Phòng trị vi bào tử trùng EHP

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:04:30 - 11/04/2025

Bệnh EHP (Enterocytozoon Hepatopenaei), hay còn gọi là bệnh vi bào tử trùng EHP, một trong những mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngành tôm.

 

phong-tri-vi-bao-tu-trung-ehp


Khi nhiễm bệnh, tôm không những còi cọc mà còn không đồng đều về kích thước


Khi tôm nuôi mắc bệnh sẽ chậm lớn, còi cọc và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn cao. Trường hợp nặng hơn, tôm có thể xuất hiện triệu chứng phân trắng kéo dài và chết hàng loạt, gây thiệt hại kinh tế nặng nề cho người nuôi.


Tổng quan về EHP


EHP là bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm, còn được gọi là bệnh vi bào tử trùng, sống trong tuyến gan tụy của tôm, gây ra các triệu chứng như tôm chậm lớn, vỏ mềm và màu sắc cơ thể biến đổi thành trắng sữa hoặc mờ đục. Tỷ lệ tử vong không cao tôm vẫn ăn bình thường nhưng không phát triển. Điều này làm giảm giá trị của tôm và tăng chi phí đầu tư.


Bệnh EHP bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2015. Theo Tổng cục Thủy sản, bệnh EHP đang là một trong những căn bệnh ngày càng gia tăng và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi tôm.


Các ao nuôi có tôm mắc bệnh EHP sẽ có mức độ tăng trưởng chỉ từ 10 – 40% so với các ao bình thường. Thông thường, các ao nuôi có tôm mắc bệnh phân trắng thường cũng có tôm nhiễm EHP (tỷ lệ nhiễm EHP trong các ao có bệnh phân trắng lên đến 96%).


Con đường lây nhiễm


Các con đường lây nhiễm bệnh EHP trong ao nuôi tôm bao gồm:


Chiều ngang:


- Từ nguồn thức ăn tươi sống như mảnh vỏ tôm và Artemia.


- Qua môi trường nước ao, bao gồm phân tôm và thức ăn dư thừa.


Chiều dọc:


- Từ nguồn bố mẹ sang tôm con giai đoạn ấu trùng


- Các tác nhân ký sinh ngoại như: trùng loa kèn, zoothamnium, khuẩn sợi và vỏ tôm cũng có thể góp phần vào việc lây nhiễm EHP cho tôm.

 

Triệu chứng


Biểu hiện rõ rệt nhất của EHP là sau 20 – 30 ngày tuổi, quan sát thấy tôm rất chậm lớn, kích cỡ tôm không đồng đều, có thể đạt trọng lượng từ 3 – 4 g thì ngừng lớn hẳn. Tôm có hiện tượng mềm vỏ, chết rải rác, giảm ăn, rỗng ruột, phân đứt khúc, đốt ruột cuối bị trống, đường ruột bị cong, bị đục cơ, có nhiều đốm trắng đục trên cơ thể tôm. Tôm có hiện tượng ruột xoắn như lò xo (một vài con), ruột tôm không chặt chẽ.

 

Chẩn đoán bệnh vi bào tử trùng EHP thông qua các dấu hiệu lâm sàng. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác, có thể sử dụng các phương pháp: Soi dưới kính hiển vi (nhuộm Hematoxylin và Eosin), kính hiển vi điện tử, lai tại chỗ, PCR, Realtime PCR, LAMP,… Trong đó, phương pháp sinh học phân tử Realtime PCR là phương pháp hiện đại, cho kết quả nhanh, chính xác.


Cách xử lý khi tôm bị nhiễm EHP


Khi tôm bị nhiễm EHP, khả năng lây lan rất nhhanh nên bà con phải phân lập đàn tôm bị nhiễm và chưa bị, giảm mật độ tôm tại ao nuôi bằng cách sang thưa.


Do bùn đáy ao thường là nơi lưu trú các mầm bệnh nguy hiểm, bà con cần tiến hành tăng cường xi phong đáy ao để loại bỏ bùn thải kèm với xác tôm chết, hạn chế sự lây lan trong ao.


phong-tri-vi-bao-tu-trung-ehp


Không cho tôm ăn quá nhiều vì việc tiêu hóa thức ăn tiêu tốn nhiều năng lượng chỉ làm tôm yếu đi cũng như làm tăng thức ăn dư thừa.


Những con tôm bơi lờ đờ cần loại bỏ khỏi ao, phòng ngừa các con tôm khỏe thiếu thức ăn sẽ chuyển sang ăn các con tôm bệnh làm tăng tỷ lệ lây nhiễm.


Phòng ngừa EHP trong ao nuôi


Hiện nay chưa có biện pháp trị bệnh EHP hiệu quả cho tôm nuôi. Do đó, để tránh những tổn thất về sau cho vụ nuôi thì việc phòng ngừa bệnh nên được ưu tiên ngay từ đầu. Để phòng ngừa EHP, người nuôi tôm cần chú ý đến các điều sau:


- Chỉ sử dụng giống tôm đã được kiểm tra PCR và xác nhận không nhiễm EHP.


- Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học thích hợp trước sau thả giống để ngăn ngừa sự xâm nhập của bệnh.


- Trước khi thả ao, nên xử lý ao bằng vôi (CaO) để tiêu diệt các bào tử EHP còn sót lại trong ao.


- Bổ sung định kỳ các khoáng, Vitamin C nhằm tăng sức đề kháng cho tôm và duy trì trao đổi nước, loại bỏ phân thải thường xuyên.


Nhất Linh

 
 
 
 
bình luận 0 Lượt xem 138

Bài liên quan

Nguyên nhân tôm bị teo gan, trống ruột

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:37:15 - 01/07/2025

Bệnh hoại tử gan tụy cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease – AHPND) hay còn gọi là hội chứng chết sớm (Early Mortality Syndrome – EMS) đã và đang được xem là thách thức mà người nuôi tôm luôn phải đối mặt. Hội chứng chết sớm - EMS tuy là một bệnh từng xuất hiện ở Việt Nam đến nay đã lâu, nhưng mức độ rủi ro của chúng mang lại là rất cao.

 
 
Xem chi tiết

Hiệu quả của các loại thuốc vi sinh trong phòng trị bệnh phân trắng ở tôm

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:53:21 - 30/06/2025

Bệnh phân trắng là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế do tỷ lệ chết cao và giảm năng suất.

 
 
Xem chi tiết

Cách tôm phản ứng với môi trường xấu

Theo: admin - Cập nhật lúc: 10:16:37 - 28/06/2025

Môi trường nuôi là yếu tố quyết định đến sức khỏe và sự phát triển của tôm. Khi điều kiện ao nuôi không thuận lợi, tôm sẽ có những phản ứng nhất định để thích nghi hoặc cảnh báo người nuôi về sự bất thường. Hiểu rõ các dấu hiệu này giúp người nuôi can thiệp kịp thời, giảm thiểu thiệt hại và duy trì hiệu quả sản xuất.

 
 
Xem chi tiết

Kiểm soát bệnh vàng mang trên tôm

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:13:09 - 27/06/2025

Bệnh vàng mang hay còn gọi là bệnh đầu vàng (YHD - Yellow Head Virus), bệnh nhiễm giới hạn trên các loài tôm he, trong đó có tôm sú và tôm chân trắng. Bệnh thường bộc phát trên tôm nuôi từ 30 ngày tuổi trở lên, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi thất thường. Hiện bệnh chưa có thuốc điều trị cũng như phương pháp tiêm chủng hữu hiệu, gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

 
 
Xem chi tiết
Xem chi tiết
        

CÔNG TY TNHH NIKOLET

MST: 6300304627 Do Sở KH & ĐT tỉnh Hậu Giang cấp ngày 18/09/2019

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thêm - Chức vụ Giám đốc

Địa chỉ: Tỉnh lộ 925, Ấp Thạnh Thuận, Xã Đông Thạnh, Huyện Châu Thành, Hậu Giang

Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 8B, Đường số 9, KDC Hồng Phát, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 02936297986 - 0946666674

Website: www.nikolet.com.vn  - Email: mcthem@yahoo.com.vn

Tổng lượt truy cập: 283334
Đang truy cập: 8

Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com