Tôm thẻ là gì? Phân biệt tôm thẻ, tôm sú

Theo: - Cập nhật lúc: 10:43:36 - 10/12/2022

Tôm thẻ có vị thịt ngọt kèm với lớp vỏ mỏng nên có thể ăn luôn mà không cần phải bóc vỏ. Vậy tôm thẻ là gì? Hãy cùng tìm hiểu cách phân biệt giữa tôm thẻ và tôm sú ra sao trước khi bạn có dự định chọn dùng nhé!

 

1. Tôm thẻ là tôm gì?

Nguồn gốc của tôm thẻ

Tôm thẻ, còn gọi là tôm bạc hoặc tôm thẻ chân trắng, thuộc dạng tôm pandan sống nhiều ở vùng biển phía đông Thái Bình Dương từ Sonora (tại Mexico) cho đến phía bắc Peru.

Phần lớn, tôm thẻ chân trắng cung cấp trên thị trường đều được đánh bắt tại Mexico, Ecuador và Brasil, trong khi một số nhỏ được nuôi ở tiểu bang Texas (tại Mỹ).

 

Nơi sống của tôm thẻ

Khi trưởng thành, tôm thẻ thường giao phối và sinh đẻ ở vùng biển có độ sâu 70m với nhiệt độ dao động từ 26 - 28 độ C kèm độ mặn khá cao. Sau khi trứng nở, ấu trùng tôm vẫn loanh quanh tại mực nước biển này. Đến giai đoạn Potlarvae, tôm sẽ bơi vào gần bờ và bắt đầu sinh sống ở tầng đáy tại các vùng cửa sông cạn.

Có thể thấy, tôm thẻ thường sống ở những khu vực dưới đáy biển sâu với độ mặn khá cao. Ngoài ra, chúng có thể sống ở những vùng nước lợ và nước ngọt (với điều kiện dưới đáy nước có độ mặn phù hợp).

 

Đặc điểm của tôm thẻ

Tôm thẻ có lớp vỏ màu trắng trong và mỏng nên bạn có thể nhìn thấy được phần thịt cũng như nội tạng ở phần đầu tôm. Thân tôm thẻ có màu xanh hoặc màu vàng đất rất nhạt, gồm có 6 đốt và chân của chúng có màu trắng ngà. Râu tôm trắng dài và không có gai phụ.

Mùa sinh sản của tôm thẻ diễn ra vào tháng 12 cho đến tháng 4, có thể thay đổi tùy thuộc vào môi trường sống hiện tại của chúng. Kích thước tôm cái sẽ lớn hơn tôm đực.

Tôm thẻ thuộc loài tôm đẻ trứng nhưng trứng không nở trong bụng, thay vào đó tôm sẽ đẻ trứng ra bên ngoài, rồi nở thành ấu trùng và dần dần phát triển thành con tôm.



 

2. Phân biệt tôm thẻ và tôm sú

Cách phân biệt tôm thẻ và tôm sú

Dựa vào một số đặc điểm dưới đây, bạn có thể phân biệt tôm thẻ và tôm sú một cách nhanh chóng:

Tôm thẻ: Kích thước trung bình hoặc nhỏ; Lớp vỏ mỏng, có màu vàng đất hoặc màu xanh nhạt. Chân trắng; Hương vị: Thịt chắc, vị ngọt nhẹ

 

Tôm sú: Kích thước lớn; Lớp vỏ cứng, màu xám, có đường sọc ngang xanh đen và trắng; Hương vị: Thịt dày, vị ngọt đậm hơn chút so với tôm thẻ

 

Tôm thẻ và tôm sú tôm nào ngon?

Như bảng so sánh phía trên, bạn có thể thấy tôm thẻ và tôm sú đều có đặc điểm riêng, nhất là phần thịt của chúng đều ngon và có thể được dùng để chế biến ra nhiều món ăn hấp dẫn.

Tuy nhiên, tôm thẻ thường được sử dụng cho các món kho, món rim và món canh nhờ lớp vỏ mỏng có thể tách bóc dễ dàng hoặc tạo điều kiện cho gia vị có thể thấm sâu vào bên trong phần thịt. Trong khi, tôm sú hay được dùng cho các món nướng, món lẩu và món hấp với lớp vỏ dày cứng bên ngoài sẽ góp phần giữ được vị thịt ngọt của tôm trong suốt quá trình nấu chín.

 

3. Tôm thẻ làm món gì ngon?

Tôm thẻ có lớp vỏ mỏng và vị thịt ngọt, khá chắc nên bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon cho gia đình như gỏi hoa chuối tôm thẻ, tôm thẻ rang trứng muối, canh khoai tím tôm thẻ,...

 
bình luận 0 Lượt xem 1398

Bài liên quan

Kỹ thuật nuôi tôm sú và biện pháp phòng bệnh

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:06:07 - 09/07/2025

Tôm sú thích nghi tốt với môi trường nước lợ và có tốc độ tăng trưởng nhanh, giá trị dinh dưỡng cao và được thị trường quốc tế ưa chuộng. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm sú hiện đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là các vấn đề về dịch bệnh. Bài viết này sẽ giới thiệu các kỹ thuật nuôi tôm sú trong môi trường nước lợ và các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

 
 
Xem chi tiết

Các bệnh nguy hiểm trên tôm có thể từ tôm bố mẹ

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:37:05 - 08/07/2025

Trong nghề nuôi tôm, việc hiểu rõ các bệnh nguy hiểm có thể truyền từ tôm bố mẹ sang tôm con là vô cùng quan trọng. Những bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn tôm mà còn gây thiệt hại kinh tế đáng kể. Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số bệnh nguy hiểm thường gặp và cách phòng ngừa hiệu quả.

 
 
 
Xem chi tiết

Mối liên hệ giữa bệnh gan và bệnh đường ruột ở tôm

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:33:29 - 07/07/2025

Gan tụy và đường ruột là hai cơ quan quan trọng, quyết định trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm trong suốt vụ nuôi.


 
 
Xem chi tiết

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:33:58 - 05/07/2025

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

 
 
Xem chi tiết
Xem chi tiết
        

CÔNG TY TNHH NIKOLET

MST: 6300304627 Do Sở KH & ĐT tỉnh Hậu Giang cấp ngày 18/09/2019

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thêm - Chức vụ Giám đốc

Địa chỉ: Tỉnh lộ 925, Ấp Thạnh Thuận, Xã Đông Thạnh, Huyện Châu Thành, Hậu Giang

Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 8B, Đường số 9, KDC Hồng Phát, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 02936297986 - 0946666674

Website: www.nikolet.com.vn  - Email: mcthem@yahoo.com.vn

Tổng lượt truy cập: 288949
Đang truy cập: 1

Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com