5 Bệnh Nguy Hiểm Trên Tôm Gây Mất Mùa Cao

Theo: Admin - Cập nhật lúc: 09:29:18 - 29/05/2023

Nghề nuôi tôm đã phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm qua và đem về giá trị lợi nhuận to lớn của nghề nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, khi nuôi tôm càng phát triển, trình độ thâm canh càng cao hơn thì tình hình dịch bệnh cũng càng trở nên khó lường và nghiêm trọng,gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi, nếu như không có biện pháp phòng trị đúng cách.

 

Các bệnh nguy hiểm trên tôm như: bệnh chết sớm, đầu vàng, đốm trắng, taura,…gây nhiều thiệt hại cho người nuôi tôm, các bệnh này có khả năng gây thiệt hại, mất mùa cao và có thể ảnh hưởng đến các vụ nuôi tiếp theo. Chính vì thế người nuôi cần trang bị những kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng các loại bệnh thường xảy ra trên đối tượng tôm thẻ chân trắng để có biện pháp phòng ngừa và điều trị hợp lý hạn chế thiệt hại nặng nề cho bà con.

 


1.Bệnh chết sớm (EMS)

Bệnh tôm chết sớm (Early Mortality Syndrome – EMS) hay còn gọi là hội chứng hoại tử gan tụy cấp (Acute hepatopancreatic necrosis syndrome – AHPNS) đã và đang là bệnh gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho bà con nuôi tôm (tôm thẻ và tôm sú), cho dù là bà con nuôi thâm canh hoặc bán thâm canh.

 


Bệnh do vi khuẩn “Vibrio parahaemolyticus” tạo ra một độc tố mạnh làm phá hủy nhanh mô và làm rối loạn chức năng gan tụy trong hệ thống tiêu hóa của tôm. Đây là nguyên nhân làm tôm chết sớm trong vòng 30 ngày đầu tiên sau khi thả, tỷ lệ tôm chết có thể lên tới trên 70% mức độ thiệt hại rất cao.


Triệu chứng của bệnh không rõ ràng, tôm chậm lớn, lờ đờ, bỏ ăn, tấp mé và rớt đáy. Sau đó, tôm bệnh bị mềm vỏ, màu sắc tôm thay đổi, gan tụy mềm nhũn, teo lại hoặc sưng to.

 


2. Bệnh đốm trắng

 


Bệnh đốm trắng (White spot disease) do 1 loại virus có tên là “Baculovirus”. Đây là loại virus có acid nucleic là DNA, kí sinh trong nhân. Loại virus này có động lực cực mạnh, tấn công vào nhiều mô bào khác nhau: trên tế bào biểu mô da gây chết trên tất các các giai đoạn phát triển từ ấu trùng đến tôm giống và cho đến khi tôm trưởng thành.


Bệnh đốm trắng là một mầm bệnh vô cùng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành nuôi tôm, bệnh xuất hiện trên cả tôm thẻ và tôm sú. Bệnh có khả năng làm cho tỷ lên tôm chết lên đến 100% chỉ sau 3 – 10 ngày kể từ lúc nhiễm bệnh.

 

Triệu chứng của bệnh

Tôm có hoạt động kém, ăn nhiều đột ngột sau đó lại giảm ăn dần, bơi lờ đờ ở mặt nước hay dạt vào bờ


Đốm trắng xuất hiện nhiều ở giáp đầu ngực, đốt bụng cuối trước và lan khắp cơ thể. Đốm trắng nằm trong vỏ kitin.


Bệnh xuất hiện chủ yếu những lúc trời lạnh.

 


3. Bệnh đầu vàng

Bệnh đầu vàng trên tôm là một loại bệnh nguy hiểm do virus hình que có kích thước nhỏ gây ra, nhân của virus có đường kính gần bằng 15mm, chiều dài có thể tới 800mm.

 


Bệnh đầu vàng thường xuất hiện trong giai đoạn từ 30 ngày tuổi trở lên với các dấu hiệu:


Tôm ăn nhiều bất thường trong vài ngày sau đó bỏ ăn, 1-2 ngày thì tôm dạt vào bờ và chết, quan sát mang và gan tụy của tôm có màu vàng nhạt, toàn thân nhợt nhạt.


Bệnh có thể gây ra tỷ lệ chết tăng dần có thể đến 100% trong vòng 7-10 ngày.


Khi tôm bị nhiễm bệnh đầu vàng, toàn cơ thể nhợt nhạt, phần giáp đầu ngực phồng lên. Mang và gan tôm chuyển sang màu vàng nhạt.


Tôm sẽ bị nặng thêm và gây chết nhanh khi vừa có dấu hiệu nhiễm bệnh đầu vàng vừa có bệnh đốm trắng.


4. Bệnh Taura

Bệnh Taura trên tôm thẻ chân trắng là một trong những căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vụ nuôi.


Bệnh do giống Picornavirus gây nên, đây là loại virus có hình cầu 20 mặt, kích thước khoảng 30 – 32 mm với cấu trúc nhân ssRNA. Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn nuôi từ 14 – 40 ngày tuổi, cỡ 0,05 – 7,0 g. Dịch bệnh Taura rất nguy hiểm, có khả năng lây lan cao và gây chết lên đến 95%.

 


Khi bị bệnh tôm yếu, èo ruột, vỏ mềm, bơi lờ đờ trên mặt nước, gan tụy có màu vàng hơn bình thường, mang và đuôi có thể bị sưng. Thông thường, bệnh thường chia làm 3 giai đoạn: cảm nhiễm, chuyển tiếp và mãn tính được phân biệt một cách rõ rệt.


Giai đoạn cấp tính:đuôi tôm sẽ chuyển sang màu đỏ và các chân bơi, mép chân bơi, chân bò và đuôi tôm dày lên, giai đoạn bệnh cấp tính có tỷ lệ chết cao 40 – 90%


Giai đoạn chuyển tiếp:chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng cũng thể hiện một số dấu hiệu là có nhiều điểm bị thương tổn màu nâu, đen trên lớp vỏ kitin, màu đen là của sắc tố melanin. Ở thời kỳ này tôm bệnh có hiện tượng mềm vỏ và đổi màu đỏ tại các phần phụ, tôm bệnh ở thời kỳ này vẫn có thể bắt mồi bình thường.


Giai đoạn mãn tính:với tôm bị bệnh nhưng sống sót qua thời kỳ cấp tính và thời kỳ chuyển tiếp thì sẽ bước sang thời kỳ mãn tính. Sau vài lần lột xác, tôm có thể trở lại bình thường, các dấu hiệu bệnh lý ở các thời kỳ trước biến mất nhưng tôm vẫn mang virus gây bệnh, tuy nhiên không có các dấu hiệu đặc trưng để có thể nhận biết.


5. Bệnh hoại tử cơ do virus trên tôm thẻ

 


Bệnh hoại tử cơ là một bệnh truyền nhiễm do tác nhân vi rút gây ra (infectious myonecrosis virus – IMNV)


Tôm thẻ chân trắng được ghi nhận là vật chủ chính của IMNV do khả năng gây tỉ lệ chết cao ở loài tôm này. IMNV thường gây tỉ lệ chết cho tôm thẻ chân trắng trong khoảng từ 40 cho đến 70% quần đàn. Tuy nhiên, trong các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng có xảy ra dịch bệnh thì tỉ lệ chết do IMNV có thể lên đến 100%.


Ở giai đoạn cấp tính: Tôm bị bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng có dấu hiệu bệnh lý như phần cơ bụng và đuôi cơ trắng đục, do vậy có thể dẫn đến hiện tượng hoại tử và đỏ ở các vùng cơ này.


Ao nuôi bị nhiễm bệnh nặng có thể gây chết đột ngột và kéo dài trong nhiều ngày tỷ lệ chết cao.


Biện pháp phòng các bệnh nguy hiểm trên tôm

Các bệnh trên tôm do virus gây ra nên hiện nay vẫn chưa có phương pháp chữa trị triệt để. Khi xảy ra bệnh nếu tôm đạt kích cỡ thương phẩm bà con cần thu hoạch ngay để tránh thiệt hại nặng nề. Bà con có thể phòng ngừa bệnh ngay từ đầu bằng các phương pháp sau đây:


Chọn con giống chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, sạch bệnh tại cơ sở uy tín.


Chuẩn bị và sát trùng ao cẩn thận trước khi thả nuôi: sên vét đáy ao, phơi nắng đáy ao, sát trùng đáy ao. Xử lý diệt khuẩn nước thật cẩn thận, dụng cụ, thiết bị trong trại giống phải sạch khuẩn.


Hạn chế cấp nước trực tiếp vào ao nuôi, nên có ao lắng để xử lý, diệt khuẩn nguồn nước


Sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng, thức ăn không nhiễm nấm, cho ăn bổ sung vitamin C, A, E,…


Bổ sung vitamin C, khoáng chất thiết yếu và chế phẩm vi sinh vào ao hoặc thức ăn cho tôm


Thường xuyên quan sát, kiểm tra màu sắc, khả năng bắt mồi, tình trạng sức khỏe của tôm để kịp thời phát hiện và xử lý.


Thường xuyên cung cấp đủ oxy cho ao nuôi (hàm lượng oxy luôn lớn hơn 4mg/L).


Quản lý môi trường ao nuôi tốt và ổn định bằng sản phẩm men vi sinh.


Khi xảy ra bệnh, đối với tôm nhỏ, trước khi xả bỏ, phải dùng thuốc diệt khuẩn (chlorine, formol) để khử trùng, hạn chế lây nhiễm.

 

 


Hy vọng những chia sẻ về 5 bệnh nguy hiểm trên tôm như trên sẽ giúp ích cho bà con, giúp bà con có thể ứng dụng hiệu quả vào mô hình nuôi, thành công trong quá trình nuôi.


Nguồn Internet

 
bình luận 0 Lượt xem 309

Bài liên quan

Ứng dụng công nghệ cao để phát triển thương hiệu tôm Bạc Liêu

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:46:55 - 24/04/2024

Để Bạc Liêu sớm trở thành “Trung tâm công nghiệp tôm của cả nước”, tạo thương hiệu “tôm sạch Bạc Liêu", địa phương đã xác định các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao là hướng phát triển chính.

Xem chi tiết

Nhiệt độ và các yếu tố khác ảnh hưởng đến màu sắc tôm như thế nào?

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:16:30 - 23/04/2024

Có thể bà con đã từng tự hỏi vì sao tôm lại có nhiều màu sắc khác nhau như vậy? Liệu màu sắc có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng của chúng không? Điều gì tác động từ môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến chất lượng, màu sắc của tôm và làm thế nào chúng ta có thể nhận biết được?

Xem chi tiết

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:42:29 - 22/04/2024

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Xem chi tiết

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:44:39 - 20/04/2024

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Xem chi tiết
Xem chi tiết
        

CÔNG TY TNHH NIKOLET

MST: 6300304627 Do Sở KH & ĐT tỉnh Hậu Giang cấp ngày 18/09/2019

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thêm - Chức vụ Giám đốc

Địa chỉ: Tỉnh lộ 925, Ấp Thạnh Thuận, Xã Đông Thạnh, Huyện Châu Thành, Hậu Giang

Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 8B, Đường số 9, KDC Hồng Phát, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 02936297986 - 0946666674

Website: www.nikolet.com.vn  - Email: mcthem@yahoo.com.vn

Tổng lượt truy cập: 98057
Đang truy cập: 1

Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com