Cách xử lý ao nuôi tôm bị bệnh đốm trắng hiệu quả nhất

Theo: Admin - Cập nhật lúc: 09:31:17 - 30/05/2023

Bệnh đốm trắng do virus gây ra trên tôm nên rất khó để có phương pháp chữa trị tối ưu. Do đó, người nuôi cần có các biện pháp phòng ngừa, xử lý và cách ly kịp thời để ngăn chặn sự lây lan và giảm thiệt hại.

 

Bệnh đốm trắng trên tôm là gì ?

Là bệnh do virus (White Spot Syndrome Virus – WSSV) gây ra
Bệnh đốm trắng trên tôm gây tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu vào mùa lạnh khi mà nhiệt độ xuống thấp dưới 32oC.

 

 


Bệnh đốm trắng chủ yếu lây truyền theo chiều ngang. Virus này lây từ giáp xác (cua, còng…) nhiễm bệnh đốm trắng từ môi trường bên ngoài ao hoặc ngay trong ao nuôi tôm.


Biện pháp phòng bệnh đốm trắng trên tôm

– Khi chuẩn bị ao cần tiêu diệt hết các vật trung gian truyền bệnh bằng vôi hoặc hóa chất. Vét sạch bùn đáy, rải vôi, phơi khô đáy ao 5 – 7 ngày. Lấp các lỗ ở bờ ao để làm cho cua, còng hết nơi trú ẩn.


– Khi cấp nước vào ao nuôi cần lọc qua túi lọc nhiều lớp, để ngăn trứng và ấu trùng của các loài cá, giáp xác vào ao nuôi trở thành vật truyền bệnh. Sau đó, cần phải tiến hành diệt tạp trong nước trước khi thả nuôi để diệt một số loài cá dữ và cá mang bệnh.


– Lựa chọn giống đảm bảo sạch bệnh


Quản lý tốt các yếu tố môi trường ao nuôi, hàm lượng khí độc… đồng thời tăng cường dinh dưỡng cho tôm, nhất là vào những thời điểm giao mùa hoặc có mưa nắng, thất thường kéo dài.

 

Cách xử lý ao nuôi tôm bị bệnh đốm trắng

1. Đối với ao tôm đang bị bệnh

– Cách ly ao bệnh.


– Thu tôm trong vòng 1 – 2 ngày nếu tôm đạt kích cỡ thu hoạch.


– Sau khi thu tôm, khử trùng nước và dụng cụ nhiễm virus bằng Chlorine nồng độ 40 ppm. Giữ nước sau khi xử lý Chlorine ít nhất 7 ngày trước khi xả ra môi trường. Dụng cụ và quạt nước dùng trong ao phải được phun xịt bằng nước hòa Chlorine với nồng độ 1.600 ppm hoặc nếu có thể thì ngâm trong nước hòa tan 40 ppm Chlorine trong ít nhất 3 ngày.


– Nếu tôm chưa đạt cỡ thu hoạch thì hủy tôm bằng Chlorine nồng độ 40 ppm. Trong trường hợp tôm chưa chết hết thì tái xử lý Chlorine nồng độ 100 ppm. Xác tôm chết phải lưu lại trong ao ít nhất 7 ngày cho phân hủy tự nhiên và tiêu diệt mầm bệnh (vì mầm bệnh có thể tồn tại trong nhân tế bào).


– Sau khi tháo nước, loại bỏ bùn đáy, xử lý vôi 4.000 – 5.000 kg/ha khi đáy còn ẩm (có thể xử lý vôi theo pH phơi đất). Phơi khô đáy, đảm bảo không còn chỗ ẩm cho mầm bệnh ẩn nấp.


– Những ao gần kề ao nhiễm virus đốm trắng không có dấu hiệu bệnh (như giảm ăn, lờ đờ) có thể duy trì bằng cách giảm thiểu các nguyên nhân gây căng thẳng. Xử lý Iodine 10% ở mức 0,3 – 1 ppm (lặp lại sau 3 – 4 ngày) hoặc Formaline 70 ppm (mỗi ngày) hoặc BKC 1 ppm.

 

 

2. Đối với ao tôm chưa nhiễm bệnh

– Cách ly ao bệnh, những ao nuôi gần ao nhiễm bệnh không có dấu hiệu bệnh (giảm ăn, lờ đờ) có thể duy trì bằng cách giảm thiểu các nguyên nhân gây căng thẳng như định kỳ 4 – 5 ngày sử dụng men vi sinh bổ sung vào ao nuôi nhằm phân hủy các chất hữu cơ trong ao, tạo môi trường tốt cho tôm.


– Xử lý Iodine 10% ở mức 0,3 – 1 ppm (lặp lại sau 3 – 4 ngày) hoặc Formaline 70 ppm (mỗi ngày) hoặc BKC 1 ppm.


– Đồng thời người nuôi cần theo dõi nắm thông tin về môi trường nước, tình hình bệnh xảy ra trong khu vực nuôi, cảnh báo dịch bệnh của cơ quan chuyên môn để có biện pháp chủ động phòng tránh.


– Người nuôi không nên đến nơi phát dịch, hạn chế người lạ qua lại các ao tôm, trường hợp phải vào ao thì cần thay quần áo và lội qua bể nước khử trùng (Chlorine, Formaline 5%). Không dùng chung 1 dụng cụ cho các ao khác nhau.


– Sử dụng vôi bột (CaO) rải xung quanh bờ ao, đắp chặt cống cấp và thoát nước. Quây lưới quanh bờ ao để ngăn chặn xâm nhập của cua, còng, cá… vào ao, căng dây và lắp hình nộm để chống chim cò vào ao.


– Hạn chế việc cấp thay nước vào ao nuôi để giảm thiểu mầm bệnh vào ao nuôi. Những hộ nuôi có ao lắng thì cần tiến hành bơm và xử lý nước thật kỹ trước khi bổ sung nước vào ao nuôi.


– Thu gom và xử lý chất thải đúng quy định, không xả thải trực tiếp ra môi trường nhằm ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước cấp.


Nguồn Internet

 
bình luận 0 Lượt xem 3037

Bài liên quan

Tôm sốc nhiệt dẫn đến cong thân đục cơ

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:15:12 - 10/05/2025

Trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng, hiện tượng tôm bị sốc nhiệt dẫn đến cong thân, đục cơ là một trong những vấn đề nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Dưới đây là những chia sẻ kỹ thuật từ kinh nghiệm thực tế nhằm giúp bà con hiểu rõ nguyên nhân, biểu hiện và biện pháp phòng trị hiệu quả.

 
Xem chi tiết

Làm gì khi tôm bị nhiễm bệnh phân trắng ,lỏng ruột, ruột đứt khúc

Theo: admin - Cập nhật lúc: 17:27:41 - 09/05/2025

Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị tôm bệnh phân trắng, lỏng ruột, ruột đứt khúc

 
Xem chi tiết

Các yếu tố gia tăng sức cạnh tranh cho ngành tôm

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:51:19 - 08/05/2025

Ngành tôm Việt Nam đang từng bước khẳng định vai trò là một trong những trụ cột quan trọng của xuất khẩu thủy sản, với thị trường tiêu thụ rộng lớn như Liên minh châu Âu (EU), Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Để tăng cường sức cạnh tranh và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, ngành tôm cần triển khai đồng bộ các giải pháp từ công nghệ, quản lý đến chính sách.

 
Xem chi tiết

Gan tôm như thế nào là chuẩn

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:16:57 - 07/05/2025

Trong hành trình nuôi tôm, ai cũng mong muốn tôm mau lớn, khỏe mạnh, ít bệnh, năng suất cao và đầu ra ổn định. Tuy nhiên, có một cơ quan cực kỳ quan trọng trong cơ thể con tôm mà nhiều bà con còn ít chú ý tới hoặc chưa thật sự hiểu rõ – đó chính là lá gan tụy.

 
 
Xem chi tiết
Xem chi tiết
        

CÔNG TY TNHH NIKOLET

MST: 6300304627 Do Sở KH & ĐT tỉnh Hậu Giang cấp ngày 18/09/2019

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thêm - Chức vụ Giám đốc

Địa chỉ: Tỉnh lộ 925, Ấp Thạnh Thuận, Xã Đông Thạnh, Huyện Châu Thành, Hậu Giang

Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 8B, Đường số 9, KDC Hồng Phát, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 02936297986 - 0946666674

Website: www.nikolet.com.vn  - Email: mcthem@yahoo.com.vn

Tổng lượt truy cập: 250510
Đang truy cập: 1

Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com