Kiểm soát ngưỡng chịu đựng của ao tôm

Theo: Admin - Cập nhật lúc: 09:09:23 - 27/09/2022

Ngưỡng chịu đựng của ao tôm là khối lượng tôm tối đa mà ao tôm có thể gánh nổi. Đơn vị tính là kg tôm/m2. Ngưỡng chịu đựng này phụ thuộc vào hệ thống hạ tầng ao nuôi (đáy ao, bờ ao, độ sâu), khả năng đầu tư trang thiết bị (máy quạt, máy thổi khí), chất lượng con giống, trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý của người nuôi...


http://nikolet.com.vn/uploads/noidung/z300-con-tom-1250-_728355.jpg


Cần quản lý tốt chất lượng ao nuôi tôm


Tác động


Theo các nghiên cứu, càng về cuối vụ nuôi, chất thải (bao gồm phân tôm, thức ăn thừa, xác tảo chết) càng tích tụ nhiều ở đáy ao, tạo thành lớp bùn đen và sự phân hủy các chất hữu cơ sẽ tạo thành khí độc như H2S làm tôm chết. Chất thải cũng là nguồn dinh dưỡng cho tảo phát triển mạnh, khi tảo tàn và phân hủy sẽ khiến cho nhu cầu ôxy trong ao nuôi tăng vọt.       

      

Tôm càng lớn thì tổng khối lượng tôm trong ao càng cao, ao nuôi trở nên chật hẹp. Môi trường biến động xấu làm cho tôm suy yếu, dễ bị nhiễm bệnh, trong nhiều trường hợp người nuôi phải thu hoạch tôm khẩn cấp. Việc làm này sẽ gây thiệt hại lớn cho người nuôi vì tốn nhiều tiền mua thuốc chữa trị trước đó, cộng với việc cỡ tôm nhỏ nên giá bán thấp.

 

Giải pháp kiểm soát


Theo Theo TS Pornlerd Chanratchakool (Thái Lan) giá trị ngưỡng chịu đựng như sau: Tại Thái Lan: Ao sâu 1,5 m, 36 mã lực/ha (quạt nước), giá trị ngưỡng 1,8 - 2,5 kg tôm/m2 ao (tôm thẻ chân trắng); Việt Nam: Ao sâu 1,2 m, 25 mã lực/ha (quạt nước), giá trị ngưỡng 1,3 kg (ao đất) - 1,5 kg (ao bạt) tôm/m2 ao (tôm thẻ chân trắng) và 0,6 - 0,8 kg tôm/m2 ao (tôm sú).


- Xác định lượng giống thả vào ao: Người nuôi không nên thả quá dày với tâm lý tôm hao hụt bớt là vừa mà cần phải chủ động thả mật độ vừa phải để tránh gây áp lực quá lớn lên ao nuôi.


-  Xác định thời điểm ao tôm tới ngưỡng: So với giá trị ngưỡng ao đất là 1,3 kg/m2 thì tôm vẫn còn phát triển tốt vì chưa đạt ngưỡng. Như vậy, trước khi tôm đạt ngưỡng, người nuôi cần chủ động thu tỉa để tạo môi trường thông thoáng giúp tôm phát triển tiếp hoặc chủ động tăng cường quạt khí cũng như kiểm soát mật độ tảo thích hợp (không cho tảo quá dày).


Ao nuôi tôm công nghiệp cần có độ sâu từ 2 - 2,5 m, đảm bảo giữ được nước cao nhất từ 1,6 - 1,8 m. Mật độ thả hợp lý đối với tôm sú nuôi thâm canh 15 - 20 con/m2, bán thâm canh 8 - 14 con/m2; tôm thẻ chân trắng 30 - 80 con/m2. Ngoài ra, trong quá trình nuôi cần đảm bảo máy quạt đầy đủ, người nuôi nắm vững kỹ thuật và có kinh nghiệm trong ổn định các chỉ số môi trường ao nuôi khi có biến động do thời tiết.


Cùng đó cũng cần lưu ý, sau những cơn mưa kéo dài nên kiểm tra lại độ pH trong ao. Nếu độ pH giảm thấp thì dùng vôi nông nghiệp hòa tan trong nước với liều lượng từ 10 - 20 kg/1.000 m3; duy trì mực nước trong ao từ 1,3 - 1,8 m để tránh sự biến động của yếu tố môi trường. Đối với hiện tượng tảo tàn, người nuôi có thể bón phân vi sinh, để khử khí độc trong ao nên sử dụng men vi sinh định kỳ.


Nguồn Internet

 
bình luận 0 Lượt xem 1145

Bài liên quan

Một số cải tiến kỹ thuật trong nuôi tôm thẻ chân trắng ao đất

Theo: admin - Cập nhật lúc: 18:42:38 - 11/07/2025

Hiện nay, tại nhiều khu vực nuôi tôm thẻ chân trắng trong cả nước, phát triển nhiều loại hình nuôi, tùy theo điều kiện tài chánh, khả năng nắm bắt kỹ thuật...

 
 
Xem chi tiết

Cách tư duy để vi sinh phát triển mạnh trong nuôi tôm

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:33:56 - 11/07/2025

Vi sinh đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái ao nuôi tôm. Chúng giúp cải thiện chất lượng nước, phân hủy chất thải, kiểm soát mầm bệnh và cung cấp nguồn dinh dưỡng tự nhiên cho tôm. Để vi sinh phát triển mạnh trong ao nuôi tôm, chúng ta cần đảm bảo một số yếu tố.

 
 
 
Xem chi tiết

Có nên đánh khoáng cho vi sinh phát triển

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:06:52 - 10/07/2025

Trong quá trình nuôi tôm, việc kiểm soát môi trường nước đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của tôm nuôi. Một trong những biện pháp được nhiều người nuôi áp dụng là "đánh khoáng" để hỗ trợ hệ vi sinh vật trong ao. Tuy nhiên, không ít người vẫn còn băn khoăn về tính hiệu quả và sự cần thiết của phương pháp này. Vậy, có nên "đánh khoáng" để vi sinh phát triển hay không?

 
 
Xem chi tiết

Kỹ thuật nuôi tôm sú và biện pháp phòng bệnh

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:06:07 - 09/07/2025

Tôm sú thích nghi tốt với môi trường nước lợ và có tốc độ tăng trưởng nhanh, giá trị dinh dưỡng cao và được thị trường quốc tế ưa chuộng. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm sú hiện đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là các vấn đề về dịch bệnh. Bài viết này sẽ giới thiệu các kỹ thuật nuôi tôm sú trong môi trường nước lợ và các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

 
 
Xem chi tiết
Xem chi tiết
        

CÔNG TY TNHH NIKOLET

MST: 6300304627 Do Sở KH & ĐT tỉnh Hậu Giang cấp ngày 18/09/2019

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thêm - Chức vụ Giám đốc

Địa chỉ: Tỉnh lộ 925, Ấp Thạnh Thuận, Xã Đông Thạnh, Huyện Châu Thành, Hậu Giang

Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 8B, Đường số 9, KDC Hồng Phát, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 02936297986 - 0946666674

Website: www.nikolet.com.vn  - Email: mcthem@yahoo.com.vn

Tổng lượt truy cập: 291971
Đang truy cập: 36

Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com