Cách phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:57:44 - 01/10/2022

Phân trắng là loại bệnh phổ biến trong tôm nuôi thường bắt đầu gặp từ thời điểm tôm nuôi được 50 ngày trở đi. Bệnh phân trắng khó trị dứt điểm và hiện nay vẫn chưa có một biện pháp cụ thể hữu hiệu nào điều trị hội chứng này.



 

Về cơ chế gây bệnh, các tác nhân gây bệnh tấn công hệ thống gan tụy và đường ruột làm tổn thương và làm giảm chức năng hoạt động của các cơ quan này dẫn đến tôm không hấp thụ được thức ăn, kèm theo đó lại bị tấn công bởi các tác nhân cơ hội khác khiến tôm chết. Quan sát hệ thống gan tụy trên tôm bệnh thấy, các tế bào epithelial trong ống gan tụy bị bong tróc, sau đó tập trung lại tại phần nối giữa gan tụy, dạ dày và ruột giữa trước khi bị đẩy ra ngoài. Phân tích phân tôm thấy, thành phần chủ yếu là lipid, một số cấu trúc của hệ thống gan tụy và đường ruột và thường thấy có cả ấu trùng cũng như xác của Vermiform, một loại ký sinh trùng được xác là một trong những tác nhân gây ra bệnh phân trắng (được cho là nhìn giống một loài Gregarines) (Sriurairatana S, et al. 2014). Ngoài ra, có sự hiện diện nồng độ cao các nhóm vi khuẩn trong hệ thống gan tụy, đường ruột và phân tôm thuộc các nhóm Vibrio parahaemolyticus, Vibrio fluvialis, Vibrio alginolyticus, Vibrio mimicus, Vibrio vulnificus, Vibrio cholera và Vibrio damselae (Limsuwan, 2010). Năm 2010, một báo cáo từ nghiên cứu nguyên nhân bệnh phân trắng của nhóm Ha và cộng sự phát hiện vi bào tử trùng Microsporidian Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là tác nhân gây lên bệnh phân trắng.

 

Triệu chứng của ao tôm bị bệnh phân trắng

 

– Tôm giảm ăn, màu sắc chuyển sang màu sậm hơn.

 

– Gan tụy chuyển màu lợt, mềm nhũn; Ruột và phân chuyển sang màu vàng hoặc trắng.

 

– Tôm mềm vỏ.

 

– Mang chuyển sang màu tối.

 

– Xuất hiện các sợi phân trắng hoặc vàng nâu tại nhá hoặc nổi trên mặt ao và dồn vào góc ao hoặc cuối hướng gió.

 

Nguyên nhân gây bệnh

 

Bệnh thường xuất hiện tại các ao nuôi có những đặc điểm sau: (Arief Taslihan, 2015)

 

– Tảo tàn trước đó, nồng độ NH3 cao.

 

– Xuất hiện tảo lam.

 

– Nồng độ các chất hữu cơ cao > 100 ppm.

 

– Nồng độ Vibrio cao > 1 x 102 CFU/ml.

 

– Độ kiềm < 80 ppm và > 200 ppm.

 

– Nồng độ ôxy < 3 ppm trong thời gian dài.

 

– Nhiệt độ > 320C.

 

Các nhóm tác nhân gây bệnh (theo Soraphat Panakorn)

 

– Nhóm Vibrio.

 

– Nhóm độc tố gây tổn thương hệ thống gan tụy và đường ruột gồm:

 

+ Độc tố bởi các loại khí độc: NH3, H2S.

 

+ Độc tố bởi nấm từ thức ăn: Thức ăn trong mùa mưa, điều kiện bảo quản không tốt khiến độ ẩm cao và sản sinh ra các loại nấm mốc tiết độc tố.

 

+ Độc tố bởi tảo độc (Cyanobacteria).

 

+ Microsporidian Enterocytozoon hepatopenaei (EHP).

 

+ Các cấu trúc của nhóm tảo Silica diatom: Do có lớp vỏ cứng sắc nhọn khi chết khiến hệ tiêu hóa bị tổn thương.

 

+ Ký sinh trùng Gregarine).

 

Có thể một trong các nhân tố trên gây tổn thương hệ thống gan tụy trước, sau đó các tác nhân khác tấn công tiếp theo khiến tôm nhiễm bệnh.

 

Các giải pháp phòng ngừa và điều trị

 

Điều trị:

 

– Ngừng cho ăn hoàn toàn trong vòng 1 – 2 ngày.

 

– Chạy quạt tăng cường ôxy nhiều nhất có thể.

 

– Thay nước sạch đã xử lý 30 – 50% (Chú ý thay chậm để không làm tôm sốc).

 

– Tìm các giải pháp phù hợp để làm giảm nồng độ các chất hữu cơ trong ao (nếu ao thường xuyên xi phông thì dùng chất lắng tụ rồi xi phông sạch ra ngoài. Trường hợp ao không được xi phông trước đó thì chỉ dùng vi sinh, không được làm xáo trộn đáy ao khiến khí H2S khuếch tán vào nước gây chết tôm);

 

– Sử dụng vi sinh với liều cao gấp 3 lần so với liều bình thường xử lý nước và đáy ao.

 

– Trộn xen kẽ các nhóm vi sinh tiêu hóa và tỏi (10g/kg) vào thức ăn để cho tôm ăn (không trộn tỏi cùng vi sinh vì tỏi có thể làm bất hoạt vi sinh).

 

– Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên trong vòng 5 ngày liên tục.

 

Phòng ngừa:

 

– Kiểm soát Vibrio trong ao bằng cách luôn duy trì nồng độ thấp các chất hữu cơ, là nguồn dinh dưỡng cho Vibrio phát triển như: Quản lý lượng thức ăn ăn đúng nhu cầu và theo nhiệt độ nước, xi phông loại bỏ chất thải, duy trì mật độ tảo, sử dụng vi sinh phân hủy các chất hữu cơ đáy ao và nước.

 

– Cho ăn lượng thức ăn theo nhiệt độ nước: Khi nhiệt độ nước tăng cao > 320C, tôm thường ăn nhiều hơn nhưng thời gian thức ăn đi qua hệ thống tiêu hóa rất ngắn làm tăng lượng chất thải trong ao. Nhiệt độ cao cũng làm vi khuẩn phát triển nhanh hơn. Do vậy, khi nhiệt độ nước tăng cao, không tăng lượng thức ăn theo cách kiểm tra nhá thông thường.

 

– Bổ sung đầy đủ các chất tăng cường sức khỏe của tôm như vitamin và khoáng chất thiết yếu.

 

– Bảo quản tốt và kiểm tra hạn dùng của thức ăn, độ ẩm, nấm mốc.

 

– Kiểm soát tốt các loài tảo độc, độ kiềm trong ao.

 

– Luôn duy trì cân bằng hệ vi khuẩn có lợi trong ao bằng việc bổ sung thường xuyên vi sinh và duy trì hàm lượng ôxy lớn hơn 5 ppm.

 

Nguồn Internet

 
bình luận 0 Lượt xem 440

Bài liên quan

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:02:00 - 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

 
Xem chi tiết

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:38:02 - 25/12/2024

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

 
 
Xem chi tiết

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:01:13 - 24/12/2024

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

 
Xem chi tiết

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:27:31 - 23/12/2024

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

 
 
Xem chi tiết
Xem chi tiết
        

CÔNG TY TNHH NIKOLET

MST: 6300304627 Do Sở KH & ĐT tỉnh Hậu Giang cấp ngày 18/09/2019

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thêm - Chức vụ Giám đốc

Địa chỉ: Tỉnh lộ 925, Ấp Thạnh Thuận, Xã Đông Thạnh, Huyện Châu Thành, Hậu Giang

Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 8B, Đường số 9, KDC Hồng Phát, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 02936297986 - 0946666674

Website: www.nikolet.com.vn  - Email: mcthem@yahoo.com.vn

Tổng lượt truy cập: 244299
Đang truy cập: 1

Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com