Các vấn đề cần lưu ý khi xử lý khí độc NH3 - NO2 ao nuôi tôm

Theo: admin - Cập nhật lúc: 11:18:46 - 06/12/2023

Khí độc ao nuôi tôm là yếu tố bà con thường xuyên gặp phải và buộc xử lý chúng. Thế nhưng, nhiều bà con vẫn còn rất lúng túng khi ao nuôi gặp phải nồng độ khí độc NH3/NO2 ở ngưỡng cao. Có thể bà con đã bỏ qua một số lưu ý khi xử lý khí độc ao nuôi tôm dẫn đến nồng độ khí độc chưa được giảm hiệu quả.


Khi nào cần xử lý khí độc NH3/NO2 ao nuôi tôm?

Khí độc NH3/NO2 được phát hiện nhờ việc kiểm tra nhanh tại ao, trên thị trường có bán nhiều loại test kit giúp bà con đo được nồng độ khí độc ngay tại ao nhanh chóng, dễ dàng và tương đối chính xác.

Nhận thấy nước ao nuôi nhiều lợn cợn, màu nước không ổn định hay tôm bị các dấu hiệu như bời lờ đờ, tấp mé, nổi đầu, chết lai rai thì khả năng khí độc đã xuất hiện trong nước. Lúc này bà con cần test nhanh nồng độ để xử lý kịp thời. Khi khí độc đo được ở mức cảnh báo ảnh hưởng đến tôm là lúc bà con cần có biện pháp xử lý (mức độ này sẽ hiển thị rõ khi test nhanh).


luu-y-khi-xu-ly-khi-doc-nh3-no2-ao-nuoi-tom


Để xử lý khí độc NH3/NO2 hiệu quả, khí độc giảm nhanh và ít gây ảnh hưởng đến tôm, bà con cần lưu ý một số vấn đề sau:


Những lưu ý để quá trình xử lý khí độc NH3/NO2 đạt hiệu quả cao

1. Cần đo nồng độ khí độc NH3/NO2 một cách chính xác

Một trong những điều thường hay bị nhiều bà con bỏ qua ngay từ đầu đó là không pha loãng nước ao để kiểm tra. Có nhiều trường hợp đều đo được mức 5 mg/l nhưng có ao thì rớt tôm, có ao thì chưa thấy hiện tượng gì, đó là vì nồng độ đo được chưa thật sự chính xác. Khi đo được mức cao nhất trên bảng so màu thì bà con tiến hành pha loãng nước ao để đo lại sẽ thu được kết quả cuối cùng.

Khi đã có kết quả đúng, bà con tiến hành xử lý linh hoạt với liều dùng cấp cứu tôm ngay khi khí độc ở mức > 10 mg/l hoặc khử khí độc ở các mức độ thấp hơn.


2. Hạn chế thay nước khi sử dụng vi sinh xử lý khí độc

Nhiều bà con tâm lý phải thay nước nhiều khi ao gặp vấn đề khí độc nhưng vô tình khiến vi sinh vật chuyển hóa khí độc bị theo nước trôi ra ngoài, không kịp phản ứng và không đủ để chuyển hóa khí độc trong ao.

Bà con sử dụng vi sinh xử lý khí độc nên hạn chế và giãn tần suất thay nước, chỉ nên cấp bù nước xi-phông.


3. Lựa chọn đúng phương pháp để xử lý tận gốc khí độc

Không khử được khí độc tận gốc dẫn đến khí độc vừa hạ, 2 – 3 ngày sau lại tăng lên dẫn đến bà con chủ quan không kịp thời xử lý.

Khí độc sinh ra từ chất lơ lửng hữu cơ trong nước. Quá trình phân hủy sẽ sinh ra NH3/NH4+ và chuyển hóa tiếp thành NO2– là chất rất độc với tôm. Vì vậy, với quy trình xử lý khí độc bằng cách chuyển hóa độc tố này theo phản ứng NH3/NH4+ – NO2– – NO3– (ít độc), cung cấp chủng vi sinh chuyên biệt nhằm đảm bảo chuyển hóa và duy trì khí độc không tăng lên.

Xử lý khí độc ao nuôi tôm tuy thường gặp nhưng vẫn cần nhiều sự lưu ý từ bà con và phải lựa chọn đúng phương pháp thì mới xử lý khí độc NH3/NO2 tận gốc, thành công và duy trì môi trường nước ao tối ưu.


 
bình luận 0 Lượt xem 471

Bài liên quan

Làm gì khi tôm bị nhiễm bệnh phân trắng ,lỏng ruột, ruột đứt khúc

Theo: admin - Cập nhật lúc: 17:27:41 - 09/05/2025

Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị tôm bệnh phân trắng, lỏng ruột, ruột đứt khúc

 
Xem chi tiết

Các yếu tố gia tăng sức cạnh tranh cho ngành tôm

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:51:19 - 08/05/2025

Ngành tôm Việt Nam đang từng bước khẳng định vai trò là một trong những trụ cột quan trọng của xuất khẩu thủy sản, với thị trường tiêu thụ rộng lớn như Liên minh châu Âu (EU), Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Để tăng cường sức cạnh tranh và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, ngành tôm cần triển khai đồng bộ các giải pháp từ công nghệ, quản lý đến chính sách.

 
Xem chi tiết

Gan tôm như thế nào là chuẩn

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:16:57 - 07/05/2025

Trong hành trình nuôi tôm, ai cũng mong muốn tôm mau lớn, khỏe mạnh, ít bệnh, năng suất cao và đầu ra ổn định. Tuy nhiên, có một cơ quan cực kỳ quan trọng trong cơ thể con tôm mà nhiều bà con còn ít chú ý tới hoặc chưa thật sự hiểu rõ – đó chính là lá gan tụy.

 
 
Xem chi tiết

Công nghệ cảm biến nano phát hiện stress ở tôm: Bí quyết nâng cao tỷ lệ sống

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:30:38 - 06/05/2025

Ngành nuôi tôm Việt Nam đang vươn xa trên thị trường thế giới, mang về nguồn thu lớn cho người dân. Để vụ mùa thêm trúng lớn, công nghệ cảm biến nano chính là chìa khóa mới, giúp phát hiện sớm dấu hiệu stress ở tôm do nước ao, thời tiết hay bệnh tật. Với thiết bị thông minh này, người nuôi dễ dàng theo dõi ao tôm, tăng tỷ lệ sống và đạt năng suất vượt trội, mở ra tương lai bền vững cho nghề nuôi tôm.

 
Xem chi tiết
Xem chi tiết
        

CÔNG TY TNHH NIKOLET

MST: 6300304627 Do Sở KH & ĐT tỉnh Hậu Giang cấp ngày 18/09/2019

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thêm - Chức vụ Giám đốc

Địa chỉ: Tỉnh lộ 925, Ấp Thạnh Thuận, Xã Đông Thạnh, Huyện Châu Thành, Hậu Giang

Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 8B, Đường số 9, KDC Hồng Phát, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 02936297986 - 0946666674

Website: www.nikolet.com.vn  - Email: mcthem@yahoo.com.vn

Tổng lượt truy cập: 250044
Đang truy cập: 3

Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com