Những lưu ý kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng size lớn

Theo: Admin - Cập nhật lúc: 09:53:33 - 31/05/2023



Hiện nay, các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao, người nuôi rất quan tâm, tập trung hướng đến các thông số kỹ thuật nuôi như áp dụng vào ao nuôi các điều kiện tốt nhất.


Mục đích để cải thiện, nâng cao tỷ lệ sống bầy tôm nuôi, cải thiện tăng trưởng ADG tốt nhất, cải thiện tối đa năng suất nuôi, nuôi tôm thương phẩm có ngoại hình sạch, vỏ tôm bóng đẹp, tôm khoẻ, tôm rút size lớn tối đa, đều cỡ, chấm mồi tiêu thụ suốt vụ nuôi (FCR) giới hạn dao động 1.2 ≤ - 1.1, cũng như tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất, đạt mức tối đa lợi nhuận…


Tất cả những tiêu chuẩn trên không ngoài mục tiêu chính góp phần cải thiện, nâng cao giá trị sản phẩm tôm thịt hàng hoá khi xuất bán. Ở thời điểm hiện tại, giá thành chi phí sản xuất 1 kg tôm thẻ chân trắng size 30 con/kg trung bình dao động 90 – 95.000 đ/kg.


Giá bán hiện tại cỡ size trên dao động 150 - 180.000 đ/kg, tuỳ thuộc chất lượng tôm. Tuy nhiên, nếu nuôi tôm về size 20 con/kg, giá thành chi phí sản xuất 1 kg tôm trung bình dao động 110 – 120.000 đ/kg.


Giá bán hiện tại cỡ size trên dao động 200 - ≥ 220.000 đ/kg, tuỳ thuộc chất lượng tôm khi xuất bán. Bà con nuôi tôm về size lớn, với mục đích cải thiện giá trị hàng hoá tôm thương phẩm là nhu cầu tất yếu. 

 

Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, gặp một số khó khăn về vấn đề môi trường, chất lượng nước ao nuôi, dịch bệnh và vấn đề sức khoẻ tôm… Người nuôi cần chuẩn bị chủ động, thực hiện một số giải pháp khắc phục cụ thể, hiệu quả, để tiếp cận mục tiêu trên.


Nuôi tôm thâm canh, công nghệ cao, mật độ nuôi rất dày, dù đã chuyển nhiều giai đoạn trong suốt vụ nuôi. Thường mật độ giai đoạn nuôi thương phẩm từ 150 - ≥ 200 con/m2, sau 2,5 – 3, 0 tháng nuôi, size tôm dao động 35 - ≤ 30 con/kg.


Nếu mật độ nuôi dày hơn, bà con cần thu, tỉa thưa tôm, sau khi nuôi 2 – 2,5 tháng, khi size tôm trong khoảng trọng lượng thân 50 – 40 con/kg. Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh công nghệ cao thả mật độ nuôi dày, khi thời gian nuôi ≥ 2 tháng, sức tải ao nuôi không cho phép, tôm tăng trưởng chậm, môi trường dễ chuyển xấu, nguồn nước nuôi không thuận lợi, khí độc tăng cao, tôm dễ nhiễm bệnh…


Thu, tỉa thưa tôm, là kỹ thuật quan trọng, quyết định hiệu quả nuôi tôm về size lớn có đạt mục tiêu hay không. Tuy nhiên, nên lựa chọn thời điểm hợp lý, để tiến hành thu, tỉa tôm.


Cần tính toán giá cả thị trường tôm thương phẩm ở thời điểm tiến hành thu, tỉa, chất lượng tôm trong ao thời điểm thu tỉa, sức khoẻ tôm hiện tại, chất lượng môi trường ao nuôi, thời tiết, tính toán lượng tôm thu, tỉa…


Nếu có điều kiện, khi thu, tỉa tôm, bà con nên kết hợp chuyển lượng tôm còn lại sang ao mới đã chuẩn bị kỹ trước đó. Trước khi thu tỉa tôm, cần đảm bảo sức khoẻ tôm tốt, chủ động can thiệp để thông số môi trường trong ngưỡng phù hợp với tôm, chất lượng nước ao nuôi ổn định.

 

 

 

Nếu chuẩn bị ao mới để san, chuyển số tôm giữ lại nuôi về size lớn, môi trường nước ao mới cần tương đồng môi trường nước ao nuôi cũ. Khi chuyển số tôm còn lại sang ao mới, cần đánh chống sốc, vi sinh ủ, vitamin, khoáng tốt, Beta glucan, C, đường …cùng lúc san, chuyển tôm.


Ngày đầu sau khi thu tỉa, lượng thức ăn cho số tôm còn lại nên bắt đầu ở mức 50 – 60 % so với sức ăn ban đầu khi chưa thu tỉa. Khi tôm đã ổn định sức khoẻ, bà con điều chỉnh lượng ăn từ từ lên 70 – 80 % so nhu cầu thực tế.


Nên chọn thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm ≥ 40 %, cỡ viên thức ăn kích thước size từ 1.7mm. Về định lượng thức ăn, tôm cỡ size trọng lượng ≤ 40 – ≤ 30 con/kg, lượng ăn trung bình 7- 8 kg/lần/1 tấn tôm thương phẩm (ăn 4 - 5 lần/ngày), phụ thuộc nhiều vào sức khoẻ tôm, độ đồng đều bầy đàn, chất lượng môi trường, thời tiết...


Cho tôm ăn vừa đủ, tốt nhất là cho ăn hơi thiếu (chỉ nên đáp ứng khoảng 80% thức ăn so nhu cầu thực tế tôm trong ao), điều chỉnh số lần ăn trong ngày phù hợp thực tế bầy tôm.


Không cho tôm ăn dư, không cho tôm ăn quá khuya, tôm dễ bị bị đường ruột, gan tuỵ, ốp thân, ngơi tôm. Khi thấy tôm ăn mạnh hơn bình thường, ăn nhiều thức ăn hơn bình thường, ăn nhanh hết thức ăn hơn bình thường, cần giảm ngay lượng ăn, theo dõi sát bầy tôm.


Kinh nghiệm trọng quá trình nuôi thực tế cho thấy, khi tôm ăn mạnh hơn, đàn tôm khả năng có vấn đề về sức khoẻ, bệnh tật, thường là bệnh đường ruột, gan tuỵ…


 

Do tôm phát triển nhanh, lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày nhiều, lượng vỏ lột hàng ngày lớn, xác tôm chết phân huỷ nơi đáy ao…nên lượng chất thải ra môi trường, cùng chất lơ lửng trong nước, xác tảo…sẽ làm chất lượng nước xấu nhanh, khi độc trong ao chuyển biến xấu, hàm lượng độc tăng cao trong thời gian ngắn.


Theo phân tích thực tế, nuôi tôm bán thâm canh, sau 60 ngày nuôi, tỷ lệ phân thải (%) so khối lượng tôm từ 3.4 – 5.3. Mô hình nuôi tôm thâm canh, tỷ lệ này tăng gấp 3 – ≥ 4 lần. Mô hình nuôi tôm thâm canh công nghệ cao, tỷ lệ này tăng gấp 6 – 8 lần. Lượng phân thải và lượng dịch thải mô hình nuôi tôm bán thâm canh tương đương nhau, dao động 40 – ≥ 47 kg/ha.


Mô hình nuôi tôm thâm canh, tỷ lệ này tăng gấp 4 – 6 lần. Mô hình nuôi tôm thâm canh công nghệ cao, tỷ lệ này tăng gấp 6 – ≥ 8 lần. Mô hình nuôi tôm bán thâm canh, lượng thức ăn dư thừa chiếm 50 – 60%.


Mô hình nuôi tôm thâm canh chiếm 30 – 40 %. Mô hình nuôi tôm thâm canh công nghệ cao, tỷ lệ này chiếm 10 – 20%, các tỷ lệ trên tăng gấp nhiều lần con số công bố. Nếu người nuôi định lượng thức ăn hợp lý, quản lý việc cho tôm ăn sát nhu cầu tôm, chủ động kiểm soát lượng chất thải ra môi trường, vấn đề ô nhiễm nguồn nước, khi độc tăng cao… được giảm thiểu chủ động, hạn chế tối đa tác động xấu.


Khi nuôi tôm thẻ size lớn, bà con cần quan tâm, tập trung tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch cho tôm, chủ động nâng cao, ổn định sức khoẻ đàn tôm.


Phòng bệnh chủ động luôn là lựa chọn hàng đầu, hiệu quả cao nhất. Phòng bệnh thông qua chọn khoáng chất hữu cơ, khoáng hữu cơ chelate, khoáng selen sử dụng trong nuôi tôm thẻ thâm canh, công nghệ cao. Kết hợp trộn khoáng cho ăn và tạt khoáng vào môi trường nước nuôi tôm, đặc biệt những vùng nuôi độ mặn thấp, nuôi tôm vùng nước ngọt...


Chủ động bổ xung khoáng Mg2+, Ca2+, K+, sử dụng các loại vôi, hoá chất như CaCO3, CaO, Ca(OH)2, CaMg(CO3)2, Ca2+, Mg2+, K+...


Chủ động điều tiết pH trong khoảng 7.8 – 8.2 bằng phèn nhôm đơn Al2(SO4)3.14H2O, sử dụng thạch cao thô (CaSO4) hoặc Can xi Chlorua (CaCl2) để hạn chế sự tăng đột ngột pH của nước.


Sử dụng thuốc tím KMnO4, chất lắng tụ PAC (Poly Aluminum Chloride), EDTA… để lắng tụ, hấp thu kim loại nặng, trong môi trường ao nuôi.


Sử dụng vi sinh EM, kết hợp ủ yếm khí với khóm, rỉ đường và vi sinh có thành phần vi khuẩn có lợi như Nitrobacter, Nitrosomonas, vi khuẩn xử lý phèn như Thiobacillus, T. thiooxidans, vi khuẩn xử lý chất hữu cơ như Rhodobacter sp, Rhodospirillum, Rhodopseudomonas viridis, Yucca, Zeolite.


Chủ động bổ xung vào thức ăn tôm chất hỗ trợ gan như Sorbitol, Methionine, Choline, Inositol, Beta glucan, vi sinh đường ruột có lợi, các chất hỗ trơ tiêu hoá như prebiotic, probiotic, các enzyme tiêu hoá như Amylase, Protease, Cellulose, Phytase…


Chủ động bổ xung các acid amine thiết yếu như Methionine, Lysine, Leucine, Arginine, Threonine… Hỗ trợ sức đề kháng, bảo vệ hệ tiêu hoá như gan tuỵ, ruột…giúp tôm phát triển ổn định, tăng trưởng tốt.


Ngoài vấn đề giám sát chặt chẽ hàng ngày sức khoẻ tôm nuôi, chất lượng môi trường nước, diễn biến hàm lượng khí độc trong ao, thời tiết, khí hậu. Cần theo dõi tốc độ tăng trưởng tuần ADG, tốc độ phát triển bầy, độ đồng đều. Giám sát thời gian, chu kỳ và tần suất lột xác của tôm, ngoại hình, độ bóng vỏ, và những dấu hiệu khác thường trên tôm.


Đặc biệt, người nuôi giám sát chặt khả năng rút size cỡ bầy tôm trong tuần. Nếu trong tuần, size tôm chậm chuyển xuống size cỡ lớn hơn, tôm ăn chậm, có phương án xuất bán kịp thời, nhằm tiết kiệm chi phí.


Một trong những vấn đề không kém phần quan trọng đó là đánh giá, nhận định, giá cả thị trường tôm thương phẩm. Quan sát lượng tôm trong khu vực, nhiều vùng, phân tích biến động giá cả, tham khảo thông tin size cỡ tôm nhà máy chế biến cần thu mua ở thời điểm hiện tại.


Nguồn Internet

 
bình luận 0 Lượt xem 597

Bài liên quan

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Theo: admin - Cập nhật lúc: 14:29:14 - 19/04/2024

Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!


Xem chi tiết

Lưu ý nuôi tôm càng xanh toàn đực

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:14:29 - 17/04/2024

Trong kỹ thuật nuôi tôm càng xanh toàn đực thì việc cho ăn cần phải được theo dõi thường xuyên.

Xem chi tiết

Bảo vệ tôm nuôi trong thời điểm nắng nóng

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:29:39 - 16/04/2024

Theo dự báo của ngành chuyên môn, nắng nóng sẽ tiếp tục kéo dài cho đến ngày 20/4 và sau đó sẽ có mưa nhưng không liên tục. Hiện tại, thời tiết những ngày tháng 4 đang vào cao điểm nắng nóng gay gắt, sự chênh lệch về nhiệt độ giữa ngày và đêm khá cao, có thể dẫn đến môi trường ao nuôi dễ biến động, rủi ro tôm nuôi dễ mắc bệnh hoại tử gan tụy cấp, phân trắng, vi bào tử trùng…

Xem chi tiết

Có nên bổ sung thức ăn cho nuôi tôm quảng canh

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:17:21 - 15/04/2024

Nuôi tôm quảng canh dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên là chủ yếu. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn phát triển của tôm lại cần bà con bổ sung thêm nguồn thức ăn bên ngoài. Điều này có thật sự cần thiết hay không? Hãy cùng bài viết đi tìm câu trả lời có nên bổ sung thức ăn cho nuôi tôm quảng canh không nhé!

Xem chi tiết
Xem chi tiết
        

CÔNG TY TNHH NIKOLET

MST: 6300304627 Do Sở KH & ĐT tỉnh Hậu Giang cấp ngày 18/09/2019

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thêm - Chức vụ Giám đốc

Địa chỉ: Tỉnh lộ 925, Ấp Thạnh Thuận, Xã Đông Thạnh, Huyện Châu Thành, Hậu Giang

Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 8B, Đường số 9, KDC Hồng Phát, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 02936297986 - 0946666674

Website: www.nikolet.com.vn  - Email: mcthem@yahoo.com.vn

Tổng lượt truy cập: 97318
Đang truy cập: 5

Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com