Hậu quả khí độc gây ra cho ao nuôi tôm & Giải pháp xử lý khí độc

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:56:56 - 05/12/2023

Đối với nuôi tôm công nghệ cao hiện nay bà con không còn xa lạ gì với các loại khí độc như NH3/NH4, NO2, H2S. Khí độc gây ra hậu quả gì cho bà con trong quá trình nuôi tôm? Và giải pháp nào giúp xử lý khí độc hiệu quả?


Hậu quả khí độc gây ra cho ao nuôi tôm

Có 3 loại khí độc chính trong ao nuôi tôm, xuất hiện hầu hết trong mỗi vụ nuôi là NH3/NH4+; NO2- và H2S. Các loại khí độc này chủ yếu hình thành từ chất hữu cơ dư thừa tồn tại trong ao nuôi nhất là từ ngày thứ 30 trở đi như thức ăn tôm không hấp thu hết, phân tôm thải ra, xác tôm chết…


– Giai đoạn mới thả giống, từ 0 – 15 ngày đầu tiên:

Thường thì giai đoạn này bà con rất chú ý vào việc xử lý nguồn nước cấp vào để thả nuôi cộng với tôm còn nhỏ, lượng thức ăn không nhiều, ít chất hữu cơ trong ao nên chưa có sự xuất hiện của khí độc, chỉ có một ít lợn cợn. Tuy nhiên, nếu ao ko quản lý tốt sẽ có thể xuất hiện NH3.

Hậu quả: Mặc dù lượng nhỏ cũng có thể khiến tôm giống chết do nhiễm khí độc, gây hao hụt lượng giống thả.

Cách xử lý: Đối với mức độ này bà con cần duy trì các loại chế phẩm gây màu nước, giữ ổn định chất lượng nước và thức ăn đưa xuống ao phù hợp.


– Giai đoạn 2, từ 15 – 35 ngày:

Lúc này tôm ăn nhiều hơn, thức ăn dư thừa cũng bắt đầu xuất hiện. NH3 bắt đầu xuất hiện kể cả ở các ao quản lý môi trường tốt, một số ao thì xuất hiện NO2 ở mức < 2mg/l sau ngày nuôi thứ 30.

Hậu quả: Tôm lờ lờ, nổi đầu, bỏ ăn,… dễ bị nhiễm bệnh, stress.

Cách xử lý: Chú ý quản lý, dùng sản phẩm tăng cường đề kháng cho tôm khỏe mạnh vượt qua stress nhẹ. Đồng thời cung cấp xuống ao liều vi sinh duy trì để xử lý các chất ô nhiễm. Tại những ao có sử dụng các biện pháp dùng vi sinh ngừa khí độc từ đầu thì ngay tại giai đoạn này sẽ có lợi hơn rất nhiều.


– Giai đoạn 3, từ 35 – 60 ngày:

Là thời kỳ phát triển mạnh của tôm, ăn nhiều, chất thải nhiều, có tảo tàn, lợn cợn nên khí độc bắt đầu tăng cao từ 4mg/l trở lên

Hậu quả: Làm cho tôm nổi đầu, lờ đờ và bỏ ăn. Qua 2 – 3 ngày không kịp xử lý thì khí độc sẽ tăng cao vượt ngưỡng khó xử lý. Giai đoạn này bà con thường sử dụng phương pháp thay nước để làm loãng khí độc, giảm khí độc trong ao. Nhược điểm là phải chuẩn bị nước thay liên tục, trường hợp không xử lý kỹ sẽ dễ đưa mầm bệnh vào ao. Bà con lưu ý tránh các rủi ro phát sinh từ việc thay nước.


– Giai đoạn cuối, từ 60 ngày cho đến khi thu hoạch:

Tôm bị ảnh hưởng lớn bởi khí độc cao (trên 10 mg/l), gặp phải thời tiết bất lợi sẽ lập tức rớt số lượng lớn, khó lột xác, lột dính vỏ.

Hậu quả: Tôm rớt cục thịt, rớt đáy từ vài chục kg/ngày đến vài trăm kg và ngày một tăng lên. Giai đoạn này tôm đạt 40-50 con/kg nếu không xử lý được khí độc nhiều ao sẽ phải thu sớm.


Giải pháp cấp cứu tôm nổi đầu do khí độc

Cấp cứu tôm nổi đầu là giải pháp được Biogency phát triển bởi sự chuyển biến nhanh và nguy hiểm của nồng độ khí độc đối với ao và nuôi tôm. Dùng liều cấp cứu tôm Bio AQUA giúp giảm tức thì khí độc, từ nồng độ cao xuống nồng độ thấp hơn chỉ sau 24 giờ sử dụng và giảm dần dần về mức an toàn.


Cấp cứu tôm nổi đầu do khí độc Bio AQUA giúp:

Khử nhanh khí độc NH3, NO2, H2S phát sinh từ quá trình phân hủy hữu cơ, các chất cặn bã bẩn trong nước.

Phân hủy chất hữu cơ, thực vật chết, xác tảo, cặn bẩn trong nước, cải thiện chất lượng nước, giảm sự gia tăng của lớp bùn đáy, giảm mùi hôi.

Xử lý nhanh tình trạng nhớt bạt.

Giảm bùn đáy ao.


Hướng dẫn bà con cấp cứu tôm rớt đáy, nổi đầu do khí độc:

Bước 1: Đánh 1 nhịp Bio AQUA với liều lượng 200ml/1000 m3 ngay khi đo được khí độc cao trên 10mg/l để hạ nhanh nồng độ này.

Bước 2: Sau khi hạ được khí độc, sử dụng vi sinh chuyển hóa (2 nhịp vào buổi tối) với liều lượng 100 ml/lần/1000m3 để khí độc hạ an toàn.

Bước 3: Duy trì khí độc không tăng cao dùng vi sinh với liều 100ml/1000m3 tần suất 3-5 ngày/lần.


lam-the-nao-de-xu-ly-khi-doc-trong-ao-nuoi-tom


Giải pháp cấp cứu tôm nổi đầu do khí độc


Giải pháp phòng ngừa khí độc ngay từ đầu vụ nuôi

Trong nuôi tôm ngoài việc ngừa bệnh, thì phòng ngừa khí độc cũng là việc quan trọng nhưng lại hay bị bỏ qua vì tâm lý chủ quan, khi xuất hiện khí độc chỉ cần thay nước thường xuyên thì sẽ giảm và an toàn. Tuy nhiên, ngày nay ở một số vùng thiếu nước nuôi, lượng nước tại kênh rạch hay nước biển đều đã chứa NO2, hay hiện trạng mất điện liên tục thì việc xử lý nước, bơm nước gặp nhiều khó khăn và tốn nhiều chi phí.

 

Sử dụng chế phẩm vi sinh, giảm thay nước, giảm vi khuẩn bệnh xâm nhập, giảm chi phí giúp bà con nuôi tôm về size lớn, đạt hiệu quả kinh tế cao và còn hạn chế lượng nước thải ra môi trường, phù hợp với định hướng nuôi tôm bền vững bảo vệ môi trường của ngành tôm trong những năm sắp tới.


 
bình luận 0 Lượt xem 300

Bài liên quan

Mô hình nuôi ghép thuỷ sản đang sốt trở lại

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:05:49 - 18/10/2024

Mô hình nuôi ghép thủy sản đang trở lại mạnh mẽ nhờ khả năng tối ưu hoá diện tích canh tác và giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng thủy sản.

 
Xem chi tiết

Hiện tượng tôm bị vểnh mang, sưng mang

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:02:29 - 18/10/2024

Hiện tượng tôm bị vểnh mang và sưng mang là một vấn đề phổ biến trong nuôi tôm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và năng suất của tôm nuôi. Mang tôm đóng vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp và trao đổi chất, do đó, khi tôm bị tổn thương ở mang, nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, làm giảm tốc độ tăng trưởng và tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

 
 
 
Xem chi tiết

Chiến lược thúc đẩy sự thèm ăn của tôm thẻ chân trắng

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:38:41 - 17/10/2024

Trong nuôi tôm, chi phí thức ăn chiếm ít nhất 50%, việc tăng hiệu quả sử dụng thức ăn là rất quan trọng để giảm chi phí và cải thiện lợi ích kinh tế. Bên cạnh đó, hiện tượng tôm bị giảm cảm giác thèm ăn trở thành một thách thức phổ biến với người nuôi, việc tôm không cảm thấy ngon miệng khi ăn, đặc biệt trong quá trình lột xác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của chúng, tác động tiêu cực đến năng suất và chất lượng vụ nuôi.

 
 
 
Xem chi tiết

Dự đoán các bệnh có thể mắc phải khi tôm bỏ ăn

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:15:14 - 16/10/2024

Khi tôm bỏ ăn, điều này không chỉ là dấu hiệu cho thấy chúng gặp vấn đề về sức khỏe, mà còn có thể là cảnh báo về những bệnh lý tiềm ẩn đang xuất hiện trong ao nuôi. Để giúp người nuôi tôm nhanh chóng nhận biết và xử lý kịp thời, việc dự đoán các bệnh khi tôm bỏ ăn là rất quan trọng.

 
 
 
Xem chi tiết
Xem chi tiết
        

CÔNG TY TNHH NIKOLET

MST: 6300304627 Do Sở KH & ĐT tỉnh Hậu Giang cấp ngày 18/09/2019

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thêm - Chức vụ Giám đốc

Địa chỉ: Tỉnh lộ 925, Ấp Thạnh Thuận, Xã Đông Thạnh, Huyện Châu Thành, Hậu Giang

Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 8B, Đường số 9, KDC Hồng Phát, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 02936297986 - 0946666674

Website: www.nikolet.com.vn  - Email: mcthem@yahoo.com.vn

Tổng lượt truy cập: 229633
Đang truy cập: 2

Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com