Nguyên nhân tôm thiếu oxy và cách xử lý

Theo: Admin - Cập nhật lúc: 09:21:35 - 11/01/2023

Nuôi tôm là một nghề đem lại lợi ích kinh tế cho bà con nông dân hiện nay. Tuy nhiên, số lượng cùng với diện tích thả lớn khiến việc nắm được tình trạng phát triển của tôm khó hơn. Khi số lượng tôm quá nhiều cùng với lượng thức ăn thả ồ ạt, điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nước nuôi tôm bị thiếu ô xy, ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm, kéo dài lâu có thể dẫn đến tôm bị chết. Dưới đây chính là cách nhận biết tôm thiếu oxy, bạn có thể tham khảo thêm!


Để kiểm tra lượng oxy trong nước, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng máy đo oxy hòa tan. Đây chính là thiết bị đo có cấu tạo nhỏ gọn, độ nhạy cao. Sản phẩm giúp cho bà con nhanh chóng kiểm tra được tình trạng môi trường nước nuôi tôm. Nồng độ oxy trong ao tốt nhất cho tôm phát triển là từ 5ppm. Vậy, khi gặp biểu hiện tôm thiếu oxy, chắc chắn, cần có những phương án khắc phục thích hợp.

 

Tôm thiếu Oxy do đâu?

Câu hỏi được đặt ra chính là: Tôm thiếu oxy do đâu? Theo thực tế chỉ ra, tôm thiếu oxy do một số nguyên nhân cụ thể như sau:




Mật độ tôm quá dày: Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến tôm gặp phải tình trạng thiếu oxy. Điều này đã được kiểm chứng hiện nay, lời khuyên của chúng tôi đó chính là với diện tích nhỏ, bạn nên thả tôm với số lượng con thích hợp/ mét vuông để đảm bảo điều kiện cho tôm phát triển tốt nhất.


Lượng thức ăn dư thừa trong nước quá nhiều dẫn đến thiếu oxy: Trên thực tế, nếu bạn không kiểm soát lượng thức ăn chăn nuôi, khi tôm không ăn hết, thức ăn này sẽ lắng xuống đáy ao hoặc tan trong nước. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng nước, là nguyên nhân dẫn đến xuất hiện tảo lam.

 

Nguồn nước bị ảnh hưởng: Nếu bạn không kiểm tra nguồn nước gồm: đầu vào/ đầu ra của ao, rất có thể đây chính là một nguyên nhân khiến lượng oxy trong ao giảm. Tình trạng không cấp nước khiến ao của bạn không trao đổi nước với bên ngoài, lượng nước cấp mới sạch và giàu oxy giúp tôm và cá trong ao phát triển tốt nhất


Một số nguyên nhân khác như: áp suất khí quyển, nhiệt độ và độ mặn trong nguồn nước không đảm bảo. Bên cạnh đó, lượng gió lưu thông không được đảm bảo. Điều này dẫn đến môi trường nước thả tôm không được cấp đủ lượng oxy, khiến cho tôm/ cá và các loại thủy sinh trong nước khó hô hấp được.


Ngoài ra, ph của nước cũng rất quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi thủy sinh, bạn có thể tìm hiểu thêm tại bài viết: Độ pH là gì? Đo độ pH để làm gì? Đo bằng gì và đo như thế nào?


Cách nhận biết tôm thiếu Oxy

Vậy, làm sao để nhận biết được tôm thiếu oxy? Đây là vấn đề mà bà con cực kỳ lưu tâm. Nếu thấy tôm có những biểu hiện dưới đây, cần kiểm tra ngay lượng oxy trong nước bạn nhé!


Biểu hiện tôm thiếu oxy:

Tôm bỏ ăn, ăn ít, lười vận động

Tôm nổi đầu lên mặt nước và dạt vào bờ

Tôm chết rải rác đến hàng loạt vào khoảng thời gian buổi sáng sớm.

Chính vì lẽ đó, khi gặp hiện tượng tôm thiếu oxy, bạn hãy kiểm tra ngay các chỉ số của nước ao để có biện pháp thích hợp, kịp thời.


Cách khắc phục tôm thiếu oxy




Vậy, đứng trước tình trạng này, khắc phục tôm thiếu oxy cụ thể như sau:

Kiểm tra chỉ số của nước để chắc chắn rằng ao nuôi thiếu oxy. Nếu trong trường hợp các chỉ số khác thấp, ví dụ như pH. Có thể là lượng khí dộc trong đáy ao tăng, gây nguy hiểm cho tôm. Cần sử dụng thêm vôi CaCO3 liều lượng 20kg/1000 mét khối nước dạt vena o để xử lý đáy.


Bật máy quạt nước để bổ sung tức thời oxy trong nước để tôm có đủ oxy để hô hấp.

 

Giảm lượng thức ăn để cân bằng oxy trong ao. Giảm từ 50 – 70% để đảm bảo không dư thừa làm ảnh hưởng đến chất lượng nước.


Cần kiểm tra lượng nước trong ao thường xuyên để đảm bảo tôm có môi trường phát triển tốt nhất.


Chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn những thông tin cơ bản về việc tôm bị thiếu oxy. Qua nguyên nhân, cách nhận biết và cách xử lý tình trạng này. Trong quá trình nuôi thả, bạn cần kiểm tra các chỉ số về nước bằng máy kiểm tra nước, máy đo pH. Các chỉ số như: độ mặn, độ hòa tan Oxy, độ pH nước,…


Nguồn Internet

 
bình luận 0 Lượt xem 235

Bài liên quan

Phương pháp quản lý ao nuôi ghép tôm sú với cá dìa?

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:49:22 - 27/04/2024

Nuôi ghép tôm sú với cá dìa, để hạn chế ô nhiễm nên sử dụng thức ăn công nghiệp dạng hạt, viên, lượng thức ăn hàng ngày đối với tôm từ 2 – 10% tổng trọng lượng đàn tôm nuôi.

Xem chi tiết

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:55:49 - 26/04/2024

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Xem chi tiết

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Theo: Nikolet - Cập nhật lúc: 10:41:34 - 25/04/2024

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Xem chi tiết

Ứng dụng công nghệ cao để phát triển thương hiệu tôm Bạc Liêu

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:46:55 - 24/04/2024

Để Bạc Liêu sớm trở thành “Trung tâm công nghiệp tôm của cả nước”, tạo thương hiệu “tôm sạch Bạc Liêu", địa phương đã xác định các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao là hướng phát triển chính.

Xem chi tiết
Xem chi tiết
        

CÔNG TY TNHH NIKOLET

MST: 6300304627 Do Sở KH & ĐT tỉnh Hậu Giang cấp ngày 18/09/2019

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thêm - Chức vụ Giám đốc

Địa chỉ: Tỉnh lộ 925, Ấp Thạnh Thuận, Xã Đông Thạnh, Huyện Châu Thành, Hậu Giang

Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 8B, Đường số 9, KDC Hồng Phát, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 02936297986 - 0946666674

Website: www.nikolet.com.vn  - Email: mcthem@yahoo.com.vn

Tổng lượt truy cập: 98679
Đang truy cập: 5

Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com