Yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm?

Theo: Admin - Cập nhật lúc: 17:17:00 - 11/01/2024

Trong sinh học giáp xác, quá trình lột xác của tôm là một cuộc khủng hoảng sinh lý mà tôm phải chịu đựng trong một khoảng thời gian. Sự hiện diện của một màng bọc vững chắc tạo một lớp vỏ bọc bảo vệ cho cơ thể và bộ xương ngoài của tôm. Vậy quá trình lột xác có ý nghĩa như thế nào đối với sự sinh trưởng và phát triển của tôm?


 

Quá trình lột xác của tôm diễn ra như thế nào?


Quá trình lột xác của tôm có ý nghĩa rất quan trọng đối với tôm nuôi


Đối với các loài giáp xác như tôm, cua thì sự lột xác của tôm được lặp đi lặp lại trong suốt quá trình sống của chúng. Sự lột xác có ý nghĩa rất quan trọng, giúp tôm sinh trưởng tăng trọng lượng và kích thước cơ thể. Đối với tôm sự lột xác ở giai đoạn tôm nhỏ diễn ra nhiều lần mỗi lần cách nhau một thời gian ngắn, khi tôm lớn dần thời gian lột xác giữa các lần sẽ lâu hơn.


+ Quá trình lột xác của tôm xảy ra khi tôm lột xác lớp vỏ cũ giữa khớp đầu ngực và phần bụng nứt ra, các phần phụ của đầu ngực tôm rút ra trước, sau đó là phần bụng và các phần phụ phía sau. Tôm tút ra khỏi lớp vỏ cũ bằng cách uốn cong mình toàn cơ thể, đối với những con tôm khỏe thì sự lột xác rất nhanh chỉ cần 5-7 phút. Lớp vỏ mới sẽ cứng lại sau 1-2 ngày đối với tôm lớn và từ 1-2 giờ đối với tôm nhỏ.


Chu kỳ lột xác của của loài tôm sẽ khác nhau


+ Tôm thẻ chân trắng khi nhiệt độ nước khoảng 28 độ C, khoảng 30 đến 40 giờ tôm nhỏ sẽ lột xác một lần. Khi tôm phát triển lớn thì khoảng 15 ngày mới lột vỏ một lần.


+ Tôm càng xanh: Từ ấu trùng đến khi thành tôm bột sẽ có 11 lần lột xác, từ tôm bột đến 2g thì 2-8 ngày lột vỏ một lần, sau đó chu kỳ lột vỏ sẽ lâu hơn.


Vậy yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm?


Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm


Hình ảnh khi tôm lột xác


1. Yếu tố dinh dưỡng


Dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm tôm khó lột xác. Khi tôm bị thiếu chất dinh dưỡng sẽ không đủ chất làm đầy vỏ nên vỏ tôm sẽ không bị đứt ra để lột xác. Để tôm lột xác thành công, lượng thức ăn phải cung cấp đủ hàm lượng đạm từ 32-45%.


Cho ăn đủ lượng thức ăn tùy vào từng giai đoạn cũng làm cho tôm phát triển nhanh, nên quá trình lột xác của tôm cũng sẽ diễn ra theo đúng quy trình. Trong những ngày đầu mới nuôi nên cho lượng thức ăn từ 8-10 % tổng trọng lượng đàn tôm nuôi và những tháng tiếp theo cho ăn với lượng 5-7%. Bà con phải thường xuyên theo dõi lượng thức ăn thừa trên sàng để có biện pháp điều chỉnh thức ăn cho phù hợp.


Ngoài ra, bà con nên cung cấp thêm các khoáng chất cần thiết giúp tôm lột xác tốt hơn, đặc biệt là đối với tôm thẻ chân trắng. Bà con nên cho tôm ăn thêm một số loại như Canxi, Vitamin, men tiêu hóa,… để tôm tái tạo lớp vỏ mới nhanh hơn.


2. Môi trường nuôi của tôm giúp kiểm soát quá trình lột xác của tôm


Môi trường nuôi không tốt làm chậm quá trình lột xác của tôm. Vì vậy người nuôi cần chủ động điều tiết các thông số môi trường nước như độ pH, độ kiềm, oxy hòa tan, nhiệt độ nước,….Ngoài ra trước khi tôm được thả nuôi bà con cần chú ý đến việc cải tạo ao, xử lý môi trường nước, gây màu nước cho tốt, nuôi đúng thời vụ.


3. Do ảnh hưởng của một số bệnh lý


Trong quá trình nuôi tôm bị mắc một số bệnh như nấm, đóng rong,…. sẽ làm cho quá trình lột xác của tôm bị chậm hoặc không thể lột vỏ. Cách phòng bệnh tốt nhất là bà con nên quản lý chất lượng nước ao tốt, ổn định tảo trong ao và luôn cung cấp đủ oxy cho tôm cũng như là chất lượng thức ăn đảm bảo cho quá trình phát triển của tôm.


Internet

 
bình luận 0 Lượt xem 403

Bài liên quan

Biện pháp phòng và trị bệnh phân trắng trên tôm thẻ chân trắng

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:34:15 - 29/04/2024

Bệnh phân trắng trên tôm thẻ và tôm sú diễn ra rất phức tạp. Bệnh xảy ra nhanh, cấp tính, gây chết tôm hàng loạt, hoặc làm tôm chậm lớn, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tôm thương phẩm nếu không phòng trị hiệu quả.

Xem chi tiết

Phương pháp quản lý ao nuôi ghép tôm sú với cá dìa?

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:49:22 - 27/04/2024

Nuôi ghép tôm sú với cá dìa, để hạn chế ô nhiễm nên sử dụng thức ăn công nghiệp dạng hạt, viên, lượng thức ăn hàng ngày đối với tôm từ 2 – 10% tổng trọng lượng đàn tôm nuôi.

Xem chi tiết

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:55:49 - 26/04/2024

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Xem chi tiết

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Theo: Nikolet - Cập nhật lúc: 10:41:34 - 25/04/2024

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Xem chi tiết
Xem chi tiết
        

CÔNG TY TNHH NIKOLET

MST: 6300304627 Do Sở KH & ĐT tỉnh Hậu Giang cấp ngày 18/09/2019

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thêm - Chức vụ Giám đốc

Địa chỉ: Tỉnh lộ 925, Ấp Thạnh Thuận, Xã Đông Thạnh, Huyện Châu Thành, Hậu Giang

Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 8B, Đường số 9, KDC Hồng Phát, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 02936297986 - 0946666674

Website: www.nikolet.com.vn  - Email: mcthem@yahoo.com.vn

Tổng lượt truy cập: 99063
Đang truy cập: 1

Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com