10 ao nuôi, mỗi năm thu 100 tấn tôm sú, cá chẽm

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:26:28 - 30/03/2020

Anh Lê Trọng Nghĩa ở ấp An Hải, xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thành công trong việc làm kinh tế từ nuôi trồng thủy sản.

 

Anh Lê Trọng Nghĩa sở hữu 4 ha đất nhiễm mặn, hoang hóa chủ yếu là cây đước, trên địa bàn ấp An Hải, xã Lộc An, huyện Đất Đỏ. Năm 2003, được Trung tâm Khuyến nông tỉnh tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp và thông qua các lớp tập huấn ngắn ngày, anh quyết định đào ao đắp bờ trên diện tích khoảng 1ha, tìm mua con giống thả nuôi quảng canh như cua lột, cua vỗ béo, cua gạch, cá kèo.


Tuy bước đầu hiệu quả chưa cao nhưng cũng đem đến cho anh những tin tưởng với công việc nuôi trồng thủy sản trên vùng đất này.


Anh Nghĩa kiểm tra ao nuôi.


Anh Nghĩa kiểm tra ao nuôi.


Tiếp tục những năm sau đó, phong trào nuôi tôm phát triển mạnh, anh Nghĩa dành thời gian đi tham quan các vùng nuôi tôm công nghiệp ở các tỉnh miền Tây, miền Trung rồi quyết định mở rộng diện tích nuôi.


Khi có được diện tích như ao lắng, ao xử lý, ao nuôi nuôi phù hợp với quy trình nuôi tôm công nghiệp, cơ sở của anh được Trung tâm Khuyến nông tỉnh khảo sát và chọn làm mô hình trình diễn nuôi tôm sú mật độ 15 con/m2.


Thực hiện mô hình này theo Nghị định 02 về khuyến nông anh được hỗ trợ 100% con giống và 30% về vật tư thiết yếu, 70% còn lại là phần đối ứng của gia đình. Sau 6 tháng triển khai, hiệu quả mô hình mang lại cho anh không những về kinh tế mà còn bổ sung thêm cho anh nhiều kiến thức, kỹ thuật về quy trình nuôi tôm công nghiệp.


Nói về những thành công của anh Nghĩa, ông Phạm Duy Ân, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc An cho biết, ngoài việc là người nông dân sản xuất giỏi, anh còn ủng hộ các nông dân có hoàn cảnh khó khăn, nhiệt tình tham gia đóng góp các hoạt động, phong trào của xã. Với nghị lực làm kinh tế và có nhiều đóng góp cho xã hội, anh Nghĩa trở thành 1 trong 63 nông dân Việt Nam xuất sắc được vinh danh trong năm 2019.


Qua nhiều vụ nuôi, đáy ao nuôi bị lão hóa dần, trở nên trơ, thiếu khoáng chất và cấp độ lão hóa cũng tăng mạnh qua các năm kế tiếp. Nhận thấy việc độc canh con tôm không được thuận lợi như trước, anh Nghĩa lại tiếp tục tìm hiểu kỹ thuật qua thông tin đại chúng.


Trong thời gian này Trung tâm Khuyến nông tỉnh khảo sát tìm điểm làm mô hình trình diễn về nuôi cá chẽm trong ao đất, cơ sở anh Nghĩa một lần nữa đủ điều kiện chọn triển khai xây dựng mô hình trong 8 tháng, với kinh phí thực hiện theo nghị định 02 về khuyến nông.


Mô hình kết thúc được cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh đánh giá cao sự thành công về hiệu quả kinh tế lẫn kỹ thuật cải tạo môi trường ao nuôi.


Thấy rõ hiệu quả việc nuôi cá chẽm trong ao nuôi tôm không những cho năng suất cao mà còn giúp cải tạo, xử lý ao sau mỗi vụ nuôi tôm. Anh Nghĩa nhân rộng mô hình bằng việc nuôi luân canh một hoặc hai vụ tôm một vụ cá. Với tôm sú mật độ nuôi 15 - 20 con/m2, tôm thẻ mật độ nuôi 100 con/m2, cá chẽm anh thả nuôi mật độ 4 - 5 con/m2. Cứ sau một hoặc hai vụ nuôi tôm anh lại cải tạo ao chuyển sang nuôi cá.


Nhờ sự hỗ trợ kỹ thuật từ Trung tâm Khuyến nông tỉnh, cùng với sự học hỏi qua những chuyến tham quan thực tế, anh Nghĩa đã rút ra nhiều kinh nghiệm quý giá để áp dụng vào việc nuôi trồng thủy sản trên 10 ao nuôi có diện tích mặt nước khoảng 4 ha. Mỗi năm gia đình xuất bán 70 tấn tôm sú, thẻ và 25 tấn cá chẽm, tạo công ăn việc làm cho 5 lao động địa phương.

 

Trọng Hoàng/nongnghiep

 
bình luận 0 Lượt xem 194

Bài liên quan

Biện pháp phòng và trị bệnh phân trắng trên tôm thẻ chân trắng

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:34:15 - 29/04/2024

Bệnh phân trắng trên tôm thẻ và tôm sú diễn ra rất phức tạp. Bệnh xảy ra nhanh, cấp tính, gây chết tôm hàng loạt, hoặc làm tôm chậm lớn, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tôm thương phẩm nếu không phòng trị hiệu quả.

Xem chi tiết

Phương pháp quản lý ao nuôi ghép tôm sú với cá dìa?

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:49:22 - 27/04/2024

Nuôi ghép tôm sú với cá dìa, để hạn chế ô nhiễm nên sử dụng thức ăn công nghiệp dạng hạt, viên, lượng thức ăn hàng ngày đối với tôm từ 2 – 10% tổng trọng lượng đàn tôm nuôi.

Xem chi tiết

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:55:49 - 26/04/2024

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Xem chi tiết

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Theo: Nikolet - Cập nhật lúc: 10:41:34 - 25/04/2024

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Xem chi tiết
Xem chi tiết
        

CÔNG TY TNHH NIKOLET

MST: 6300304627 Do Sở KH & ĐT tỉnh Hậu Giang cấp ngày 18/09/2019

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thêm - Chức vụ Giám đốc

Địa chỉ: Tỉnh lộ 925, Ấp Thạnh Thuận, Xã Đông Thạnh, Huyện Châu Thành, Hậu Giang

Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 8B, Đường số 9, KDC Hồng Phát, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 02936297986 - 0946666674

Website: www.nikolet.com.vn  - Email: mcthem@yahoo.com.vn

Tổng lượt truy cập: 98796
Đang truy cập: 1

Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com