Các chất nâng hoặc hạ pH trong ao nuôi tôm và cách sử dụng đúng

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:13:41 - 07/12/2023

Độ pH là 1 trong 12 chỉ tiêu môi trường nước nuôi tôm mà bà con cần nắm rõ để giữ ở mức tối ưu. Nâng hay hạ pH trong ao nuôi tôm sẽ liên quan đến việc tăng và giảm [H+] hoặc [OH-] trong nước. Hiểu được cơ chế của chúng sẽ quyết định cách làm đúng hơn.


Độ pH trong ao nuôi tôm là gì?


pH là chỉ số độ hoạt động của ion H+ trong một dung dịch. Trong nuôi tôm, pH được hiểu nôm na là tính axit hay tính kiềm của nước. Nghiên cứu cho rằng độ pH thích hợp cho ao nuôi là từ 7,5 – 8,5. Quản lý pH làm sao để không thấp quá (pH thấp sẽ nhiều cơ hội cho khí H2S phát sinh làm tôm bị mềm vỏ sau khi lột xác) và không cao quá (nếu pH quá cao sẽ làm tôm khó lột xác, khí độc NH4 dễ chuyển hóa thành NH3 gây hại cho tôm).


Một số nguyên nhân làm pH không ổn định như: Tảo phát triển mạnh (hiện tượng tảo nở hoa) khiến pH tăng cao, nhất là khung giờ 14 giờ -15 giờ mỗi ngày; hoặc tồn đọng vôi trong lúc cải tạo ban đầu cũng làm pH cao khi bà con lấy nước nuôi vào ao.


cac-chat-nang-hoac-ha-ph-trong-ao-nuoi-tom


Giữ nước ao màu trà ổn định, kiểm soát tảo là cách kiểm soát pH trong ao nuôi tôm ổn định.


Các chất nâng pH trong ao nuôi tôm


Để tăng/nâng pH trong ao nuôi tôm, bà con có thể sử dụng vôi. 2 cách nâng pH nhờ vôi bà con có thể tham khảo là:


Dùng vôi sống CaO liều lượng 5-10kg/1000m3 cho 1 lần đánh, cứ như thế cho đến khi nào pH đạt.


pH đo lúc 07 giờ và 14 giờ trong ngày không được chênh lệch quá 0,5, nếu giao động trên 0,5 thì mỗi sáng vào lúc 8-9 giờ đánh 15 kg vôi CaCO3 cho 1000m3, cho đến khi nào pH độ pH giao động dưới 0,5 thì ngưng và duy trì như vậy.


Lưu ý: Nếu lo lắng xáo trộn môi trường nước thì chia làm 2 đợt, cách nhau 20 phút đánh.


Các chất hạ pH trong ao nuôi tôm


Nguyên lý chung là khi ta thêm axit [H+] thì nước thể hiện tính axit. Nếu nước đang mang tính kiềm (là pH đang cao) thì khi thêm axit [H+] sẽ làm cho pH sẽ giảm.


Do vậy, để giảm/hạ pH trong ao nuôi tôm, bà con có thể tạt một lượng đủ lớn các chất có tính axit như:


Axit Citric: Cần tính lượng axit vừa đủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tham khảo để giảm pH từ 10 xuống 8 thì cần 1 gam Axitcitric cho 1000 m3 nước.


Vitamin C (Ascorbic axit): Trộn với thức ăn: 1-3 gam/kg thức ăn, cho ăn 2-3 lần/ngày.


Nước dứa ủ (được xay từ quả dứa): Tạt cho ao tôm đều có thể kéo hạ được pH. Tuy nhiên, do lượng axit [H+] này đưa xuống ao không đủ lớn, hoặc chỉ đưa xuống một vài lần và các chất kể trên sẽ bị phân giải nên pH có khả năng giảm không đáng kể hoặc giảm rồi tăng trở lại.


Một cách khác, khi ta ủ nhân sinh khối vi sinh, vi sinh khi nhân sinh khối lấy Cacbon từ cám gạo + mật rỉ đường làm năng lượng để tăng sinh. Quá trình này vi sinh biến hỗn hợp thành dung dịch có tính axit cao. Và điều này sẽ diễn ra trong ao tôm liên tục khi vi sinh hoạt động phân giải chất hữu cơ, nên trong ao tôm được sinh ra một lượng axit cũng giúp giảm được pH và giữ ổn định pH.

 

Chất lượng nước đóng vai trò rất lớn trong nuôi trồng thủy sản, pH là một yếu tố trong đó. Quản lý tốt từng chỉ tiêu sẽ tạo môi trường nước hoàn hảo cho tôm sinh sống. Trong quá trình nuôi tôm nếu gặp khó khăn bà con hãy liên hệ Nikolet với số HOTLINE 0946666674. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bà con một cách nhanh chóng.

 
bình luận 0 Lượt xem 335

Bài liên quan

Ao tôm bị nấm đồng tiền

Theo: - Cập nhật lúc: 08:58:40 - 07/09/2024

Nấm đồng tiền là một loại nấm hại phổ biến trong ao nuôi tôm, gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe tôm và hiệu quả nuôi trồng. Đây là loại nấm phát triển trên bề mặt ao, hình thành các đốm tròn giống như đồng tiền. Khi nấm đồng tiền phát triển mạnh, chúng có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường ao và tôm nuôi.

 
 
Xem chi tiết

Đường ruột tôm bị đứt quãng

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:51:17 - 06/09/2024

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, sức khỏe đường ruột của tôm đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Đường ruột không chỉ là nơi tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng mà còn là hệ thống bảo vệ quan trọng giúp tôm chống lại các tác nhân gây bệnh.

 
 
 
Xem chi tiết

Thực hiện 3 không trong nuôi tôm để tránh lây nhiễm mầm bệnh

Theo: admin - Cập nhật lúc: 10:06:33 - 05/09/2024

Việc thực hiện nghiêm túc "ba không" trong nuôi tôm là một trong những biện pháp quan trọng nhất để ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh, đảm bảo sức khỏe cho tôm và nâng cao hiệu quả sản xuất.

 
Xem chi tiết

Các vật chất lơ lửng bám vào mang tôm

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:47:14 - 04/09/2024

Những vật chất lơ lửng ở ao không chỉ ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của tôm mà còn làm giảm năng suất và chất lượng của vụ nuôi. Bài viết này sẽ phân tích nguyên nhân dẫn đến hiện tượng vật chất lơ lửng bám vào mang tôm, hậu quả của nó và đưa ra các giải pháp để khắc phục.

 
Xem chi tiết
Xem chi tiết
        

CÔNG TY TNHH NIKOLET

MST: 6300304627 Do Sở KH & ĐT tỉnh Hậu Giang cấp ngày 18/09/2019

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thêm - Chức vụ Giám đốc

Địa chỉ: Tỉnh lộ 925, Ấp Thạnh Thuận, Xã Đông Thạnh, Huyện Châu Thành, Hậu Giang

Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 8B, Đường số 9, KDC Hồng Phát, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 02936297986 - 0946666674

Website: www.nikolet.com.vn  - Email: mcthem@yahoo.com.vn

Tổng lượt truy cập: 221936
Đang truy cập: 5

Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com