Mối quan hệ thời gian đông máu và sức khỏe tôm nuôi

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:07:05 - 24/04/2025

Sức khoẻ tôm nuôi trong ao ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động như thời tiết khí hậu, mùa vụ, chất lượng nguồn nước với các thông số môi trường liên quan, dịch bệnh, chất lượng giống, thức ăn, mật độ nuôi, kỹ thuật chăm sóc quản lý... Đánh giá tôm khoẻ, tôm yếu, thông qua hoạt động bơi lội, tiêu thụ mồi, tăng trưởng, tỷ lệ sống, độ đồng đều size cỡ, cơ thịt, màu sắc vỏ, những vấn đề liên quan đến gan, ruột tôm… Một phương pháp đánh giá nhanh, thông qua thời gian đông máu tôm.

 

moi-quan-he-thoi-gian-dong-mau-va-suc-khoe-tom-nuoi


Nhiều nguyên nhân tác động, ảnh hưởng đến thời gian đông máu tôm


Trong máu tôm có một loại tế bào tên là “coagulogen” sẽ hỗ trợ con tôm đề kháng các loại vibirio, vi khuẩn hoặc dị vật xâm lược vào cơ thể. Cơ chế của “coagulogen: bao quanh và đông thạch các tác nhân gây bệnh xâm nhập, sau do tiết ra men tiêu hóa để phân huỷ các tác nhân gây bệnh. Cơ chế miễn dịch của tôm rất đơn giản, số lượng tế bào miễn dịch có hạn. Vì vậy, khi khả năng miễn dịch suy giảm, thời gian đông máu của tôm sẽ kéo dài hơn, do số lượng tế bào “coagulogen” không đủ. Nói cách khác, khi thời gian đông máu kéo dài ≥ 30 giây, cho thấy tôm yếu, miễn dịch kém, dễ nhiễm bệnh.


Thông qua thời gian đông máu, ngoài đánh giá khả năng miễn dịch tôm, đồng thời đánh giá chất lượng thức ăn tôm đang sử dụng. Nhiều nguyên nhân tác động, ảnh hưởng đến thời gian đông máu tôm. Gan tuỵ tôm là cơ quan tiêu hoá quan trọng nhất, gan tuỵ tôm yếu thường teo nhỏ, nhạt màu, gan bở, chai cứng, hoặc gan tuỵ chuyển sang các màu vàng, trắng, đỏ, đôi khi gan tuỵ tôm chuyển màu nâu nhạt. Dịch tiêu hoá từ gan tuỵ, túi mật tiết ra ít, thiếu hụt, do tế bào tiết dịch tiêu hoá của gan tuỵ và tế bào biểu mô tiết dịch ruột suy giảm chức năng hoặc bị hư hại. Khi gan tôm yếu, ảnh hưởng đến thời gian đông máu tôm, thường tôm có gan yếu, thời gian đông máu tôm kéo dài ≥ 30 giây.


Ruột tôm trống thức ăn, ruột đứt khúc, thức ăn không đầy ruột. Ruột tôm chứa dịch lỏng hoặc phân lỏng, dịch hoặc phân lỏng di chuyển qua lại khi bóp nhẹ vào thân tôm. Ruột tôm có màu đỏ (xuất huyết), hình thành buối trắng đục. Ruột tôm bị soắn lò so, ruột tôm hẹp, nhỏ. Ruột tôm chứa đầy vi khuẩn, ký sinh trùng, ruột tôm bị viêm nhiễm, tổn thương nhiều vị trí. Cùng với các biểu hiện bất thường trên gan, ruột tôm, như chúng tôi đã mô tả, tôm thường ăn yếu hoặc bỏ ăn, còi cọc, chậm lớn. Khi ruột tôm yếu, thời gian đông máu tôm kéo dài ≥ 30 giây. Khi ao thiếu oxy ≤ 4 mg/lít, tôm yếu, các tế bào máu tôm sản sinh ít, tôm thiếu máu, giảm hệ miễn dịch, giảm khả năng kháng bệnh. Khi pH ≤ 8 và ≥ 8,5, tôm yếu, thời gian đông máu tôm kéo dài ≥ 30 giây.


Việc chăm sóc, quản lý, chủ động điều tiết các thông số môi trường thông qua thay nước, sử dụng vi sinh, zeolite, yucca…tạo môi trường tốt cho tôm hoạt động, phát triển. Lựa chọn thức ăn chất lượng, sử dụng hàm lượng đạm trong thức ăn phù hợp thời gian nuôi, trọng lượng tôm. Định lượng hợp lý lượng thức ăn hàng ngày, chủ động điều tiết theo sức khoẻ tôm, theo diễn biến thời tiết, tránh dư thừa. Thực hiện tốt những vấn đề trên, góp phần tăng sức khoẻ tôm nuôi, tăng đề kháng, rút ngắn thời gian đông máu tôm xuống ≤ 20 giây. Trên thị trường thức ăn tôm, qua phương pháp lấy máu tôm với nhiều loại thức ăn cho thấy, thức ăn các công ty ANT, Tongwei, tôm có thời gian đông máu ≤ 20 giây.


Lý Vĩnh Phước

 
 
 
bình luận 0 Lượt xem 5

Bài liên quan

Nhu cầu oxy cho tôm thẻ chân trắng và các vấn đề liên quan

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:11:40 - 23/04/2025

Nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình thâm canh, thâm canh công nghệ cao, siêu thâm canh, do bà con thả nuôi mật độ cao, nên hàm lượng oxy hoà tan trong ao nuôi rất cần cho hoạt động sống, trao đổi chất, bắt mồi, tăng trưởng, khả năng đối phó dịch bệnh, thay đổi thời tiết, biến động thông số môi trường. Nhu cầu oxy của tôm thẻ chân trắng trong ao nuôi từ ≥ 6 mg/lít trở lên, trong quá trình nuôi, bà con đáp ứng đủ nhu cầu trên tôm phát triển tốt, tăng trưởng nhanh, ít bệnh, tỷ lệ sống cao. Ngược lại, oxy không đủ cung cấp theo nhu cầu, tôm còi cọc, chậm lớn, dễ nhiễm bệnh, tỷ lệ sống thấp.

 
Xem chi tiết

Phát hiện bệnh trên tôm nhờ AI

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:52:46 - 22/04/2025

Phát hiện bệnh sớm và chính xác là rất quan trọng để quản lý sức khỏe tôm và đảm bảo tính bền vững của nghề nuôi. Trong khi xử lý hình ảnh đã được khám phá, các mô hình hiện tại thường gặp khó khăn về độ chính xác, đặc biệt là khi phát hiện nhiều bệnh hoặc xác định các triệu chứng khó phát hiện.

 
Xem chi tiết

Phòng chống dịch bệnh thủy sản trong mùa nắng nóng

Theo: admin - Cập nhật lúc: 10:04:07 - 21/04/2025

Mùa nắng nóng đang đến gần, kéo theo nguy cơ bùng phát nhiều loại dịch bệnh trên thủy sản, đặc biệt là tôm, cá nuôi nước ngọt và nước lợ. Để đảm bảo năng suất và chất lượng, người nuôi cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh kịp thời và hiệu quả.

 
Xem chi tiết

Một số loài nấm dễ xuất hiện trong ao nuôi

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:03:49 - 19/04/2025

Trong hành trình nuôi tôm, ai cũng quen với những “hung thần” như vi khuẩn Vibrio, khí độc NH₃, NO₂ hay tảo độc bùng phát. Nhưng ít ai chú ý đến một nhóm “sát thủ thầm lặng” khác – nấm thủy sinh.

 
Xem chi tiết
Xem chi tiết
        

CÔNG TY TNHH NIKOLET

MST: 6300304627 Do Sở KH & ĐT tỉnh Hậu Giang cấp ngày 18/09/2019

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thêm - Chức vụ Giám đốc

Địa chỉ: Tỉnh lộ 925, Ấp Thạnh Thuận, Xã Đông Thạnh, Huyện Châu Thành, Hậu Giang

Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 8B, Đường số 9, KDC Hồng Phát, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 02936297986 - 0946666674

Website: www.nikolet.com.vn  - Email: mcthem@yahoo.com.vn

Tổng lượt truy cập: 248821
Đang truy cập: 2

Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com