Kinh nghiệm thu hoạch tôm thẻ chân trắng, tôm sú, tôm càng xanh

Theo: Admin - Cập nhật lúc: 08:44:14 - 04/05/2022

Thu hoạch tôm thẻ chân trắng, tôm sú, tôm càng xanh đúng kỹ thuật sẽ giúp người nuôi bảo quản tốt chất lượng tôm thành phẩm, nâng cao giá trị và làm gia tăng giá trị sản phẩm. Với kinh nghiệm thí điểm nhiều hộ nuôi tại Bạc Liêu, Nikolet sẽ chia sẻ cho người nuôi bí quyết thu hoạch tôm cho sản lượng cao nhất. 


Thu hoạch tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng sống trong môi trường nước lợ, thời gian thu hoạch tôm thẻ chân trắng rơi vào khoảng tháng 10 và tháng 12 đối với các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Ở các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và Nam Bộ vụ nuôi được bắt đầu từ tháng 1, tháng 2 đến hết tháng 8, mỗi vụ kéo dài khoảng 3 – 4 tháng.


Người nuôi quyết định thu hoạch tôm thẻ chân trắng khi mà trọng lượng trung bình từ 60 – 80 con/kg, đồng thời xem xét về nhu cầu thị trường, giá cả tốt nhất mới tiến hành thu hoạch.

 


1. Trước khi thu hoạch

Trước khi thu hoạch, người nuôi cần tiến hành lấy mẫu tôm để kiểm tra kích cỡ, độ cứng, màu sắc sao cho đảm bảo các tiêu chí sau:


+> Tôm lột vỏ < 5%


+> Tôm mềm vỏ < 5%


+> Tôm có dị hình hoặc dị tật < 5%


+> Tôm đạt kích thước 60 – 80 con/kg


Tiến hành giảm mực nước trong ao nuôi xuống, việc này đòi hỏi người nuôi phải có kinh nghiệm và kiến thức tốt để xác định đúng mực nước tối ưu nhất cho quá trình thu hoạch.


Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết cho quá trình thu hoạch tôm thẻ như: tấm bạt, rổ, xô nhựa, nước sạch, thùng cách nhiệt, đá sạch, lưới, giai,.. Tùy vào sản lượng ao nuôi mà bà con có thể bố trí số lượng dụng cụ sao cho phù hợp nhất.


2. Thời gian thu hoạch tôm thẻ chân trắng

+> Thời gian lý tưởng để tiến hành thu hoạch khoảng 4 – 8 giờ, ao càng to thì thời gian thu hoạch sẽ diễn ra lâu hơn.


+> Nên lựa chọn thời điểm thu hoạch vào ban đêm, vì lúc này nhiệt độ thấp hạn chế sự sốc nhiệt cho tôm. Tuy nhiên, vẫn có thể thu hoạch tôm vào sáng sớm nhưng cần phải lắp đặt một lều nhỏ trên bờ để che chắn cho tôm thành phầm khỏi những tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời.


3. Tiến hành thu hoạch tôm thẻ chân trắng

Người nuôi chỉ cần tháo cạn 30% lượng nước trong ao rồi dùng lưới kéo thu tôm theo từng phần diện tích ao. Đây là cách thu hoạch tôm được đánh giá là hiệu quả nhất, tốn ít thời gian, tôm đạt chất lượng, ít bị dập vỏ, tôm sạch và nước không bị đục.


Đối với những mô hình nuôi tôm quảng canh, người nuôi có thể lợi dụng tập tính bơi ngược dòng nước của tôm để dùng đăng chắn thu hoạch tôm. Tuy nhiên, phương pháp này nên dùng khi ao nuôi có diện tích rộng, ao nuôi có đáy gồ ghề.


Kinh nghiệm thu hoạch tôm sú

Cũng giống như tôm thẻ chân trắng, tôm sú sống trong môi trường nước lợ, thời gian nuôi từ 110 – 120 ngày với kích cỡ từ 30 – 50g/ con là có thể tiến hành thu hoạch. Tôm sú và tôm thẻ là hai loại được nuôi rộng rãi tại Việt Nam, đem lại nguồn thu nhập lớn cho người dân.


1. Trước khi thu hoạch

Tương tự như tôm thẻ chân trắng, trước khi thu hoạch tôm sú người nuôi cần tiến hành quan sát xem màu sắc, đảm bảo kích thước của tôm nằm trong khoảng 30 – 50g/con. Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ thu hoạch như tấm bạt, rổ, xô nhựa, nước sạch, thùng cách nhiệt, đá sạch, lưới, giai,..


Lưu ý không nên thu hoạch vào thời điểm tôm lột xác. Người nuôi cần theo dõi và thu hoạch tôm vào ngày thứ 7 và thứ 8 khi quan sát thấy xác tôm lột nhiều. Thời gian thu hoạch có thể thực hiện vào sáng sớm hoặc chiều tối, diễn ra từ 4 – 8 tiếng.


2. Tiến hành thu hoạch tôm sú

— Hình thức thu tỉa: tiến hành thu những con có kích thước đã đát trong ngưỡng cho phép và to hơn so với những con trong ao. Cách này áp dụng đối với những ao nuôi phát triển không đều, giúp những cá thể chưa đạt kích cỡ lớn nhanh hơn, giảm bớt khó khăn cho ngư dân. Cách thu tỉa tiến hành cũng khá đơn giản, người nuôi chỉ cần dùng vó thả mồi nhử tôm vào rồi dùng vợt bắt những tôm đạt kích cỡ theo ý muốn.


— Hình thức thu toàn bộ: sử dụng lưới chắn qua cửa cống rút nước, lúc này tôm sẽ nước chảy vào cống. Tuy nhiên, phương pháp này cần được điều chỉnh độ chênh mực nước trong ao, nếu nước chảy quá mạnh có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm thành phẩm.


Ngoài ra, người nuôi cũng có thể tát cạn và dùng lưới thu hoạch giống như tôm thẻ.


Thu hoạch tôm càng xanh

Tôm càng xanh với những ưu điểm nổi trội như giá trị kinh tế cao, thị trường ổn định, dễ nuôi, phù hợp với nhiều mô hình kết hợp. Đây là loài tôm sống trong môi trường nước ngọt, có thể thả đan xen với ruộng lúa. Sau thời gian nuôi từ 4 – 5 tháng người nuôi có thể tiến hành thu hoạch với trọng lượng khoảng 40 – 50g/con.

 

Cũng giống như tôm thẻ và tôm sú, trước khi thu hoạch người nuôi cần phải quan sát và kiểm tra kích thước của tôm đã đạt chuẩn hay chưa mới tiến hành thu hoạch.

 



Hiện tại, phương pháp thu hoạch tôm càng xanh được sử dụng phổ biến là “đánh tỉa thả bù” mang lại hiệu quả kinh tế cao và đang được nhân rộng ở nhiều địa phương tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Cách thực hiện cũng đơn giản là dùng lưới thu tỉa để bắt tôm lớn và thả bù tôm nhỏ. Theo nguyên tắc là cứ bắt 1 tôm lớn sẽ thả bù 2 tôm nhỏ. Mỗi lần đánh tỉa kéo dài từ 15 – 30 ngày và sau 18 – 24 tháng nuôi có thể thu hoạch toàn bộ.


Khi tiến hành thu hoạch toàn bộ để cải tạo nuôi lại vụ khác thì cần phải tháo cạn nước rồi chia nhau mỗi người một quãng để bắt tôm. Lúc này tôm sẽ được phân ra làm 2 loại (tôm 50g thì đem bỏ thùng rộng đem bán, với những con nhỏ chưa đủ kích thước thì bỏ riêng rồi thả vào ao nuôi tiếp).


Nguồn Internet

 
bình luận 0 Lượt xem 499

Bài liên quan

Các biện pháp thay thế kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Theo: - Cập nhật lúc: 08:52:38 - 28/04/2025

Trong bối cảnh ngành thủy sản toàn cầu ngày càng phát triển mạnh mẽ, việc duy trì năng suất cao mà vẫn đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường đang trở thành thách thức then chốt. Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu chính là việc lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản – đặc biệt là trong nuôi tôm, loài thủy sản mang lại giá trị xuất khẩu lớn cho nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam.

 
Xem chi tiết

Ảnh hưởng của bọt khí siêu nhỏ lên tôm thẻ chân trắng

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:05:28 - 26/04/2025

Nuôi tôm tại Việt Nam đối mặt với thách thức lớn từ bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Nghiên cứu này đánh giá tiềm năng ứng dụng công nghệ bong bóng nano oxy và ozone trong kiểm soát bệnh, thông qua thí nghiệm so sánh hiệu quả giữa bong bóng thường và bong bóng nano trên tôm thẻ chân trắng. Mục tiêu nhằm tìm giải pháp thay thế kháng sinh, cân bằng giữa hiệu quả diệt khuẩn và an toàn cho tôm.

 
Xem chi tiết

Cách xử lý khí độc ao nuôi tôm

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:50:52 - 25/04/2025

Trong quá trình nuôi tôm, khí độc là một trong những yếu tố nguy hiểm âm thầm nhưng đầy sát thương.

 
Xem chi tiết

Mối quan hệ thời gian đông máu và sức khỏe tôm nuôi

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:07:05 - 24/04/2025

Sức khoẻ tôm nuôi trong ao ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động như thời tiết khí hậu, mùa vụ, chất lượng nguồn nước với các thông số môi trường liên quan, dịch bệnh, chất lượng giống, thức ăn, mật độ nuôi, kỹ thuật chăm sóc quản lý... Đánh giá tôm khoẻ, tôm yếu, thông qua hoạt động bơi lội, tiêu thụ mồi, tăng trưởng, tỷ lệ sống, độ đồng đều size cỡ, cơ thịt, màu sắc vỏ, những vấn đề liên quan đến gan, ruột tôm…Một phương pháp đánh giá nhanh, thông qua thời gian đông máu tôm.

 
Xem chi tiết
Xem chi tiết
        

CÔNG TY TNHH NIKOLET

MST: 6300304627 Do Sở KH & ĐT tỉnh Hậu Giang cấp ngày 18/09/2019

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thêm - Chức vụ Giám đốc

Địa chỉ: Tỉnh lộ 925, Ấp Thạnh Thuận, Xã Đông Thạnh, Huyện Châu Thành, Hậu Giang

Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 8B, Đường số 9, KDC Hồng Phát, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 02936297986 - 0946666674

Website: www.nikolet.com.vn  - Email: mcthem@yahoo.com.vn

Tổng lượt truy cập: 249148
Đang truy cập: 9

Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com