Làm gì khi tôm bị nhiễm bệnh phân trắng ,lỏng ruột, ruột đứt khúc

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:56:56 - 18/12/2021

Dấu hiệu nhận biết khi tôm bị nhiễm bệnh phân trắng, lỏng ruột, ruột đứt khúc.


Tôm bị sưng đoạn ruột cuối.


Màu tôm sậm hơn bình thường


Đường ruột đứt khúc hoặc không có thức ăn.


Phân trắng nỗi trên mặt nước, tấp nhiều ở cuối gió.


Tôm bị ốp thân, mềm vỏ, bơi lờ đờ và chết rải rác.



Nguyên nhân gây bệnh phân trắng, lỏng ruột, ruột đứt khúc


- Nguyên nhân chính do vi khuẩn gây nên, qua thống kê thấy các chũng gây bệnh chính là Vibrio vullunificus, Vibrio fluvialis, Vibrio prahaemonlyticus, Vibrio alginolyticus…


- Các nguyên nhân sơ cấp dẫn đến bệnh phân trắng là: ký sinh trùng Gregarine gây tổn thương ruột, độc tố tảo lam, tảo giáp, hàm lượng oxy hòa tan thấp kéo dài, dư thức ăn, thức ăn bị ẩm mốc.


Giai đoạn thường gặp


- Bệnh phân trắng xuất hiện thường xuyên trong giai đoạn 30-70 ngày tuổi.


Phác đồ điều trị bệnh phân trắng, lỏng ruột, phân sống, đứt khúc.


+ Xử lý môi trường :


- Cắt tảo khẩn cấp (nếu có) bằng men vi sinh + enzim ( F999+ ENZYME GOAL) liều 200g/1000m3.


- Đánh diệt khuẩn nếu tôm có độ nhiễm khuẩn cao bằng ( BKC hoặc CLERD NANO hoặc HI- IDINE 9000 hoặc HI-ROPOL hoặc RAMBO ) liều dùng 0,5kg-0,5 lít/1000m3 nước, hoặc diệt khuẩn bằng tinh dầu ( best amino) liều dùng 0,5 lít/1000m3.


- Đánh khử phèn khi ao có phèn cao với (E-DTAS) 1kg/1000m3 .


- Đánh giảm lợn cơn, xác tảo tàn, nhớt nước ( SUPER VIP ) 1 lít /1000-2000m3.


- Ao có nhiều khí độc no2, h2s. nh3, nh4… đánh (YUCCA BACILLUS- YUCCA POWER- THAN HOẠT TÍNH) 1kg-1 lít/ 2000-3000m3.


- Tối đánh khoáng +vitamin+ acid amin ( NK GROWN- VITA PRO+ VT- HEPATIC) 1kg/1000m3.


- Đánh vi sinh F999 hoặc ZYME 03, A777 cho sạch nước, đáy hạn chế khí độc và để ổn định môi trường nước.


- Thay nước nước nhanh nhất có thể ( nên chọn nước ao có màu tảo khuê để châm vào ao nuôi).


+ Trộn vào thức ăn tôm.


- Ngưng cho ăn 1 ngày nếu bệnh nặng nổi phân trắng đầy ao.


- Trộn 20-50% thức ăn tùy theo tình trạng bệnh và tuổi tôm, bị càng nặng càng giảm thức ăn.


- Trộn enzim +vi sinh nấm men + acid hửu cơ + vitamin khoáng tổng hợp (BIO TECH + NK-INTES + VIRO CAD + VITA PRO) liều 5-10g/kg thức ăn liên tục trong 3 ngày.


- Nếu ngày thứ 3 không thuyên giảm bổ sung thêm thảo dược (BIO GEN) 15ml/kg thức ăn tối đa 5 ngày , tạt BETS AMINO 1lít /1000m3 hoặc thảo dược (ZYME POWER) liều 10g/kg thức ăn.


- Trong quá trình điều trị bổ sung khoáng hửu cơ + vitamin c + muối bù muối khoáng điện giải để hạn chế tôm bị ốp thân (VITAMIN C)


- Nếu tôm có biểu hiện gan yếu bổ sung thêm thảo dược gan ( SUPER LIVER ) 10ml/kg thức ăn.


- Nếu tôm biểu hiện gan nặng bổ sung ( ANTI123 ) 10-20g/kg thức ăn , tạt 500g/1000m3.


Chú ý: hạn chế thất thoát thuốc khi trộn vào thức ăn nên áo vào thức ăn bằng thuốc áo ( NUTIFOOD).


Giải pháp khi tôm hết bệnh phân trắng giúp tôm hồi phục tăng trọng nhanh:


- Trộn tăng trọng + men tiêu hóa nấm men + vitamin tổng hợp khoáng acid amin ( BUTA FOOD+ NK INTES+ VITAMIN C+ VITA PRO) liều dùng 10ml hoặc 10g/kg thức ăn.


Admin - Nikolet


 
bình luận 0 Lượt xem 2439

Bài liên quan

Biện pháp phòng và trị bệnh phân trắng trên tôm thẻ chân trắng

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:34:15 - 29/04/2024

Bệnh phân trắng trên tôm thẻ và tôm sú diễn ra rất phức tạp. Bệnh xảy ra nhanh, cấp tính, gây chết tôm hàng loạt, hoặc làm tôm chậm lớn, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tôm thương phẩm nếu không phòng trị hiệu quả.

Xem chi tiết

Phương pháp quản lý ao nuôi ghép tôm sú với cá dìa?

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:49:22 - 27/04/2024

Nuôi ghép tôm sú với cá dìa, để hạn chế ô nhiễm nên sử dụng thức ăn công nghiệp dạng hạt, viên, lượng thức ăn hàng ngày đối với tôm từ 2 – 10% tổng trọng lượng đàn tôm nuôi.

Xem chi tiết

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:55:49 - 26/04/2024

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Xem chi tiết

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Theo: Nikolet - Cập nhật lúc: 10:41:34 - 25/04/2024

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Xem chi tiết
Xem chi tiết
        

CÔNG TY TNHH NIKOLET

MST: 6300304627 Do Sở KH & ĐT tỉnh Hậu Giang cấp ngày 18/09/2019

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thêm - Chức vụ Giám đốc

Địa chỉ: Tỉnh lộ 925, Ấp Thạnh Thuận, Xã Đông Thạnh, Huyện Châu Thành, Hậu Giang

Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 8B, Đường số 9, KDC Hồng Phát, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 02936297986 - 0946666674

Website: www.nikolet.com.vn  - Email: mcthem@yahoo.com.vn

Tổng lượt truy cập: 99069
Đang truy cập: 6

Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com