Nuôi tôm cân bằng sinh học, tái tạo môi trường

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:53:36 - 21/06/2024

Mô hình nuôi tôm cân bằng sinh học, tái tạo môi trường sống không thay nước, không sử dụng hóa chất Clorine, BKC và kháng sinh mang lại hiệu quả cao cho người nuôi tôm.


Thách thức từ biến đổi khí hậu


Đối với các tỉnh vùng Bán đảo Cà Mau, có điều kiện thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản, trong đó có sản xuất tôm giống, nuôi thương phẩm tôm nước lợ và nuôi lồng bè trên biển đặc biệt là nuôi tôm công nghệ cao.


Tuy nhiên, những năm gần đây người dân vùng Bán đảo Cà Mau đang đối mặt với hiện tượng El Nino, biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề môi trường cấp bách nhất hiện nay. Nó đang có những tác động tiêu cực đến nhiều ngành kinh tế, trong đó có nuôi trồng thủy sản, trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi.


Người nuôi tôm còn phải đối mặt với tình hình dịch bệnh tràn lan như TPD, EMS, đốm trắng…bên cạnh đó, giá tôm giảm mạnh từ đầu năm đến nay làm nhiều hộ dân nuôi tôm lo lắng, nhiều diện tích nuôi phải treo chờ giá tôm tăng.


Bà Quách Thị Thanh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Sóc Trăng cho biết: Tính đến tháng 5/2024 toàn tỉnh đã thả nuôi gần 14.000 ha, giảm hơn 4,6% só với cùng kỳ, trong đó tôm thẻ là hơn 11.000 ha, còn lại là tôm sú. Sản lượng thu hoạch ước đạt khoảng 14.000 tấn, chủ yếu là tôm thẻ chân trắng. Theo thống kê tôm bị thiệt hại khoảng 400 ha, chiếm 2,5% so với diện tích thả nuôi và cao hơn 117 ha so với cùng kỳ.


nuoi-tom-can-bang-sinh-hoc-tai-tao-moi-truong

 

Mô hình nuôi tôm cân bằng sinh học, tái tạo môi trường sống tại ao nuôi của anh Thái Văn Hội. Ảnh: Trọng Linh.


Theo đánh giá nguyên nhân thiệt hại là do môi trường chiếm 152 ha, còn lại là bị bệnh hoại tử gan tụy cấp, đốm trắng, phân trắng và vi trùng bao tử…Kết quả gám dịch bệnh trên tôm cũng phát hiện có nhiều ao tôm chết nhanh, chết bất thường có các triệu trứng lâm sang giống bệnh mờ đục trắng gan trên tôm thẻ chân trắng (TPD) khi tôm mới thả nuôi từ 3 – 7 ngày.


Có thể thấy ngoài biến đổi khí hậu hay dịch bệnh thì người nuôi tôm còn phải đối mặt với với tình hình khó khăn cạnh tranh về giá với các nước Ecuador, Ấn Độ, Thái Lan…và ô nhiễm môi trường và nguồn nước…


Nuôi tôm cân bằng sinh học, tái tạo môi trường sống


Tuy nhiên, trước những khó khăn thách thức từ nhiều nguyên nhân khách quan hay chủ quan, thì người nuôi tôm cũng đã mạnh dạn tìm tòi, trao đổi học hỏi kỹ thuật, cải tiến quy trình cho phù hợp với tình hình mới với quyết tâm theo nghề nuôi tôm.


Qua tìm hiểu, PV Báo Nông nghiệp Việt Nam đã tham quan mô hình nuôi tôm cân bằng sinh học - tái tạo môi trường sống, không thay nước, không sử dụng hóa chất có hại cho môi trường như Clorin, BKC& kháng sinh của anh Thái Văn Hội, ngụ ấp Vĩnh Hà, xã Vĩnh Hải, TX Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.

 

Theo anh Hội, mô hình này đặc biệt chú trong đến quy trình chuẩn bị và khâu xử lý nước, cách ly dịch bệnh theo quy trình an toàn sinh học. Chủ động triệt tiêu nguyên nhân gây bệnh từ sớm - từ xa.


“Tôm nuôi 88 ngày đã đạt size 22con/kg mật độ 60 con/m2 và 33con/kg với mật độ 150 con/m2, quá bất ngờ, khi làm theo quy trình “Nuôi tôm cân bằng sinh học - tái tạo môi trường sống”, tôi rất chủ động trong việc quản lý môi trường, xử lý môi trường. Quy trình này giảm công lao động, chi phí điện do không phải thay nước, không có nhớt bạt hay nấm đồng tiền gây hại cho tôm nên tôi thấy khỏe và yên tâm”, anh Hội chia sẻ thêm.

 


Ngoài ra, các kỹ sư của CLB thường xuyên kiểm tra môi trường bằng các thiết bị đo hiện đại, chính xác giúp tôi chủ động phòng ngừa và triệt tiêu nguyên nhân gây bệnh từ sớm từ xa.


Theo ghi nhận của PV tại ao nuôi, tôm nuôi theo quy trình cân bằng sinh học tôm bóng vỏ chắc thịt và có bộ râu dài hơn bình thường. Chúng tôi tìm hiểu được anh Hội chia sẻ do quy trình nuôi ngoài bổ sung các khoáng chất, vitamin dưới dạng nano giúp tôm luôn hấp thu đầy đủ các khoáng chất cần thiết thì quy trình nuôi này đặc biệt quan tâm đến việc giữ môi trường ổn định tránh gây stress cho tôm - khi con tôm hạnh phúc khỏe mạnh bộ râu tôm sẽ phát triển rất tốt.


Anh Hội bật mí trước đây khi thời tiết cực đoan thay đổi thất thường làm môi trường thay đổi quá nhanh tóm bị stress, nổi đầu tấp mé giảm ăn…nay anh có giải pháp luôn luôn giữ ổn định môi trường pH khi trời mưa lớn anh chỉ cần tạt hạ Phèn giữ pH ổn định trong mưa và sau mưa.


Ngoài ra, trong suốt quá trình nuôi, tôm không bị hiện tượng thiếu khoáng, không bị tụt pH, không bị sụt tảo, không xuất hiện nhớt bạt, nấm đồng tiền.


Từ khi anh áp dụng mô hình này rất nhiều người đến tìm hiểu và theo dõi học tập, anh Hội rất vui vẻ chia sẻ với mọi người và hy vọng sẽ phát triển được cộng đồng nuôi tôm có trách nhiệm, gắn mục tiêu phát triển nghề nuôi tôm với mục tiêu bảo vệ môi trường và hệ sinh thái bền vững, giảm phí, gia tăng lợi nhuận, hướng tới mục tiêu nuôi tôm đạt chuẩn ASC.


Qua tìm hiểu, mô hình hoạt động tại “Hội quán sinh hoạt cộng đồng nuôi tôm có trách nhiệm khu vực Sóc Trăng – CLB Nuôi trồng thủy sản bền vững” được các anh chia sẻ mô hình này phục vụ tất cả bà con nuôi tôm trong khu vực với phương châm phục vụ “Tận tuỵ - kịp thời - chính xác” bà con đến test mẫu nước được phục vụ cafe miễn phí do các kỹ sư phục vụ và chia sẻ kinh nghiệm - kỹ thuật - phác đồ phòng ngừa chủ động nguyên nhân gây bệnh từ sớm- từ xa. Đặc biệt mọi người đều được chăm sóc hỗ trợ miễn phí công bằng mặc dù có thể mua giống vật tư đầu vào từ các đơn vị khác.


 
bình luận 0 Lượt xem 201

Bài liên quan

Tăng cường giám sát và quản lý tác nhân Enterocytozoon hepatopenaei trên tôm nuôi nước lợ

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:12:58 - 22/10/2024

EHP là bệnh vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm, còn được gọi là bệnh vi bào tử trùng.

 
 
Xem chi tiết

Thử thách lớn trên đường nuôi tôm về cỡ lớn

Theo: - Cập nhật lúc: 09:12:49 - 22/10/2024

Nuôi tôm đến cỡ lớn luôn đi kèm với nhiều thử thách lớn, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ và kỹ thuật cao. Một trong những thách thức phổ biến là kiểm soát môi trường ao nuôi, đặc biệt về chất lượng nước, độ pH và hàm lượng oxy hòa tan.

 
 
 
 
 
Xem chi tiết

Nhìn bọt có thể đoán được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:49:40 - 22/10/2024

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

 
 
Xem chi tiết

Mô hình nuôi ghép thuỷ sản đang sốt trở lại

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:27:17 - 21/10/2024

Mô hình nuôi ghép thủy sản đang trở lại mạnh mẽ nhờ khả năng tối ưu hoá diện tích canh tác và giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng thủy sản.

 
 
 
Xem chi tiết
Xem chi tiết
        

CÔNG TY TNHH NIKOLET

MST: 6300304627 Do Sở KH & ĐT tỉnh Hậu Giang cấp ngày 18/09/2019

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thêm - Chức vụ Giám đốc

Địa chỉ: Tỉnh lộ 925, Ấp Thạnh Thuận, Xã Đông Thạnh, Huyện Châu Thành, Hậu Giang

Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 8B, Đường số 9, KDC Hồng Phát, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 02936297986 - 0946666674

Website: www.nikolet.com.vn  - Email: mcthem@yahoo.com.vn

Tổng lượt truy cập: 230270
Đang truy cập: 1

Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com