỏ. Xử lý tôm ngay sau khi thu hoạch bằng nước đá sạch.
Nuôi tôm sú trong môi trường nước lợ là một nghề có tiềm năng kinh tế cao nhưng cũng đòi hỏi kỹ thuật và sự đầu tư thích đáng. Áp dụng đúng quy trình kỹ thuật và các biện pháp phòng bệnh tổng hợp sẽ giúp người nuôi tôm giảm thiểu rủi ro, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. Đặc biệt, việc thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học và quản lý môi trường sẽ góp phần phát triển nghề nuôi tôm bền vững, thân thiện với môi trường và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.
NT