Bệnh phát sáng ở tôm

Theo: Admin - Cập nhật lúc: 10:30:57 - 19/07/2021

Bệnh phát sáng trên tôm do nhóm vi khuẩn Vibrio gây nên, trong đó nguy hiểm nhất là Vibrio harveyi. Bệnh phát sáng xuất hiện quanh năm trên các loài tôm sú, thẻ, càng xanh...

 

 

Tôm bị bệnh phát sáng

 

Bệnh phát sáng có thể xảy ra trong tất cả các giai đoạn ương nuôi từ trứng đến tôm trưởng thành hoặc có thể lây nhiễm từ môi trường nước khi ao bị ô nhiễm. Trong sản xuất giống, mầm bệnh được lây lan chủ yếu bằng đường ruột từ tôm mẹ sang ấu trùng trong giai đoạn sinh sản. bệnh phát sáng phát triển mạnh trong môi trường nước giàu dinh dưỡng, nhiều chất hữu cơ ở độ mặn cao, thiếu oxy hòa tan, lây lan nhanh trong mùa nóng. Tôm nhiễm bệnh, cơ thể sẽ phát sáng, yếu, bơi không định hướng, tấp mé bờ, phản ứng chậm chạp, bỏ ăn, chết rải rác. Mang và thân tôm có màu sẫm, bẩn, thịt đục màu, gan viêm và teo nhỏ, mất chức năng tiêu hóa cho tôm. Tôm ấu trùng nhiễm bệnh có màu trắng đục, nhiễm bệnh phát sáng nặng thì lắng dưới đáy bể ương và chết hàng loạt. Để phòng bệnh cần định kỳ thay nước, xiphông đáy, hút bùn, để giảm bớt chất hữu cơ trong ao. Bổ sung vitamin C, đa vitamin, men tiêu hóa và khoáng vi lượng vào thức ăn để tạo kháng thể, giúp tôm có sức đề kháng, giảm căng thẳng cho tôm nhất là khi có thay đổi môi trường nước hoặc biến động thời tiết. Khi tôm nhiễm bệnh phát sáng cần bổ sung vitamin và men tiêu hóa vào thức ăn. Thuốc kháng sinh được sử dụng chỉ có kết quả khi phát hiện bệnh phát sáng sớm. Diệt khuẩn nước trong ao và khử trùng dụng cụ, thiết bị.

 

 Internet

 
bình luận 0 Lượt xem 378

Bài liên quan

Chủ động bảo vệ thủy sản nuôi trong mùa nắng nóng

Theo: admin - Cập nhật lúc: 11:22:33 - 02/05/2024

Nhiệt độ nước là một trong những thông số quan trọng trong quản lý chất lượng môi trường nuôi, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của động vật thủy sản.

Xem chi tiết

Biện pháp phòng và trị bệnh phân trắng trên tôm thẻ chân trắng

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:34:15 - 29/04/2024

Bệnh phân trắng trên tôm thẻ và tôm sú diễn ra rất phức tạp. Bệnh xảy ra nhanh, cấp tính, gây chết tôm hàng loạt, hoặc làm tôm chậm lớn, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tôm thương phẩm nếu không phòng trị hiệu quả.

Xem chi tiết

Phương pháp quản lý ao nuôi ghép tôm sú với cá dìa?

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:49:22 - 27/04/2024

Nuôi ghép tôm sú với cá dìa, để hạn chế ô nhiễm nên sử dụng thức ăn công nghiệp dạng hạt, viên, lượng thức ăn hàng ngày đối với tôm từ 2 – 10% tổng trọng lượng đàn tôm nuôi.

Xem chi tiết

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Theo: admin - Cập nhật lúc: 08:55:49 - 26/04/2024

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Xem chi tiết
Xem chi tiết
        

CÔNG TY TNHH NIKOLET

MST: 6300304627 Do Sở KH & ĐT tỉnh Hậu Giang cấp ngày 18/09/2019

Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thêm - Chức vụ Giám đốc

Địa chỉ: Tỉnh lộ 925, Ấp Thạnh Thuận, Xã Đông Thạnh, Huyện Châu Thành, Hậu Giang

Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 8B, Đường số 9, KDC Hồng Phát, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 02936297986 - 0946666674

Website: www.nikolet.com.vn  - Email: mcthem@yahoo.com.vn

Tổng lượt truy cập: 99165
Đang truy cập: 8

Thiết kế và phát triển bởi Mientaynet.com