Quản lý amoniac hiệu quả trong nuôi tôm

Theo: admin - Cập nhật lúc: 11:02:30 - 30/09/2024

Về cơ bản amoniac trong nước ao không thể loại bỏ hoàn toàn vì nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình nitrat hóa. Tuy nhiên, khi vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến ao nuôi và sức khỏe tôm. Do đó, việc kiểm soát amoniac một cách hiệu quả cũng quan trọng không kém, góp phần nâng cao năng suất vụ nuôi.


Amoniac là gì?


Amoniac (NH3) là một hợp chất hóa học được tích lũy trong quá trình nuôi, tạo ra từ quá trình trao đổi chất của tôm, sự tích tụ của thức ăn dư thừa, sự phân hủy của các sinh vật hữu cơ trong nước và chủ yếu phát sinh từ chất thải của tôm trong ao nuôi.


Trong nuôi tôm thẻ chân trắng, đôi khi chỉ có 22% lượng nitơ đầu vào được tôm hấp thụ, 57% được thải ra môi trường và 14% còn lại tồn đọng trong ao. Sự phân hủy của vi sinh vật từ thức ăn dư thừa, trong phân tôm, quần thể vi sinh vật và thực vật phù du chết đều góp phần tạo ra chu trình ammoniac thành nitơ trong nước nuôi.

 

Trong ao nuôi tôm, có hai loại amoniac: amoniac tự do (NH3) và amoni ion hóa (NH4+), được tích tụ dưới dạng Nitơ amoniac tổng số (TAN), nó sẽ chuyển hóa thành các chất khác tùy thuộc vào giá trị pH trong ao.


Amoniac là loại khí độc gây hại cho tôm khi ở nồng độ cao. NH3 cao có thể làm hỏng gan, tụy và niêm mạc ruột tôm. Chúng làm ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, trao đổi chất, miễn dịch, điều hòa thẩm thấu, hấp thụ chất dinh dưỡng, bài tiết, lột xác và quá trình tăng trưởng của tôm.


Về cơ bản, amoniac cũng cần thiết trong hệ sinh thái ao nuôi tôm cho quá trình nitrat hóa của sinh vật phù du. Tuy nhiên, nồng độ amoniac trong ao không được vượt quá 0,1 ppm để đảm bảo tôm phát triển khỏe mạnh.


quan-ly-amoniac-hieu-qua-trong-nuoi-tom


Nguyên nhân dẫn đến nồng độ Amoniac tăng cao


Từ quá trình trao đổi chất của tôm


Quá trình trao đổi chất của tôm thẻ chân trắng tạo ra amoniac như một sản phẩm phụ. Càng nuôi nhiều tôm trong ao, lượng amoniac được tạo ra thông qua quá trình trao đổi chất của chúng càng nhiều.


Cho ăn quá nhiều


Khi cho tôm ăn một phần đạm trong thức ăn sẽ bị hòa tan trong nước, thức ăn mà tôm không tiêu thụ hết, thức ăn thừa sẽ rơi và tích tụ ở đáy gây ô nhiễm ao nuôi, trở thành nguồn phát sinh amoniac.


Cho tôm ăn nhiều gây dư thừa thức ăn, làm giảm lượng ôxy hòa tan trong nước ảnh hưởng sức khỏa tôm


Nhiệt độ nước không tối ưu


Nhiệt độ nước cao có thể làm tăng quá trình trao đổi chất của tôm, làm lượng amoniac tăng cao hơn. Ngược lại, khi nhiệt độ nước quá thấp, sự phát triển của vi khuẩn khử amoniac có thể bị ức chế, cản trở quá trình phân hủy amoniac.


Quản lý chất thải kém


Chất thải hữu cơ từ hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng, chẳng hạn như sự dư thừa thức ăn, phân tôm và các sinh vật chết, tích tụ ở đáy ao. Hệ thống quản lý chất thải không hiệu quả có thể dẫn đến tình trạng tích tụ chất thải, góp phần làm tăng nồng độ amoniac.


Chiến lược kiểm soát Amoniac hiệu quả


Hệ thống quản lý chất thải


Trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng, một hệ thống quản lý chất thải hiệu quả là bước quan trọng đầu tiên. Đảm bảo thức ăn thừa và chất thải của tôm không tích tụ ở đáy ao.


Sục khí


Sử dụng máy sục khí hoặc thiết bị để cải thiện lưu thông nước và mức oxy trong ao là điều cần thiết. Cung cấp ôxy đầy đủ giúp giảm sản sinh amoniac có hại và tạo ra môi trường lành mạnh hơn cho tôm thẻ chân trắng.


Quản lý thức ăn


Kiểm soát chặt chẽ khâu cho ăn. Cung cấp cho tôm lượng thức ăn phù hợp để tránh thức ăn dư thừa. sử dụng thức ăn chất lượng cao từ các cơ sở uy tín, đáng tin cậy giúp tôm hấp thụ tốt hơn.


Cho tôm ăn nhiều gây dư thừa thức ăn, làm giảm lượng ôxy hòa tan trong nước ảnh hưởng sức khỏa tôm


Vi khuẩn phân hủy amoniac có lợi


Việc đưa vi khuẩn phân hủy amoniac có lợi, chẳng hạn như Nitrobacter, vào ao có thể giúp chuyển đổi amoniac thành các hợp chất ít gây hại hơn như nitrat, giúp giảm nồng độ amoniac trong nước ao.


Thường xuyên theo dõi ao nuôi


Thực hiện giám sát chất lượng nước trong ao thường xuyên. Kiểm tra chất lượng nước định kỳ giúp phát hiện những thay đổi về nồng độ amoniac và kịp thời hành động khi xảy ra tình trạng mức amoniac đột ngột tăng cao.


Kiểm soát nhiệt độ nước


Duy trì nhiệt độ nước tối ưu là yếu tố rất quan trọng. Tôm thẻ chân trắng dễ bị nhiễm amoniac hơn ở nhiệt độ nước cao, do đó người nuôi cần đảm bảo nhiệt độ nước nằm trong phạm vi thích hợp, lý tưởng cho sự phát triển của tôm.


Nhất Linh

 

 
 
 
 
bình luận 0 Lượt xem 83

Bài liên quan

Chiến lược thúc đẩy sự thèm ăn của tôm thẻ chân trắng

Theo: admin - Cập nhật lúc: 14:35:38 - 15/10/2024

Trong nuôi tôm, chi phí thức ăn chiếm ít nhất 50%, việc tăng hiệu quả sử dụng thức ăn là rất quan trọng để giảm chi phí và cải thiện lợi ích kinh tế. Bên cạnh đó, hiện tượng tôm bị giảm cảm giác thèm ăn trở thành một thách thức phổ biến với người nuôi, việc tôm không cảm thấy ngon miệng khi ăn, đặc biệt trong quá trình lột xác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của chúng, tác động tiêu cực đến năng suất và chất lượng vụ nuôi.

 
Xem chi tiết

Dự đoán các bệnh có thể mắc phải khi tôm bỏ ăn

Theo: admin - Cập nhật lúc: 14:31:59 - 15/10/2024

Khi tôm bỏ ăn, điều này không chỉ là dấu hiệu cho thấy chúng gặp vấn đề về sức khỏe, mà còn có thể là cảnh báo về những bệnh lý tiềm ẩn đang xuất hiện trong ao nuôi. Để giúp người nuôi tôm nhanh chóng nhận biết và xử lý kịp thời, việc dự đoán các bệnh khi tôm bỏ ăn là rất quan trọng.

 
 
Xem chi tiết

Tại sao xây dựng mô hình nuôi cá măng kết hợp tôm sú lại hiệu quả

Theo: admin - Cập nhật lúc: 14:31:57 - 15/10/2024

Tại Bến Tre, mô hình nuôi cá măng kết hợp tôm sú trong ao đất đang dần trở thành hướng đi mới đầy tiềm năng. Mô hình này không chỉ giúp tận dụng tối đa diện tích ao nuôi mà còn giảm thiểu rủi ro từ môi trường và biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

 
 
 
Xem chi tiết

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:12:11 - 14/10/2024

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

 
 
 
Xem chi tiết
Xem chi tiết
        

CÔNG TY TNHH NIKOLET

MST: 6300304627 Do Sở KH & ĐT tỉnh Hậu Giang cấp ngày 18/09/2019

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thêm - Chức vụ Giám đốc

Địa chỉ: Tỉnh lộ 925, Ấp Thạnh Thuận, Xã Đông Thạnh, Huyện Châu Thành, Hậu Giang

Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 8B, Đường số 9, KDC Hồng Phát, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 02936297986 - 0946666674

Website: www.nikolet.com.vn  - Email: mcthem@yahoo.com.vn

Tổng lượt truy cập: 229337
Đang truy cập: 6

Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com